Tảo độc: Hiểm họa khôn lường

Tảo độc (hay còn gọi là thủy triều đỏ) có thể làm cạn kiệt ô xy trong nước gây chết cho động vật thủy sản. Hải Phòng là một trong những khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của tảo độc

lấy mẫu nước

Nhóm nghiên cứu lấy mẫu tảo độc tại Cát Bà, Hải Phòng, ảnh: Viện Nghiên cứu hải sản

Đây là kết quả nghiên cứu mới nhất vừa được Viện Nghiên cứu hải sản công bố sau khi thực hiện đề tài “Nghiên cứu nguy cơ bùng phát và đề xuất giải pháp phòng, tránh, giảm thiểu tác hại của thủy triều đỏ tại khu vực ven biển Hải Phòng”.

Sau khi phát hiện hiện tượng thủy triều đỏ xảy ra tại khu vực ven biển Đồ Sơn - Cát Bà, Hải Phòng, TS. Nguyễn Văn Nguyên, Viện Nghiên cứu hải sản đã tổ chức khảo sát trên diện rộng khu vực ven biển Hải Phòng nhằm đánh giá quy mô và động cơ bùng phát của đợt thủy triều đỏ này. Theo nhóm nghiên cứu, từ cuối tháng 3 đến nay, loài tảo này bùng phát với mật độ cao, tạo ra các váng nước nổi trên bề mặt. Lớp váng có màu từ hồng nhạt đến đỏ tùy thuộc vào mật độ và giai đoạn phát triển của tảo. Do tế bào tảo N. scintillans khá lớn (đến 1mm) và có hình dạng giống trứng cá nên nhiều người còn nhầm lẫn là trứng cá, trứng sứa.

Khảo sát diện rộng của Viện cho thấy, quy mô đợt thủy triều đỏ này khá lớn. Tại khu vực phía đông đảo Cát Bà, chúng tạo những dải thủy triều đỏ kéo dài hàng km. Do tương tác thủy triều và dòng chảy, một số khối nước mang theo thủy triều đỏ trôi dạt và lưu lại vùng ven bờ, vịnh kín yên tĩnh, nơi chúng có điều kiện tiếp tục gia tăng về mật độ, tạo các lớp váng dày đặc. Đây là lý do xuất hiện các dải thủy triều đỏ đậm đặc tại một số vũng, áng, âu thuyền ven đảo Cát Bà và Đồ Sơn.

TS Nguyễn Văn Nguyên cho biết, Noctiluca scintillans không sinh độc tố nên không có nguy cơ gây ngộ độc độc tố cho người hay động vật thủy sản. Tuy nhiên, chúng có khả năng tích tụ ammoniac với hàm lượng cao rồi giải phóng vào môi trường nước. Mật độ cao của chúng còn gây tình trạng cạn kiệt ô xy trong vực nước. Sự kết hợp của hai yếu tố này có thể gây chết cho động vật thủy sản.

Nhóm nghiên cứu cũng cảnh báo, diễn biến của thủy triều đỏ còn phức tạp, cần theo dõi sát tình hình và đề phòng những tác động tiêu cực đến nuôi thủy sản, nhất là khu vực nuôi cá lồng tập trung trong các âu, vịnh kín. Trong trường hợp bị dải thủy triều đỏ đậm đặc bao phủ các hộ nuôi cá lồng bè nên chủ động hạ thấp lồng để tạo không gian cho cá tránh lớp nước thủy triều đỏ (chỉ 3-5cm tầng mặt).

Theo TS Nguyễn Ngọc Lâm, Trưởng Phòng Sinh vật phù du biển, Viện Hải dương học (Nha Trang), hiện tượng thủy triều đỏ xuất hiện trước hết là do môi trường bị ô nhiễm, nguồn nước biển bị phú dưỡng tạo điều kiện cho tảo độc sinh sôi, phát triển. Ngoài ra, cũng còn rất nhiều nguyên nhân khác nữa chưa được xác thực. Do vậy, cần phải nghiên cứu sâu để tìm ra các nguyên nhân và giải pháp khắc phục.

“Hiện Hải Phòng là một trong những khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề của loài tảo độc hại. Bên cạnh đó, Bình Thuận hàng năm cũng chịu ảnh hưởng nặng nề từ loài tảo này nhưng vẫn chưa tìm được giải pháp hữu hiệu”, TS Lâm nói.

báo Đất Việt
Đăng ngày 26/06/2012
Khoa học

Lipid sinh học của tôm: Một kho báu dinh dưỡng

Các thành phần lipid trong tôm là cực kỳ phong phú và có thể mang lại lợi ích về sức khỏe. Một bài đánh giá khoa học do các nhà nghiên cứu từ Đại học Democritus công bố đã đi sâu vào thành phần lipid của nhiều loài tôm khác nhau, tập trung vào lợi ích sức khỏe tiềm năng của các hợp chất hoạt tính sinh học của chúng. Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Marine Drugs của MDPI, giải thích cách các lipid này có thể góp phần phòng ngừa và điều trị các bệnh mãn tính, bao gồm các rối loạn tim mạch, tiểu đường, bệnh thoái hóa thần kinh và ung thư.

Lipid
• 12:00 13/01/2025

Các mục tiêu kháng vi-rút tiềm năng trong quá trình nhiễm vi-rút hoại tử cơ ở tôm thẻ chân trắng

Trong những năm gần đây, giải trình tự phiên mã đã được áp dụng rộng rãi để nghiên cứu tương tác giữa virus và vật chủ. Bằng cách so sánh các hồ sơ biểu hiện gen vật chủ ở các giai đoạn nhiễm khác nhau, các nhà nghiên cứu có thể xác định các yếu tố chính và những thay đổi trong đường dẫn truyền tín hiệu do nhiễm virus gây ra, giúp nhận định được các chiến lược xâm nhập của virus và cơ chế kháng vi-rút của vật chủ.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:53 18/12/2024

Hướng đi mới trong nuôi trồng thủy sản: Mô hình Aquaponics

Mô hình Aquaponics đang được xem là một trong những giải pháp đột phá cho ngành nuôi trồng thủy sản trong thời kỳ hiện đại. Không chỉ kết hợp hiệu quả giữa nuôi thủy sản và trồng cây trong hệ thống tuần hoàn khép kín, mô hình này còn tối ưu hóa tài nguyên, mang lại lợi ích kinh tế và bảo vệ môi trường.

Mô hình Aquaponics
• 14:27 16/12/2024

Giải pháp công nghệ hiện đại trong kiểm soát rận biển trên cá hồi

Rận biển, một loại ký sinh trùng nguy hiểm, đang trở thành vấn đề lớn trong ngành nuôi trồng cá hồi. Chúng không chỉ gây tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe cá mà còn làm giảm năng suất và gia tăng chi phí sản xuất.

Cá hồi
• 10:20 12/12/2024

Tôm giống theo Tiêu chuẩn Tép Bạc – Nhịp cầu vững chắc kết nối trại giống và người nuôi

Tép Bạc ra mắt Tôm giống theo Tiêu chuẩn Tép Bạc với mục tiêu giúp người nuôi an tâm về chất lượng con giống và hỗ trợ trại giống quản lý sản xuất hiệu quả hơn. Đồng thời, đây sẽ là nhịp cầu vững chắc kết nối niềm tin giữa trại giống và người nuôi, hướng tới một ngành sản xuất giống tin cậy và phát triển bền vững.

Soi tôm giống
• 00:16 17/02/2025

Lợi ích kinh tế của công nghệ thông minh trong nuôi trồng thủy sản

Trong bối cảnh ngành nuôi trồng thủy sản ngày càng phát triển, việc áp dụng công nghệ thông minh đã trở thành xu hướng tất yếu để tối ưu hóa chi phí, nâng cao năng suất và cải thiện chất lượng sản phẩm.

Ao nuôi tôm
• 00:16 17/02/2025

Nghề nuôi tôm vẫn giữ vững tốc độ phát triển qua bao thăng trầm

Trên dải đất ven biển hình chữ S, nơi từng giọt nước mặn hòa lẫn vào nhịp sống cần lao, nghề nuôi tôm không chỉ là một ngành kinh tế mà còn là câu chuyện của lòng kiên trì, sự thích nghi và khát vọng vươn lên.

Thu tôm
• 00:16 17/02/2025

Ngành tôm chuyển động hướng bền vững

Hướng bền vững là làm ra sản phẩm chú trọng yếu tố bảo vệ môi trường, đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng. Từ đây cũng lộ rõ các hạn chế của ngành tôm nước ta hiện nay. Đồng thời, cho thấy những chuyển động tích cực theo hướng bền vững của doanh nghiệp và người nuôi mà bài viết sau đây cung cấp ví dụ cụ thể.

Nuôi tôm
• 00:16 17/02/2025

Đầu tư nạo vét kênh mương và công trình phục vụ thủy lợi

Đầu tư nạo vét kênh mương và các công trình phục vụ thủy lợi đang trở thành một yếu tố quan trọng trong việc phát triển nông nghiệp bền vững và ứng phó với các thách thức về biến đổi khí hậu. Như vậy, bài viết sau đây sẽ tìm hiểu về tầm quan trọng của việc đầu tư vào các công trình này, cũng như những lợi ích lâu dài mà nó mang lại cho nền nông nghiệp và đời sống cộng đồng.

Nạo vét kênh
• 00:16 17/02/2025
Some text some message..