Tạo dựng “thẻ điểm” thương hiệu cho thủy sản Việt

Ngành thủy sản Việt Nam đang tập trung mọi nỗ lực cho mục tiêu “thoát thẻ vàng EU”. Tuy nhiên, nếu nhìn trong tổng thể bức tranh phát triển, “sự cố” này có ý nghĩa như một lời cảnh báo - đã đến lúc thủy sản Việt Nam cần thay đổi tư duy, tạo dựng chiến lược phát triển bền vững trước những thách thức hội nhập, cạnh tranh và đòi hỏi ngày càng cao của thị trường tiêu dùng nội địa.

Tạo dựng “thẻ điểm” thương hiệu cho thủy sản Việt
Tạo dựng “thẻ điểm” thương hiệu cho thủy sản Việt

Từ nghị trường, ngư trường đến thị trường

Ngay sau sự kiện EU áp "thẻ vàng" đối với ngành khai thác thủy sản Việt Nam, cùng lúc Quốc hội cũng đã thông qua Luật Thủy sản năm 2017 với những quy định chặt chẽ về truy xuất nguồn gốc thủy sản, trách nhiệm của các bên liên quan nhằm bảo đảm theo dõi, nhận diện một đơn vị sản phẩm thủy sản, không chỉ quản lý đánh bắt, mà qua từng công đoạn của quá trình khai thác, nuôi trồng, chế biến và thương mại... Ðặc biệt, luật cũng dành hẳn các chương, mục quy định mới về khai thác thủy sản bất hợp pháp, khai thác thủy sản nội địa, trong và ngoài vùng biển Việt Nam và việc chứng nhận, xác nhận thủy sản có nguồn từ khai thác để bảo đảm uy tín, thương hiệu thủy sản Việt trên thị trường xuất khẩu thế giới. Nhiều chuyên gia nhìn nhận, Luật Thủy sản 2017 được kỳ vọng sẽ tạo ra cú huých cho việc thoát khỏi "thẻ vàng" của EU. Theo đó, nội dung của IUU (đánh bắt bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định) đã được lồng vào Luật Thủy sản.

Cùng với việc Quốc hội ấn nút thông qua Luật là những hành động quyết liệt của Chính phủ và các bộ, ngành, Tổng cục Thủy sản và Hiệp hội nghề cá, VASEP đã vào cuộc mạnh mẽ trong việc tăng cường hỗ trợ đầu tư, chuyển đổi phương thức đánh bắt, chế biến và xuất khẩu thủy sản. Những nỗ lực của các cơ quan quản lý nhà nước, hiệp hội ngành hàng còn là nhằm tạo dựng môi trường minh bạch, chủ động hội nhập sân chơi lớn và tuân thủ luật chơi chung toàn cầu. Mới đây, Ðại sứ Bruno Angelet, Trưởng phái đoàn EU tại Việt Nam đã có ghi nhận rất tích cực: "Chúng tôi đánh giá Chính phủ Việt Nam đã rất nghiêm túc, đặc biệt đã có chỉ đạo từ Thủ tướng về những hành động khẩn cấp trong việc xử lý vấn đề thẻ vàng IUU".

Cũng phải khẳng định rằng, ngành thủy sản đã nhanh chóng hành động thích ứng với "sân chơi" và "luật chơi" hội nhập ngày càng khắt khe hơn. Trên thực tế đã có sự chuyển động, tạo kỳ vọng chuyển đổi từ phương thức, cách thức khai thác, chế biến, xuất khẩu và các hoạt động thương mại liên quan đến thủy sản đánh bắt, mà ngay như một quan chức EU là Ðại sứ Bruno Angelet cũng đã thừa nhận: "Việc ký kết hiệp định tự do thương mại giữa hai bên không phụ thuộc vào việc "thẻ vàng" về đánh bắt cá trái phép của Việt Nam có được gỡ hay không".

Cú huých và độ bền

Cùng với kết quả xuất khẩu rau quả đạt kỷ lục, xuất khẩu thủy sản Việt Nam trong năm 2017 đã có bước tăng trưởng ngoạn mục, bất chấp "thẻ vàng" cảnh cáo được rút ra ở một thị trường quan trọng của ngành này là khu vực EU.

Tuy nhiên, bước sang năm 2018, ngành đánh bắt thủy sản được dự báo sẽ gặp không ít khó khăn do các yếu tố như thời tiết cực đoan, biến đổi khí hậu, ngư trường bất lợi. Bên cạnh đó, những yếu kém nội tại của ngành như thiếu liên kết chuỗi giá trị từ khâu khai thác, chế biến, hậu cần nghề cá, thương mại xuất khẩu... đang là những thách thức to lớn. Trong khi chúng ta phải đối mặt với các vấn đề pháp lý, chính sách bảo hộ thương mại và tác động từ thị trường mà các quốc gia luôn sử dụng như một yêu sách.Việc duy trì đà tăng trưởng hiện có, vì vậy, đòi hỏi những nỗ lực vượt bậc của tất cả các thành tố liên quan.

Theo một số chuyên gia cho rằng, chúng ta cần phải nhận thức đúng thời cơ và thách thức. Bởi yêu cầu phát triển với "trách nhiệm xã hội, môi trường" của nghề đánh bắt hải sản và ngành thương mại thủy sản, không chỉ tác động đến các DN, ngư dân mà tới toàn hệ thống nghề cá. Không chỉ là nhiệm vụ thoát "thẻ vàng" của EU mà ngành thủy sản phải hướng tới lộ trình dài hơi hơn, với mục tiêu xây dựng thương hiệu, phát triển bền vững. Bởi không chỉ EU, thị trường nội cũng có quyền đòi hỏi. Với hơn 90 triệu dân, thị trường nội cũng là mảnh đất có tiềm năng rất lớn. Và người tiêu dùng Việt hoàn toàn có quyền yêu cầu thông tin minh bạch đối với các sản phẩm mình bỏ tiền ra mua, chứ không riêng gì công dân EU. Nhưng muốn quy trách nhiệm đối với nhà cung cấp thương mại, đòi hỏi phải có hệ thống pháp luật chặt chẽ, quy chuẩn kỹ thuật rõ ràng và bộ máy thực thi hiệu quả. Ðòi hỏi đó, thực tế, đang là một thách thức đối với năng lực và trình độ làm luật cũng như năng lực quản lý của cơ quan chức năng hiện nay.

Mới đây, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có Quyết định phê duyệt Kế hoạch thực hiện một số giải pháp cấp bách để khắc phục cảnh báo của EU theo quy định IUU. Tuy nhiên, thành công của các giải pháp này phụ thuộc vào các thành tố chính của chuỗi giá trị thủy sản, đó là các DN, hợp tác xã, các nghiệp đoàn và ngư dân. Từng tác nhân riêng lẻ không thể nào đáp ứng các yêu cầu của IUU và các tiêu chuẩn chất lượng thủy sản hiện hành, mà cần phải tăng cường liên kết chặt chẽ. Mặt khác, cần tổ chức lại bộ máy quản lý các cảng cá bảo đảm đủ năng lực kiểm soát tàu cá ra vào cảng, thu nhật ký khai thác, báo cáo khai thác thủy sản và xác nhận nguồn gốc nguyên liệu thủy sản khai thác; xây dựng cơ sở dữ liệu giám sát hoạt động tàu cá (VMS), vừa hỗ trợ các tác nhân theo chuỗi, chia sẻ cơ sở dữ liệu và tăng cường quản lý nghề cá từ ngư trường đến thị trường.

Rõ ràng, ngành thủy sản đang đứng trước yêu cầu tái cơ cấu mạnh mẽ các thành tố, cũng như thiết lập lại mối liên kết thật sự trong chuỗi giá trị thủy sản. Cần tạo môi trường thuận lợi để thiết lập và tăng cường các mối liên kết giữa DN với DN, HTX, giữa DN, HTX với người dân, giữa người dân với người dân, nhằm tổ chức, hình thành mối liên kết giữa sản xuất, chế biến và bao tiêu sản phẩm chặt chẽ hơn. Quá trình tái cơ cấu phải chú trọng đến việc cải tiến, đổi mới cơ chế, chính sách nhằm bảo đảm tính hài hòa trong việc phân chia lợi ích giữa các khâu trong chuỗi giá trị và thông tin minh bạch để bảo đảm truy xuất nguồn gốc...

Ngành thủy sản Việt Nam chắc chắn còn phải làm nhiều việc hơn nữa để giữ vững và phát triển thị trường "khó tính" châu Âu. Tái cơ cấu, liên kết hợp tác và hội nhập của ngành thủy sản vừa là yêu cầu, vừa là động lực cho giai đoạn mới đang mở ra. Tạo dựng "thẻ điểm" thương hiệu, hướng đến mục tiêu phát triển bền vững cho ngành thủy sản Việt Nam, không chỉ cho xuất khẩu mà cho cả tiêu dùng nội địa. Ðó mới chính là lộ trình quan trọng, cần có để phát triển.

Năm 2017 khép lại với con số kỷ lục của xuất khẩu thủy sản Việt Nam: đạt hơn 8,3 tỷ USD, tăng 19% so với năm 2016 và là mức cao nhất từ trước đến nay. Sản lượng thủy sản khai thác năm 2017 đạt 3.390 nghìn tấn, chiếm khoảng 47%, trong đó, nguồn cung thủy sản từ hoạt động khai thác biển đạt 3.192 nghìn tấn, chiếm hơn 94% sản lượng thủy sản khai thác.

 

Theo Báo Nhân Dân
Đăng ngày 06/02/2018
TS. Trần Hữu Hiệp
Kinh tế
Bình luận
avatar
avatar avatar
(>item.username<)

(>item.add_time*1000 | date:'y-M-d HH:mm:ss'<)

(>item.total_like<)

(>item.content<)

VASEP lý giải nguyên nhân xuất khẩu cá khô, cá hộp lên ngôi

Trong khi các mặt hàng thủy sản chủ lực sụt giảm kim ngạch xuất khẩu thì cá khô, cá hộp lại ghi nhận tăng, cho thấy sự “lên đời” của nhóm sản phẩm này.

Cá khô
• 14:10 26/05/2023

Tại sao Mỹ mất vị trí số 1 về nhập khẩu thủy sản Việt Nam?

VASEP dự báo xuất khẩu thủy sản Việt Nam sẽ hồi phục dần từ quý III/2023 sau khi diễn ra các chương trình hội chợ quốc tế tại Mỹ và EU và hội chợ Vietfish vào tháng 8 tại TP.Hồ Chí Minh.

Thu hoạch tôm
• 11:54 19/04/2023

TP.HCM: Xuất khẩu cá cảnh thu hơn 4 triệu USD

4 tháng đầu năm 2023, TP.HCM xuất khẩu hơn 4,12 triệu con cá cảnh, thu về 4,28 triệu USD.

Cá cảnh
• 11:37 14/04/2023

5 địa phương Trung Quốc nhập khẩu cá tra Việt Nam nhiều nhất

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), 5 địa phương tại Trung Quốc nhập khẩu cá tra Việt Nam nhiều nhất bao gồm Quảng Đông, Sơn Đông, Thượng Hải, Thiên Tân và Trạm Giang.

Cá tra
• 14:28 29/03/2023

Tự đưa ra kết luận tôm có chất bảo quản, nhiều thương lái ép giá tôm của nông dân

Sáng 3/6, người nuôi tôm trên địa bàn xã Vĩnh Trạch Đông (TP. Bạc Liêu) thông tin đến Báo Bạc Liêu về vụ việc bị thương lái ép giá vì cho rằng tôm có hàm lượng chất bảo quản vượt mức cho phép.

Tôm thẻ
• 13:21 04/06/2023

Tôm càng xanh toàn đực "đẻ" ra tiền, cho hiệu quả bất ngờ

Từ hiệu quả bất ngờ ở những mô hình ban đầu, năm nay, huyện Bố Trạch (Quảng Bình) đã tiếp tục mở rộng diện tích nuôi tôm càng xanh toàn đực.

Tôm càng xanh
• 11:33 31/05/2023

Nuôi trai lấy ngọc, dễ làm kiếm khá

Trong giai đoạn 2017 - 2021, Dự án ’Phát triển nghề nuôi trai cấy ngọc tại Tonga và Việt Nam’ giúp cải thiện phương pháp nuôi, hướng tới phát triển nghề trai ngọc bền vững.

Nuôi trai
• 11:55 29/05/2023

Cá cảnh - ngành nghề chuyên biệt của TP.HCM mở ra cơ hội xuất khẩu

Sáng 27/5, Lễ hội cá cảnh TP.HCM năm 2023 đã khai mạc, thu hút đông đảo khách tham quan trong và ngoài nước, mở ra cơ hội ký kết giao thương.

Gian hàng cá
• 11:48 28/05/2023

Dự báo giá tôm Việt Nam tiếp tục giảm từ sức ép tôm Ecuador

Doanh số tháng 5/2023 giảm 44% so với cùng kỳ năm ngoái khi sản lượng tôm tiêu thụ sụt giảm sâu. Giá tôm thương phẩm Việt Nam được dự báo còn tiếp tục giảm nhẹ thời gian tới trước sức ép từ tôm Ecuador.

Chế biến tôm
• 21:27 04/06/2023

Tự đưa ra kết luận tôm có chất bảo quản, nhiều thương lái ép giá tôm của nông dân

Sáng 3/6, người nuôi tôm trên địa bàn xã Vĩnh Trạch Đông (TP. Bạc Liêu) thông tin đến Báo Bạc Liêu về vụ việc bị thương lái ép giá vì cho rằng tôm có hàm lượng chất bảo quản vượt mức cho phép.

Tôm thẻ
• 21:27 04/06/2023

5 loại hải sản tốt nhất cho sức khỏe

Những loại hải sản nào đặc biệt tốt cho sức khỏe, các chuyên gia đã có chỉ dẫn sau.

Thủy hải sản
• 21:27 04/06/2023

Bình Định: Phát triển bền vững nghề khai thác cá ngừ đại dương

Bình Định hiện đang là tỉnh dẫn đầu về sản lượng khai thác cá ngừ đại dương trên cả nước, nhưng do công nghệ khai khác thô sơ và bảo quản vẫn còn thủ công nên chất lượng sản phẩm chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu xuất khẩu nguyên con hiện nay.

Cá ngừ đại dương
• 21:27 04/06/2023

4 tình trạng bệnh nên tránh xa hải sản

So với thịt, hải sản có nhiều chất đạm và ít chất béo, ăn có vị thơm ngon mà không bị ngấy. Tuy nhiên, các chuyên gia dinh dưỡng chỉ ra rằng, hải sản tuy tốt nhưng không phải ai cũng hợp ăn hải sản, do đó cần chú ý nhiều hơn.

Thủy hải sản
• 21:27 04/06/2023