Các vấn đề đang phải đối mặt
Sự khan hiếm nước, sức khỏe của cá và khả năng kháng thuốc kháng sinh là vấn đề đang được quan tâm trong nuôi trồng thủy sản ở châu Phi những năm gần đây, các nhà hoạch định chính sách phải đau đầu về chi phí và tác động môi trường của các biện pháp quản lý và phòng ngừa thông thường. May mắn thay, các phương pháp điều trị thay thế bằng thảo dược và tảo đang ứng dụng tạo ra hiệu quả đáng kể.
Trong khi các trang trại quy mô lớn hợp tác với các công ty quốc tế - cung cấp vắc xin và các loại thuốc khác nhưng phần lớn người nuôi cá không có khả năng đạt được các thỏa thuận trong hợp tác. Hiện nay, các loại thảo mộc tự nhiên đã được sử dụng trong nhiều thập kỷ, góp phần hỗ trợ và cải thiện sức khỏe của cá và đang dần trở nên phổ biến ở Châu Phi.
Sự bùng phát ISKN- 1 loại bệnh ở cá trên Hồ Volta vào năm 2018 – 2019 đã dẫn đến tỷ lệ chết của khoảng 80% cá rô phi và người nuôi cũng phải chịu cảnh tồn kho không bán được do khách hàng không muốn mua cá bị bệnh, mặc dù thực tế là chúng an toàn để tiêu dùng.
Thảo dược tự nhiên liệu có khả thi?
Chính phủ đã bắt đầu chương trình tiêm phòng cho cá rô phi kéo dài 3 năm để đối phó với thách thức này, nhưng các trang trại lớn hơn đã triển khai các chiến lược khác. Ngoài việc mua vắc xin từ các công ty thuốc quốc tế, hầu hết các trang trại này hiện đang sử dụng phương pháp xử lý nhiệt để tạo miễn dịch cho cá giống. Bên cạnh đó, một số trang trại đã thử nghiệm trộn các loại thảo dược tự nhiên như tỏi, gừng và nghệ - kết quả mang lại mức độ thành công khác nhau.
Theo Enoch Tetteh, một người nuôi cá tại Akuse, có vai trò như một công nhân khuyến nông tư nhân, hỗ trợ nông dân nhỏ tối đa hóa sản lượng - “Tôi đun sôi và trộn lá của cây nem, và trộn chúng với thức ăn. Tôi áp dụng thời gian nhịn ăn hai ngày đối với cá và đưa thức ăn vào. Ở hầu hết các trang trại nơi tôi đã thực hiện phương pháp điều trị này, những cải thiện đã được quan sát thấy sau năm ngày. Tỉ lệ tử vong về cơ bản đã giảm đáng kể và hơn 80% cá giống sống sót đã được đưa vào ao nuôi. Tôi tin rằng cây thảo mộc có vai trò quan trọng trong việc nuôi cá ở Châu Phi”.
Tại một diễn đàn gần đây do Hiệp hội Nuôi trồng Thủy Sản Thế giới tổ chức, Giáo sư Rina Chakrabarti thuộc Phòng thí nghiệm Nghiên cứu Thủy sản của Đại học Delhi cho rằng hoa đinh lăng (Achyranthes aspera) là một ứng cử viên khả thi để giải quyết những thách thức đang phải đối mặt trên toàn cầu. Các hợp chất thảo dược là một chất điều trị tốt hơn thuốc kháng sinh vì các chất kích thích miễn dịch tự nhiên có khả năng đáp ứng tương thích sinh học, khả năng phân hủy sinh học, hiệu quả về chi phí và tính thân thiện với môi trường.
Một nghiên cứu được công bố gần đây, các chất phụ gia thức ăn chứa các thảo dược như Allium sativum, Chromolaena odorata và Talinum triangulare giúp tăng cường khả năng sống sót và hiệu suất tăng trưởng của cá da trơn châu Phi chống lại sự lây nhiễm vi khuẩn (2021). Thực tế cho thấy rằng, chi phí sử dụng hóa chất và kháng sinh trong nuôi cá làm giảm lợi nhuận và không phải tất cả đều có hiệu quả.
Các hợp chất thảo dược là một chất điều trị tốt hơn thuốc kháng sinh. Ảnh: experto.de
Tảo - ứng cử viên tiềm năng
Từ lâu Tảo được coi là một nguồn phong phú của các phân tử có hoạt tính sinh học cao. Trong nuôi trồng thủy sản, một số nghiên cứu gần đây đã cho thấy tiềm năng của tảo trong việc xử lý mầm bệnh hoặc cải thiện sức khỏe của cá.
Những phát hiện thú vị cũng đang được báo cáo trong việc triển khai tảo trong xử lý sinh học. Trong ứng dụng của vi tảo quang hợp làm chất ổn định sinh học pH hiệu quả và bộ lọc sinh học trong nuôi trồng thủy sản bền vững cá da trơn châu Phi (2018), Ahamefule và cộng sự đã báo cáo rằng họ nhận thấy Chlorella lewinii và Scenedesmus dimorphus rất hiệu quả trong việc duy trì chất lượng nước nuôi trồng thủy sản, giúp kéo dài thời gian sử dụng nước. Mục tiêu của nghiên cứu là phát triển một phương pháp kéo dài thời gian giữ nước, và giảm tần suất thay nước trong ao cá bằng cách điều chỉnh ổn định pH nước và duy trì nồng độ chất thải nitơ độc hại ở mức thấp nhất có thể.
Vấn đề khan hiếm nước cơ bản được giải quyết
Ở châu Phi, nơi những người nuôi cá đang phải đối mặt với những thách thức về nguồn cung cấp nước. Tại Cameroon, tranh chấp giữa ngư dân, người chăn nuôi và nông dân về việc nguồn nước ngày càng giảm dẫn đến các cuộc đụng độ dữ dội vào ngày 5 tháng 12, dẫn đến 22 người chết và 30.000 người phải di dời, nhiều người trong số họ đã phải chạy trốn đến nơi khác. Và ở Tanzania, nơi đã trải qua nhiệt độ cao kỷ lục và lượng mưa ít thay vì những trận mưa như thường lệ vào giữa tháng 10, Cơ quan Cấp thoát nước đã thực hiện một chương trình phân bổ lượng nước cho đến hết tháng 11, do lượng nước sản xuất giảm từ 520 triệu đến 460 triệu lít một ngày.
Mặc dù không có khủng hoảng nước rõ ràng ở Ghana, nhưng các lỗ khoan đã trở thành nguồn nước thông thường để nuôi cá. Ngày nay, rất ít người bắt đầu xây dựng một trang trại cá mà không xây dựng một lỗ khoan, và một số người nuôi cá hiện tại đang xây dựng chúng để đảm bảo có nước thường xuyên. Fredrick Kpamber - giám đốc nghiên cứu của dự án Bio Green Agro, tập trung vào các nguồn gốc thủy sản bền vững ở Ghana - cho biết ông tin rằng chế độ ăn với đầy đủ tảo sẽ ngăn ngừa được bệnh nhiễm trùng cho cá, đặc biệt là bệnh ISKNV và Streptococcus một cách đáng kể, bên cạnh đó vấn đề về thiếu nước cơ bản dần được cải thiện.