Thả 10 cá thể rùa quý hiếm về biển

Tên của 10 hòn đảo của đảo Cù Lao Chàm thuộc xã Tân Hiệp, TP. Hội An được chính quyền thành phố đặt tên cho 10 con rùa qúy hiếm vừa được thả lại khu vực biển Cù Lao Chàm để phục vụ nghiên cứu khoa học…

rùa vích
Những con rùa quí hiếm được UBND TP. Hội An tiếp nhận thả lại biển Cù Lao Chàm (Ảnh: Hoàng Duy-ĐPTTH Hội An).

Toàn bộ 10 con rùa biển quý hiếm này được một cá nhân đề nghị không nêu tên thu mua lại của ngư dân biển đánh bắt được ở các tỉnh thành ven biển. Đây là những con rùa biển thuộc loại qúy hiếm có tên trong danh sách đỏ và có nguy cơ bị tuyệt chủng.

Theo các nhà khoa học khẳng định, 10 cá thể rùa này thuộc chủng đồi mồi, có tên khoa học là Eretmochelys imbricata, họ vích Cheloniidae, bộ rùa Testudinata.

Chủ tịch UBND TP. Hội An Lê Văn Giảng cho biết, đây là 10 con rùa qúy hiếm được UBND TP. Hội An tiếp nhận từ một cá nhân là giám đốc một doanh nghiệp trao tặng với mong muốn là thả lại môi trường biển tự nhiên để phục vụ cho nghiên cứu khoa học.

Sau khi tiếp nhận, UBND TP. Hội An quyết định bàn giao cho Ban quản lý khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm gắn thẻ để quản lý, chống đánh bắt sau khi thả lại môi trường tự nhiên trong khu bảo tồn.

Đồng thời, UBND TP. Hội An cũng quyết định lấy tên 10 hòn đảo lớn nhỏ để đặt tên cho từng con rùa quí được thả lại môi trường tự nhiên này.

Ban quản lý khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm cho biết: Con lớn nhất nặng 55kg mang tên Hòn Lao. Tám con có trọng lượng từ 7kg đến dưới 50kg mang tên các hòn: Lụi, Lá, Dài, Tai, Nhạn, Nhờn, Ông và Khô mẹ. Con nhỏ nhất nặng 5kg mang tên Hòn Khô con.

Đây là một trong những chương trình bảo tồn rùa biển quý hiếm mà chính quyền Hội An thực hiện và trong tương lai gần, đảo Cù Lao Chàm sẽ là khu vực biển bảo tồn các loại rùa, cá và loài động vật tạo hệ sinh thái đa dạng.

Vietnamnet
Đăng ngày 05/09/2012
Khoa học

Các mục tiêu kháng vi-rút tiềm năng trong quá trình nhiễm vi-rút hoại tử cơ ở tôm thẻ chân trắng

Trong những năm gần đây, giải trình tự phiên mã đã được áp dụng rộng rãi để nghiên cứu tương tác giữa virus và vật chủ. Bằng cách so sánh các hồ sơ biểu hiện gen vật chủ ở các giai đoạn nhiễm khác nhau, các nhà nghiên cứu có thể xác định các yếu tố chính và những thay đổi trong đường dẫn truyền tín hiệu do nhiễm virus gây ra, giúp nhận định được các chiến lược xâm nhập của virus và cơ chế kháng vi-rút của vật chủ.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:53 18/12/2024

Hướng đi mới trong nuôi trồng thủy sản: Mô hình Aquaponics

Mô hình Aquaponics đang được xem là một trong những giải pháp đột phá cho ngành nuôi trồng thủy sản trong thời kỳ hiện đại. Không chỉ kết hợp hiệu quả giữa nuôi thủy sản và trồng cây trong hệ thống tuần hoàn khép kín, mô hình này còn tối ưu hóa tài nguyên, mang lại lợi ích kinh tế và bảo vệ môi trường.

Mô hình Aquaponics
• 14:27 16/12/2024

Giải pháp công nghệ hiện đại trong kiểm soát rận biển trên cá hồi

Rận biển, một loại ký sinh trùng nguy hiểm, đang trở thành vấn đề lớn trong ngành nuôi trồng cá hồi. Chúng không chỉ gây tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe cá mà còn làm giảm năng suất và gia tăng chi phí sản xuất.

Cá hồi
• 10:20 12/12/2024

Vật chủ trung gian truyền bệnh EHP trên tôm

Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) lây truyền bệnh cho tôm chủ yếu xảy ra qua đường miệng bằng cách ăn phải bào tử các mô, trầm tích và nước bị ô nhiễm. Đồng thời chúng cũng được xác định có ở động vật không xương sống hoang dã như giun nhiều tơ, cua, động vật thân mềm và các loài động vật đáy khác như artemia, v.v. và chúng bị nghi ngờ là vật truyền mầm bệnh cho tôm giữa môi trường hoang dã và hệ thống nuôi.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:18 11/12/2024

[Siêu khuyến mãi] Sale nốt - Chốt năm

Tháng cuối năm là thời điểm diễn ra nhiều sự kiện khuyến mãi tập trung quy mô lớn, nhộn nhịp nhất trong năm nhằm kích cầu tiêu dùng.

Farmext eShop
• 08:20 23/12/2024

Tìm kiếm các giải pháp để nâng cao chất lượng thịt cá

Chất lượng thịt cá đóng vai trò quan trọng trong chuỗi giá trị ngành thủy sản. Không chỉ ảnh hưởng đến giá trị kinh tế, chất lượng thịt cá còn quyết định đến độ an toàn thực phẩm và sự hài lòng của người tiêu dùng. Vậy làm sao để nâng cao chất lượng thịt cá? Dưới đây là những giải pháp đã được nghiên cứu và áp dụng thành công trong thực tế.

Cá
• 08:20 23/12/2024

Sản xuất giống thủy sản nước ngọt đa loài và mô hình nuôi

Thực hiện chủ trương giảm khai thác, tăng nuôi trồng, việc nghiên cứu sản xuất giống đa loài với các mô hình nuôi có vai trò quan trọng và nhiều năm qua được chú trọng đã đạt thành tựu đáng ghi nhận. Sau đây xin giới thiệu kết quả ở Trường Thủy sản thuộc Trường Đại học Cần Thơ qua thống kê của PGS.TS Phạm Thanh Liêm.

Nuôi cá tra
• 08:20 23/12/2024

Vai trò của chế phẩm sinh học trong phòng ngừa EHP

Hiện nay, EHP chưa có thuốc điều trị hiệu quả, vì vậy việc phòng ngừa là giải pháp quan trọng nhất. Trong đó, việc sử dụng chế phẩm sinh học đã chứng minh được hiệu quả trong việc hạn chế sự lây lan và nguyên nhân gây bệnh.

Tôm thẻ chân trắng
• 08:20 23/12/2024

Tại sao cần tạo màu nước trước khi thả tôm?

Tạo màu nước trong ao là một bước quan trọng giúp chuẩn bị môi trường sống tốt nhất cho tôm trước khi thả. Màu nước phù hợp không chỉ giúp duy trì các thông số môi trường ổn định mà còn hỗ trợ hệ sinh thái ao phát triển cân bằng, giảm nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Tuy nhiên, không phải người nuôi nào cũng nắm rõ cách tạo màu nước hiệu quả và khoa học.

Tạo màu nước
• 08:20 23/12/2024
Some text some message..