Thả 500.000 tôm sú giống tái tạo nguồn lợi thủy sản

Tỉnh Cà Mau vừa thả 13.000 con cá giống các loại, 10.000 cua biển và 500.000 tôm sú về với môi trường thiên nhiên nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản.

Thả giống tái tạo nguồn lợi thủy sản.
Tỉnh Cà Mau thả 13.000 con cá giống thủy sản các loại về môi trường thiên nhiên. Ảnh: Trọng Linh.

Ngày 18/06, Chi cục Thủy sản phối hợp cùng với Hội phật giáo Việt Nam tỉnh Cà Mau và chính quyền địa phương xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời tổ chức thả các loài giống thủy sản về môi trường thiên nhiên tại cửa biển Hòn Đá Bạc.

Theo đó, có 13.000 con cá hồng bạc, hồng mỹ, cá chim vây vàng, cá mú, cá chẽm, cùng 10.000 con cua biển và 500.000 tôm sú được thả về lại với môi trường thiên nhiên.

Trước đó, tại các khu vực bảo tồn biển Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau, khu vực Đầm Thị Tường và cửa biển Sông Đốc cũng được Chi cục Thủy sản thả trên 32.000 con cá giống các loại, 90 ngàn con cua biển và 3,5 triệu con tôm sú giống.

Việc thả giống thủy sản thêm vào môi trường tự nhiên góp phần phục hồi nguồn lợi thủy sản ven bờ tại các cửa biển. Ảnh: Trọng Linh.


Việc thả giống thủy sản thêm vào môi trường tự nhiên góp phần phục hồi nguồn lợi thủy sản ven bờ tại các cửa biển. Ảnh: Trọng Linh.

Việc thả giống thủy sản thêm vào môi trường tự nhiên góp phần phục hồi nguồn lợi thủy sản ven bờ tại các cửa biển. Đặc biệt là phục hồi và tái tạo các loài thủy sản bản địa và bảo vệ môi trường sinh thái. Qua đó, còn tuyên truyền vận động người dân và ngư dân nâng cao ý thức trách nhiệm trong công tác bảo tồn, bảo vệ, tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản ven bờ.

Nông Nghiệp Việt Nam
Đăng ngày 22/06/2021
Trọng Linh
Môi trường

Việt Nam hướng đến ngăn ngừa rác thải ngư cụ

Chính phủ Đức đã tài trợ cho trường Đại học Ostfalia (Đức) phối hợp với các trường đại học và viện nghiên cứu của Việt Nam thực hiện Dự án REVFIN, đây là dự án nghiên cứu và phát triển mới nhằm ngăn chặn rác thải ngư cụ ở các vùng ven bờ biển Việt Nam.

Môi trường biển
• 10:34 09/12/2024

Ngành thủy sản Việt Nam trước những quy định mới của EU năm 2025

Liên minh châu Âu (EU) luôn là thị trường lớn và quan trọng với những sản phẩm thủy sản chủ lực như tôm, cá tra và cá ngừ từ Việt Nam. Tuy nhiên, từ năm 2025, EU sẽ áp dụng những quy định mới về bảo vệ môi trường đối với ngành thủy sản, yêu cầu các nhà xuất khẩu phải đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe hơn về chất lượng và sự bền vững. Đây là thách thức nhưng cũng là cơ hội để nâng cao chất lượng sản phẩm, khẳng định thủy sản Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Môi trường ao nuôi
• 11:26 02/12/2024

Sử dụng men vi sinh trong nuôi trồng thủy sản

Men vi sinh (probiotic) là các vi sinh vật có lợi, khi được bổ sung vào môi trường nuôi trồng thủy sản, giúp cải thiện chất lượng nước, nâng cao sức khỏe của động vật thủy sản và hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh.

Ao nuôi tôm
• 10:55 20/11/2024

Tổng hợp các phương pháp kiểm soát nguồn gốc chất thải

Kiểm soát nguồn gốc chất thải thủy sản đặc biệt là nuôi tôm là một khâu quan trọng trong quản lý chất thải, nhằm xác định nguồn phát sinh, loại chất thải, lượng chất thải và các thông tin liên quan khác. Các phương pháp này giúp chúng ta có những biện pháp xử lý và giảm thiểu chất thải hiệu quả hơn.

Nguồn gốc chất thải
• 09:42 14/11/2024

Sản xuất giống thủy sản nước ngọt đa loài và mô hình nuôi

Thực hiện chủ trương giảm khai thác, tăng nuôi trồng, việc nghiên cứu sản xuất giống đa loài với các mô hình nuôi có vai trò quan trọng và nhiều năm qua được chú trọng đã đạt thành tựu đáng ghi nhận. Sau đây xin giới thiệu kết quả ở Trường Thủy sản thuộc Trường Đại học Cần Thơ qua thống kê của PGS.TS Phạm Thanh Liêm.

Nuôi cá tra
• 05:49 21/12/2024

Vai trò của chế phẩm sinh học trong phòng ngừa EHP

Hiện nay, EHP chưa có thuốc điều trị hiệu quả, vì vậy việc phòng ngừa là giải pháp quan trọng nhất. Trong đó, việc sử dụng chế phẩm sinh học đã chứng minh được hiệu quả trong việc hạn chế sự lây lan và nguyên nhân gây bệnh.

Tôm thẻ chân trắng
• 05:49 21/12/2024

Tại sao cần tạo màu nước trước khi thả tôm?

Tạo màu nước trong ao là một bước quan trọng giúp chuẩn bị môi trường sống tốt nhất cho tôm trước khi thả. Màu nước phù hợp không chỉ giúp duy trì các thông số môi trường ổn định mà còn hỗ trợ hệ sinh thái ao phát triển cân bằng, giảm nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Tuy nhiên, không phải người nuôi nào cũng nắm rõ cách tạo màu nước hiệu quả và khoa học.

Tạo màu nước
• 05:49 21/12/2024

Đa dạng sinh học trong ao nuôi là gì?

Đa dạng sinh học trong nuôi tôm đề cập đến sự phong phú và cân bằng của các loài sinh vật sống trong ao, bao gồm tôm, cá, động thực vật phù du, vi sinh vật và các loài khác. Một hệ sinh thái ao có đa dạng sinh học cao sẽ có khả năng tự cân bằng, giảm thiểu các tác động tiêu cực từ môi trường bên ngoài và hỗ trợ sự phát triển của tôm nuôi.

Đa dạng sinh học
• 05:49 21/12/2024

Làm thế nào để xây dựng chuỗi giá trị thủy sản bền vững từ khâu sản xuất đến tiêu dùng?

Hiện nay, chuỗi giá trị thủy sản tại Việt Nam còn tồn tại nhiều vấn đề như thiếu liên kết giữa các khâu, công nghệ sản xuất chưa đồng bộ và giá trị gia tăng thấp. Vì vậy, việc xây dựng chuỗi giá trị bền vững từ sản xuất đến tiêu thụ là một nhiệm vụ quan trọng để nâng cao chất lượng sản phẩm và đảm bảo sự phát triển lâu dài của ngành thủy sản Việt Nam.

Nhá tôm
• 05:49 21/12/2024
Some text some message..