Thả 57.400 con cá giống để tái tạo nguồn lợi thủy sản đầm Trà Ổ

Nhằm tích cực tái tạo nguồn lợi thủy sản đầm Trà Ổ, sáng ngày 24.2 tại Nhà máy điện năng lượng mặt trời đầm Trà Ổ ở thôn Mỹ Phú Bắc xã Mỹ Lợi, UBND huyện Phù Mỹ tổ chức Lễ thả 57.400 con cá giống các loại gồm cá Trê lai, cá Trắm cỏ, cá rô đầu vuông, cá mè, cá trôi…

Thả giống
Khu vực thả cá Nhà máy điện năng lượng mặt trời đầm Trà Ổ. Ảnh Ái Trinh

Đầm Trà Ổ là đầm nước ngọt lớn nhất của tỉnh Bình Định, với diện tích khoảng 1.200 ha, là một trong những cảnh quan sinh thái tạo nên vẻ đẹp duyên dáng, nên thơ của Bình Định nói chung và của huyện Phù Mỹ nói riêng.

Đây là một trong những đầm phá thể hiện nét đặc trưng về một hệ sinh thái của vùng đất ngập nước ở khu vực miền Trung, có nguồn lợi thuỷ sản phong phú đa dạng, có chế độ môi trường nước và thủy văn thuận lợi cho nhiều loài thủy sản sinh sống và phát triển, là vườn ươm và cũng là nguồn cung cấp, bổ sung các nguồn lợi tôm, cá, rạm, chình mun,… cho nhu cầu nhân dân trong và ngoài huyện và cũng là nguồn sống của nhân dân sống quanh đầm.

Đầm đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học của cả nước đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 với mục tiêu bảo vệ hệ sinh thái, bảo vệ nơi cư trú của các loài chình mun, chình bông,…  

Tuy nhiên, do ảnh hưởng của các hoạt động phát triển kinh tế, do sức ép về gia tăng dân số, do nhu cầu sống nên một số bộ phận cư dân ven đầm đã tiến hành các hoạt động khai thác, sử dụng không hợp lý đã làm ảnh hưởng đến nguồn lợi thủy sản tự nhiên của đầm Trà Ổ, trong đó có những loài đặc hữu như “Chình mun, Rạm” đang suy giảm nghiêm trọng, tác động trực tiếp đến sinh kế của cộng đồng dân cư ven đầm.

Để bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản đầm Trà Ổ, mô hình đồng quản lý đã được thành lập từ năm 2007; Cùng với vai trò hoạt động tích cực của Hội đồng điều hành liên xã và các Nhóm hạt nhân bảo vệ nguồn lợi thủy sản đầm Trà Ổ của 4 xã ven đầm đã tổ chức tuần tra, xử lý các đối tượng sử dụng xung điện khai thác thuỷ sản trên đầm.  

Bên cạnh đó, các địa phương ven đầm đã thành lập Tổ chức cộng đồng bảo vệ nguồn lợi thủy sản đầm Trà Ổ để thực hiện đồng quản lý trong bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản tại đầm Trà Ổ theo Luật Thuỷ sản năm 2017.

Người dânNgười dân 4 xã ven đầm tham gia thả cá. Ảnh: Ái Trinh

Mô hình đồng quản lý bảo vệ nguồn lợi thủy sản đầm Trà Ổ đã tạo được chuyển biến mạnh mẽ nhận thức của cộng đồng dân cư về vai trò và trách nhiệm trong việc khai thác, bảo vệ nguồn lợi thủy sản; thể hiện rõ nét nhất là mối quan hệ giữa chính quyền địa phương và cộng đồng dân cư đã có tiếng nói chung đối với công tác bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản của đầm. Nguồn lợi thủy sản của đầm ngày càng phục hồi và phát triển, hàng năm đầm đã cung cấp hàng trăm tấn thủy sản các loại, tạo thu nhập ổn định cho các hộ hành nghề khai thác thủy sản trên đầm từ 200 – 500 nghìn đồng mỗi ngày. 

Đi đôi với công tác bảo vệ, hàng năm UBND huyện tổ chức Lễ thả cá giống tái tạo nguồn lợi thủy sản đầm Trà Ổ. Việc thả cá đã nhận được sự quan tâm đóng góp kinh phí của Công ty cổ phần Năng lượng tái tạo Việt Nam và được nhân dân ven đầm nhiệt tình tham gia, vô cùng phấn khởi. 

Tại buổi Lễ Thả cá, ông Hồ Ngọc Chánh, Phó Chủ tịch UBND huyện Phù Mỹ phát động phong trào “Toàn dân tham gia bảo vệ nguồn lợi thủy sản”.

Ông Hồ Ngọc ChánhÔng Hồ Ngọc Chánh, Phó Chủ tịch UBND huyện Phù Mỹ, phát biểu tại buổi Lễ. Ảnh: Ái Trinh

Đồng thời, đề nghị các ngành, các cấp, các hội đoàn thể và UBND 4 xã ven đầm, Tổ chức cộng đồng bảo vệ nguồn lợi thủy sản đầm Trà Ổ cần có kế hoạch tuyên truyền rộng rãi việc bảo vệ, nuôi trồng và phát triển nguồn lợi thủy sản; kết hợp với xử lý kịp thời những hành vi sử dụng các ngành nghề bị cấm đang lén lút khai thác thủy sản, làm huỷ diệt nguồn lợi thuỷ sản đầm Trà Ổ; cần phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền để mọi cư dân ven đầm trở thành tuyên truyền viên. Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản đầm Trà Ổ là bảo vệ cuộc sống hôm nay và tương lai cho thế hệ mai sau. 

Đây là năm thứ 4, Công ty cổ phần Năng lượng tái tạo Việt Nam hỗ trợ kinh phí mua cá giống để thả tái tạo nguồn lợi thủy sản trên đầm Trà Ổ, với mức hỗ trợ 60 triệu đồng/năm.  

Đăng ngày 26/02/2024
Ái Trinh @ai-trinh
Nông thôn

Tăng cường hợp tác và ứng dụng khoa học công nghệ để phát triển ngành tôm bền vững

Vừa qua, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia (Bộ NN&PTNT) tổ chức tọa đàm với chủ đề: "Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ phát triển nuôi tôm nước lợ bền vững, giảm chi phí sản xuất, giảm phát thải, nâng cao hiệu quả".

Mô hình nuôi tôm
• 10:40 04/12/2024

Nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao, hướng đi bền vững của người nuôi tôm tại Bình Định

Ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc trong nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm đã được Trung tâm Khuyến nông Bình Định triển khai xây dựng mô hình và thực hiện từ năm 2020.

Ao nuôi tôm
• 11:18 03/12/2024

Bình Định tiếp tục hỗ trợ chi phí nguyên liệu cho 07 tàu cá trong đợt bổ sung năm 2023

Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định vừa có quyết định số 3840/QĐ-UBND ngày 05/11/2024 phê duyệt đợt bổ sung năm 2023 cho các tàu cá được hỗ trợ kinh phí theo Quyết định số 48/2010/QĐ-TTg ngày 13/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ.

Tàu thuyền
• 09:39 26/11/2024

Chứng nhận ASC cho 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân

Ngày 21/11/2024, ở xã Tân Ân Tây (Ngọc Hiển, Cà Mau), 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân được tổ chức Bureau Veritas trao chứng nhận ASC và đây là chứng nhận ASC nhóm cho tôm-rừng đầu tiên tại Việt Nam cũng như trên thế giới.

Tôm rừng
• 09:33 26/11/2024

Cơ cấu giá thành nuôi tôm nước lợ và giải pháp giảm giá

Các chuyên gia ở Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II vừa công bố kết quả khảo sát khá đầy đủ về cơ cấu giá thành nuôi tôm nước lợ ở nước ta và đề xuất một số giải pháp giảm giá thành nuôi tôm trong bối cảnh mới.

Thu hoạch tôm
• 08:53 06/12/2024

Sự thích nghi của cơ thể tôm ở các môi trường nước

Tôm là một trong những loài thủy sản có giá trị kinh tế cao, và khả năng thích nghi của cơ thể tôm với môi trường nước là yếu tố quan trọng để đảm bảo sự sống sót và phát triển của chúng. Mỗi loại tôm, từ tôm thẻ chân trắng đến tôm sú, đều có những cách thích nghi đặc biệt để tồn tại trong các điều kiện khác nhau. Hiểu rõ sự thích nghi này không chỉ giúp người nuôi quản lý ao tôm tốt hơn mà còn giảm rủi ro trong quá trình nuôi trồng.

Tôm thẻ chân trắng
• 08:53 06/12/2024

Bản chất kiềm trong ao nuôi tôm

Độ kiềm là tổng lượng các ion bicarbonate (HCO₃⁻), carbonate (CO₃²⁻) và đôi khi hydroxide (OH⁻) trong nước. Các ion này có khả năng trung hòa axit trong nước.

Ảnh bìa
• 08:53 06/12/2024

Điểm sáng từ mô hình canh tác tôm lúa

Mô hình canh tác tôm-lúa được người dân vùng ven biển ĐBSCL sáng tạo ra, sản xuất ra tôm và lúa sạch. Trong quá trình luân canh tôm-lúa trên cùng một thửa ruộng, người dân đã liên tục xen canh một số loài thủy sản như cua, cá đối; tôm sú, tôm thẻ chân trắng, cho lợi nhuận cao khoảng 200 triệu đồng/ha/vụ. Diện tích nuôi tôm - lúa ở ĐBSCL dự kiến ​​tăng lên 250.000 ha vào năm 2030, sản lượng tôm thương phẩm đạt 125.000-150.000 tấn.

Tôm càng xanh
• 08:53 06/12/2024

Tăng cường hợp tác và ứng dụng khoa học công nghệ để phát triển ngành tôm bền vững

Vừa qua, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia (Bộ NN&PTNT) tổ chức tọa đàm với chủ đề: "Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ phát triển nuôi tôm nước lợ bền vững, giảm chi phí sản xuất, giảm phát thải, nâng cao hiệu quả".

Mô hình nuôi tôm
• 08:53 06/12/2024
Some text some message..