Thái Lan lên kế hoạch chuyển dòng nước sông Mê Kông

Thái Lan đang xem xét kế hoạch chuyển nước từ các dòng Mê Kông, Moei và Salween để tưới tiêu cho các vùng đất nông nghiệp.

dự án chuyển nước
Thái Lan nghiên cứu dự án chuyển dòng nước sông Mê Kông

Trong bối cảnh khô hạn đang tiếp tục gây thiệt hại 48 huyện trên 9 tỉnh của nước này, kế hoạch chuyển nước trên được Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-o-cha và chính phủ nước này kỳ vọng sẽ là giải pháp hiệu quả giúp nông dân thoát khỏi cảnh khan hiếm nước lâu nay. 

Thủ tướng Prayut đã coi đây là một cơ hội giúp hồi sinh các khu canh tác nông nghiệp nhằm tối đa hóa lợi ích quốc gia. Tuy nhiên, ông cũng nhấn mạnh rằng trước tiên cần đàm phán với các quốc gia khác có liên quan.

Sông Salween và Moei tạo nên biên giới giữa Thái Lan và Myanmar; một phần dòng Mê Kông cũng tạo nên biên giới giữa Thái Lan và Lào. Phương án chuyển nước từ các dòng sông đa quốc gia này nằm trong kế hoạch nhằm giải quyết một cách bền vững vấn đề thiếu hụt nguồn nước phục vụ cho nông nghiệp của Thái Lan.

Đây cũng không phải lần đầu tiên Thái Lan tìm kiếm nguồn nước từ các quốc gia láng giềng để giúp các vùng đất nông nghiệp đủ nước tưới tiêu. Nguyên Thủ tướng Samak Sundaravej ngay từ năm 2008 đã từng đề xuất một dự án chuyển nước từ sông Mê Kông khi ông còn đương nhiệm.

Tuy nhiên, kế hoạch này khi đó đã gặp phải sự phản đối mạnh mẽ từ các nhà hoạt động môi trường trong và ngoài nước. Cùng với thái độ không ủng hộ của các quốc gia cùng sở hữu con sông, dự án đó cuối cùng chỉ nằm lại trên giấy.

Trước đó, ngày 25/7, mạng lưới người Thái tại 8 tỉnh lưu vực sông Mê Kông đã phản đối kế hoạch xây dựng các khu kinh tế đặc biệt ở 8 tỉnh dọc sông Mê Kông vừa được chính phủ Thái Lan công bố. 

Bà Jintana Kaysornsombat, đại diện Mạng lưới Người Thái, cho rằng cần nghiên cứu kỹ lưỡng việc chuyển nước sông Mê Kông trước khi thực hiện vì những rủi ro mà dự án này mang lại.

 Nông dân và ngư dân địa phương đã và đang chịu ảnh hưởng nặng nề từ những con đập ở thượng nguồn, do đó họ có lý do để lo lắng về tác động của những dự án lớn khác, bà Jintana nhấn mạnh.

Đồng quan điểm, ông Nichon Pholjan, thành viên Hội đồng Phát triển Chính trị tỉnh Beung Kan (một tỉnh bên bờ sông Mê Kông) nhấn mạnh: "Việc chuyển nước của con sông lớn này có thể ảnh hưởng đến hàng trăm ngàn người. Chúng tôi yêu cầu chính phủ Thái Lan phải đưa người dân tham gia vào quá trình lên kế hoạch".

Bên cạnh đó, theo số liệu từ Ủy ban sông Mê Kông Việt Nam: Thời gian qua, các quốc gia Trung Quốc, Lào, Campuchia đã quy hoạch trên 20 đập thủy điện bậc thang trên dòng chính sông Mê Kông.

Hiện nay, Trung Quốc đang triển khai xây dựng 8 đập thủy điện ở thượng nguồn, trong đó có 4 đập đã hoàn thành và đi vào khai thác. Trung Quốc cũng đang nghiên cứu triển khai tiếp 6 đập khác trên lãnh thổ nước mình và dự định đầu tư một số đập thủy điện khác trên lãnh thổ nước Lào.

Lào dự kiến sẽ xây dựng 7 đập thủy điện và liên kết với Thái Lan xây dựng 1 đập thủy điện khác ở vùng biên giới Lào-Thái Lan. Hiện nay đập thủy điện đầu tiên của Lào là Sayabury công suất 1.285 MW đã hoàn thành 40% khối lượng, dự kiến phát điện thử vào năm 2017, bất chấp sự phản ứng của hàng triệu người dân bị ảnh hưởng.

Campuchia cũng dự định xây dựng 3 đập thủy điện, trong đó đập Sảmbo có vị trí sát Việt Nam, với công suất dự kiến lên đến 2.600MW, dự báo sẽ tác động đến chế độ dòng chảy mùa khô về phía Việt Nam rất lớn.

Thủy điện trên dòng chính sông Mê Kông sẽ làm lợi cho các quốc gia có tiềm năng lớn như Trung Quốc, Lào, Campuchia, Thái Lan 3-4 tỷ USD/năm, nhưng cũng gây thiệt hại rất lớn về môi trường sinh thái cho cả vùng và khu vực hạ lưu.

Cụ thể, báo cáo Đánh giá Môi trường Chiến lược (SEA) đối với những đề xuất dự án phát triển thủy điện trên dòng chảy chính Sông Mê Công được Ủy hội Sông Mê Kông (MRC) công bố vào tháng 10/2010 cho biết: các dự án thủy điện đóng góp khoảng 8% năng lượng cho toàn vùng nhưng làm tổn thất các ngành thủy sản và nông nghiệp 500 triệu USD/năm, hơn 100 loài sinh vật có nguy cơ tuyệt chủng, thiệt hại 30 triệu USD do giảm sản lượng nông nghiệp và phải đầu tư 30 triệu USD để tăng thêm phân bón, cải tạo hệ thống tưới tiêu vì các đập thủy điện.

Sinh kế và an ninh lương thực của 30 triệu người dân sống dựa vào vùng đánh bắt cá của sông Mê Kông sẽ bị hủy hoại nếu các đập thủy điện được xây dựng.

Báo Đất Việt, 06/08/2015
Đăng ngày 07/08/2015
Sơn Ca
Khoa học

Lipid sinh học của tôm: Một kho báu dinh dưỡng

Các thành phần lipid trong tôm là cực kỳ phong phú và có thể mang lại lợi ích về sức khỏe. Một bài đánh giá khoa học do các nhà nghiên cứu từ Đại học Democritus công bố đã đi sâu vào thành phần lipid của nhiều loài tôm khác nhau, tập trung vào lợi ích sức khỏe tiềm năng của các hợp chất hoạt tính sinh học của chúng. Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Marine Drugs của MDPI, giải thích cách các lipid này có thể góp phần phòng ngừa và điều trị các bệnh mãn tính, bao gồm các rối loạn tim mạch, tiểu đường, bệnh thoái hóa thần kinh và ung thư.

Lipid
• 12:00 13/01/2025

Các mục tiêu kháng vi-rút tiềm năng trong quá trình nhiễm vi-rút hoại tử cơ ở tôm thẻ chân trắng

Trong những năm gần đây, giải trình tự phiên mã đã được áp dụng rộng rãi để nghiên cứu tương tác giữa virus và vật chủ. Bằng cách so sánh các hồ sơ biểu hiện gen vật chủ ở các giai đoạn nhiễm khác nhau, các nhà nghiên cứu có thể xác định các yếu tố chính và những thay đổi trong đường dẫn truyền tín hiệu do nhiễm virus gây ra, giúp nhận định được các chiến lược xâm nhập của virus và cơ chế kháng vi-rút của vật chủ.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:53 18/12/2024

Hướng đi mới trong nuôi trồng thủy sản: Mô hình Aquaponics

Mô hình Aquaponics đang được xem là một trong những giải pháp đột phá cho ngành nuôi trồng thủy sản trong thời kỳ hiện đại. Không chỉ kết hợp hiệu quả giữa nuôi thủy sản và trồng cây trong hệ thống tuần hoàn khép kín, mô hình này còn tối ưu hóa tài nguyên, mang lại lợi ích kinh tế và bảo vệ môi trường.

Mô hình Aquaponics
• 14:27 16/12/2024

Giải pháp công nghệ hiện đại trong kiểm soát rận biển trên cá hồi

Rận biển, một loại ký sinh trùng nguy hiểm, đang trở thành vấn đề lớn trong ngành nuôi trồng cá hồi. Chúng không chỉ gây tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe cá mà còn làm giảm năng suất và gia tăng chi phí sản xuất.

Cá hồi
• 10:20 12/12/2024

Xu hướng giá tôm thẻ đầu năm

Đầu năm luôn là thời điểm nhạy cảm đối với giá cả các loại nông sản và thủy sản, đặc biệt là tôm thẻ. Xu hướng giá tôm thẻ đầu năm 2025 hứa hẹn mang đến cả cơ hội và thách thức cho người nuôi và các doanh nghiệp xuất khẩu.

Tôm thẻ
• 08:55 19/01/2025

Giải pháp thực hiện Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản

Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 1598/QĐ-TTg Phê duyệt Kế hoạch, chính sách và giải pháp thực hiện Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Đánh bắt cá
• 08:55 19/01/2025

Top 7 loài cá có răng đáng sợ nhất thế giới

Đại dương luôn ẩn chứa những điều kỳ diệu và cũng không thiếu những yếu tố đáng sợ. Trong lòng nước sâu thẳm, một số loài cá sở hữu bộ răng sắc nhọn và ngoại hình đầy ám ảnh, khiến chúng trở thành những sát thủ tự nhiên của hệ sinh thái.

Cá
• 08:55 19/01/2025

Biện pháp quản lý thức ăn hiệu quả trong nuôi tôm

Thức ăn trong nuôi tôm chiếm một phần chi phí khá cao. Quản lý thức ăn hiệu quả trong nuôi tôm là một yếu tố quan trọng giúp tăng trưởng tôm khỏe mạnh, giảm chi phí, mang lại lợi nhuận cho người nuôi tôm và bảo vệ môi trường. Dưới đây là một số biện pháp quản lý thức ăn hiệu quả trong nuôi tôm:

Tôm thẻ
• 08:55 19/01/2025

Bao lâu thì nên thay nước bể cá một lần?

Thay nước bể cá là một trong những công việc quan trọng để duy trì môi trường sống khỏe mạnh cho cá. Tuy nhiên, việc xác định thời gian và tần suất thay nước không phải lúc nào cũng đơn giản. Nếu thay nước quá thường xuyên hoặc không đúng cách, bạn có thể vô tình làm căng thẳng cá hoặc phá vỡ hệ sinh thái trong bể. Vậy bao lâu thì nên thay nước bể cá một lần?

Bể cá
• 08:55 19/01/2025
Some text some message..