Thế giới đang làm gì để giảm thiểu khai thác quá mức?

Học hỏi những biện pháp, chính sách hiệu quả giúp cải thiện thực trạng khai thác quá mức và đáp ứng tốt các quy định khắt khe để không ảnh hưởng đến lợi ích kinh tế của toàn ngành thủy sản.

cá ngừ đại dương
Cá ngừ đại dương đang bị khai thác quá mức ở nhiều quốc gia.

Hiện nay, môi trường biển ngày càng bị đe dọa bởi sự xâm lấn của con người. Chúng ta khai thác tất cả các tài nguyên có ở biển như dầu mỏ, khoáng chất và các sinh vật sống ở đó. Đánh bắt thủy sản là một hoạt động đã có từ lâu đời nhằm cung cấp nguồn thực phẩm cho con người. Xã hội càng hiện đại con người tiếp tục áp dụng các công nghệ kĩ thuật vào khai thác thủy sản dần dần sự đa dạng và số lượng cá thể đã bắt đầu reo các hồi chuông báo động lớn dần, hiện trạng bây giờ là sự khẩn cấp. Đây là thực trạng chung của tất cả các quốc gia không riêng gì ở Việt Nam. Vậy chúng ta sẽ làm gì để cải thiện tình trạng này, tiến tới sự phát triển bền vững hơn.

Theo Đoàn Ủy Nhiệm Quản Trị Khí Quyển và Đại Dương Quốc Gia về Thủy sản (NOAA) của Hoa Kỳ, họ đang cung cấp phương pháp giúp các tàu cá đánh bắt hạn chế được sự đánh bắt cá Ngừ vây xanh (đang trong tình trạng gặp nguy hiểm cao) và có thể tập trung đánh bắt nhiều hơn ở các loài cá Kiếm cùng các loài cá ngừ khác. Đây là biện pháp giúp đánh bắt cá hiệu quả hơn, bảo vệ các loài cá không muốn đánh bắt tốt hơn.

Biện pháp này bao gồm phương pháp đánh bắt mới và các quy định khi tham gia vào chương trình này. Phương pháp đánh bắt được sử dụng gọi là “phương pháp câu dòng dài”, ở đây các tàu đánh cá sẽ thả dây dòng dài (trục chính), dây dòng sẽ được đặt trên các phao nhỏ cách đều nhau nhằm giữ dây dòng nổi, trên dây dòng sẽ có các dây nhánh phụ và trên nhánh phụ sẽ móc nhiều lưỡi câu. Phương pháp này cho phép ngư dân đánh bắt chọn lọc hơn do đó có thể đánh bắt ở các khu vực mà trước đây bị hạn chế đánh bắt hoặc không cho đánh bắt vì tập trung số lượng cá Ngừ vây xanh nhiều. 


Phương pháp câu dòng dài cho kết quả khả quan. Nguồn: NOAA

Theo quy định, bất kể khi nào và ở đâu, ngư dân sử dụng phương pháp này đều không được phép câu cá Ngừ vây xanh. Họ có thể giữ lại vài con cắn câu ngoài ý muốn nhưng không được quá mức hạn ngạch cho phép của Mỹ. Điều này cho phép người dân tâp trung vào các loài có giá trị kinh tế hơn như cá Kiếm và các cá ngừ khác.

Phương pháp này là một phần thành công của chương trình hạn ngạch cá Ngừ vây xanh cá nhân (IBQ) - chương trình từ NOAA. Chương trình này vừa giúp bảo tồn cá Ngừ vây xanh lại có thể thúc đẩy tăng sản lượng đánh bắt cá Kiếm.

“Thành công của chương trình này cho phép chúng ta đơn giản và tinh giản hóa sự quản lí các vùng biển, chúng ta có thể tối ưu hóa các cơ hội đánh bắt cá nhưng vẫn quản lí và bảo tồn cá Ngừ vây xanh thông qua chương trình IBQ” – trưởng nhóm quản lý cá ngừ xanh Đại Tây Dương, Randy Blankinship cho biết.

Sản lượng đánh bắt cá Kiếm ở Hoa Kỳ đang giảm dần

Mỗi quốc gia đánh bắt cá Kiếm Bắc Đại Tây Dương đều được quy định mức hạn ngạch khai thác hằng năm bởi Ủy ban quốc tế và bảo tồn cá Ngừ Đại Tây Dương (ICCAT). Tổng sản lượng được quy định ở mức đảm bảo rằng chúng ta sẽ không khai thác cá Kiếm nhanh hơn sự bổ sung đàn của chúng.

Hạn ngạch cơ bản của Mỹ là 2.937 tấn cá mỗi năm nhưng ngư dân ở đây chỉ đánh bắt số lượng nhỏ. Thực tế, từ năm 2012 sản lượng Kiếm giảm ở hầu như mỗi năm. Vào năm 2018, sản lượng chỉ chiếm 34% hạn ngạch cho phép.

Do đó, người dân Mỹ khó có cơ hội mua hải sản của họ đánh bắt mà cụ thể là cá Kiếm. Tỷ lệ khai thác dưới hạn ngạch cho phép cũng là một tác động lên sự bảo tồn giống trong tương lai của cá Kiếm Bắc Đại Tây Dương kể cả cá Ngừ vây xanh. Một phần hạn ngạch tại đây có thể được chuyển cho nước khác, nếu tình trạng trên vẫn tiếp diễn. 

Tạo ngư trường mới cho ngư dân

Năm nay, các ngư dân sử dụng kĩ thuật đánh bắt câu dòng dài có thể đánh cá ở các khu vực mà trước đây bị hạn chế hoặc cấm vào. Những khu vực đó bao gồm vịnh Mexico, Cape Hatteras – phía Bắc Carolina và duyên hải vùng New Jersey. 

Việc cho phép đánh bắt ở các ngư trường này làm giảm gánh nặng pháp lý không cần thiết áp đặt trên ngư dân. Điều này cho phép họ có thể linh hoạt đánh bắt ở các khu vực mà có trữ lượng cá Kiếm hay cá Ngừ vây vàng nhiều và cùng với kinh nghiệp của mình họ có thể trách tác động tiêu cực đến cá Ngừ vây xanh.

Ngoài ra, Những thay đổi này cho phép NOAA thu thập các dữ liệu mà từ đó có thể đánh giá các quyết định trong việc quản lí, quy định các mức giới hạn, bảo tồn giống cá tự nhiên,… 


Tạo những ngư trường và thời gian đánh bắt hợp lý cho ngư dân.

Cải thiên chính sách, quy định để kiểm soát hoạt động đánh bắt tốt hơn

Dưới các quy định được đưa ra, vào ngày 02/04/2020 vùng biển Cape Hatteras được dỡ bỏ lệnh hạn chế khai thác vĩnh viễn.

Mặc dù khu vực phía Bắc Mỹ và Vịnh Mexico không được dỡ bỏ lệnh hạn chế nhưng họ đang chuyển chúng sang dạng khu vực có kiểm soát vẫn cho ngư dân đánh bắt theo chương trình thực hiện trong 3 năm.

Các thức thực hiện như sau:

Ngư dân sẽ được đánh cá vào tháng 4 – 5 (trước đây không thể).

Nếu số lượng cá Ngừ vây xanh được bắt và bị chết nằm dưới ngưỡng cho phép thì ngư dân có thể khai thác liên tục các ngư tường trên. Tại Vịnh Mexico hạn ngạch khai thác cho phép của kĩ thuật câu dòng dài là 55% và ở mức này thì đảm bảo sẽ không vượt quá hạn ngạch cho phép đánh bắt không chủ ý của cá ngừ vây xanh.

Nếu ngư dân đánh bắt hơn hạn ngạch cho phép, họ sẽ bị mất quyền khai thác các khu vực trên vào tháng 4 và tháng 5 ở những phần còn lại của giai đoạn 3 năm.

Khu vực trên sẽ được thực hiện theo quy trình giám sát cơ bản của Đông Bắc Hoa Kỳ, nếu các hạn ngạch cá Ngừ vây xanh và các loại cá khác bị đánh bắt dưới 72% thì ngư dân có quyền tiếp tục thực hiện đánh bắt ở khu vực này trong giai đoạn tới.

Như vậy, cả 2 khu vực Vịnh và Đông Bắc nếu có thể giữ mức khai thác dưới ngưỡng thì không cần phải hạn chế đánh bắt nhằm bảo vệ cá Ngừ vây xanh. Đây là thành công trong công tác quản lý và bảo vệ cá ngừ Vây xanh từ ICCAT.

Vào cuối giai đoạn đánh giá 3 năm, NOAA sẽ thống kê các thông tin đã được thu thập và quyết định xem có nên tiếp tục sử dụng phương pháp này hay phải cấm khai thác tại các khu vực ở đây hay không.

Thay đổi lưỡi câu yếu hơn sẽ giảm cố lượng cá Cờ tình cờ bị mắc phải

Một quy định khác là thay đổi sự sử dụng lưỡi câu yếu hơn từ tháng 1 đến tháng 6 thay vì cả năm.

Chúng được thiết kế để duỗi thẳng dễ hơn dưới lực kéo thẳng đứng, điều này cho phép các loài cá lớn mắc câu khi cố gắng dùng sức bơi đi sau khi bị dính câu. Tuy nhiên có đến 46% các loại cá tạp như các Cờ trắng và cá Cờ vảy tròn bị dính câu.


Thay đổi lưỡi câu yếu hơn.

Do đó có thêm một yêu cầu mới về việc sử dụng loại lưỡi câu theo mùa để tránh khả năng cá Ngừ vây xanh và cá Cờ bị bắt nhiều. Như vậy họ sử dụng lưỡi câu yếu trong mùa cá ngừ vây xanh sinh sản từ tháng 1 đén tháng 6 và từ tháng 7 đến tháng 12 họ sẽ chọn loại móc khác.

Đánh bắt cá Ngừ vây xanh sẽ được quản lí bởi chương trình IBQ

Bắt đầu từ năm 2015, chương trình chia sẻ sự đánh bắt đã tạo ra sự hạn chế các tàu thuyền cá nhân trong hạn ngạch đánh bắt cá Ngừ vây xanh dựa trên các cơ sở khoa học. Sử dụng kĩ thuật khai thác câu cá dòng dài cho phép ngư dân có thể đánh bắt cá Kiếm và cá Ngừ vây xanh.

Mỗi năm, ngư dân được chia đều một mức hạn ngạch riêng trong chương trình của ICCAT. Mỗi cá ngừ vây xanh bắt được còn sống hay chết thì được khấu trừ bởi một đơn vị tàu cân bằng. Sự cân bằng này phải trên mức tối tiểu nếu muốn đánh bắt loài nào đó trong quý tới. Nếu tàu nằm dưới mức phân bổ hàng quý sẽ không được phép ra khơi, người chủ có thể thuê lại hạn ngạch từ những tàu khác. Kết quả là sự khích lệ tài chính cho ngư dân sử dụng chuyên môn của mình để tránh ảnh hưởng xấu đến cá ngừ vây xanh.

Từ khi chương trình được thực hiện, đã làm giảm rõ rệt lượng cá ngừ vây xanh hằng năm lến đến 65% so với 3 năm trước. Ước tính khoảng 150 tấn cá mỗi năm.

Như vậy, đây là một phương pháp hiệu quả trong việc bảo tồn các loài động vật có giá trị. Hạn chế sự khai thác quá mức, kết nối với các ngư dân trong vùng lại với nhau nhằm ổn định cuộc sống. Không chỉ cá Ngừ vây xanh, chúng ta có thể điều chỉnh để hệ thống phù hợp với một hay một số loài thủy sinh vật khác cần bảo vệ. Từ đó có thể vừa khai thác thủy sản phục vụ cuộc sống vừa bảo vệ thiên nhiên đôi bên cùng phát triển bền vững.

Đăng ngày 17/04/2020
Triệu
Đánh bắt

Nâng cao hiệu quả trong khai thác thủy sản

Để nâng cao hiệu quả khai thác thủy sản, cần áp dụng các giải pháp đồng bộ từ việc áp dụng công nghệ tiên tiến đến việc cải thiện quản lý nguồn lợi thủy sản và bảo vệ môi trường.

Thu hoạch thủy sản
• 10:17 25/11/2024

Đồng Nai kiên quyết dẹp ngư cụ cấm và đánh bắt tự diệt

Trong thời gian qua, Đồng Nai đã nỗ lực thực hiện nhiều biện pháp mạnh mẽ nhằm dẹp bỏ ngư cụ cấm và các hình thức đánh bắt kiểu “tự diệt”.

Người dân
• 09:34 01/11/2024

“Lộc trời” sau bão Trà Mi: Người dân Đà Nẵng đón nhận món quà từ biển

Bão Trà Mi qua đi đã để lại những “món quà” bất ngờ cho người dân Đà Nẵng, khi dọc bờ biển đường Nguyễn Tất Thành được phủ kín bởi vẹm xanh, sò huyết, chíp chíp, và nhiều loại hải sản khác.

Vẹm xanh
• 10:33 31/10/2024

Người dân thất thoát trước quy định mới về đánh bắt cá ngừ

Nhiều ngư dân Việt Nam đang gặp khó khăn trước các quy định mới về kích thước tối thiểu khi khai thác cá ngừ vằn. Cụ thể, theo Nghị định 37/2024/NĐ-CP, cá ngừ vằn chỉ được phép khai thác nếu đạt chiều dài từ 50cm trở lên. Quy định này nhằm bảo vệ nguồn lợi hải sản, nhưng lại gây thiệt hại lớn cho ngư dân và doanh nghiệp xuất khẩu.

Cá ngừ
• 14:13 22/10/2024

Bản chất pH ao nuôi tôm và cách xử lý

Các kỹ sư thường tư vấn bà con việc kiểm tra pH đều đặn ngày 2 lần. Tuy nhiên nếu kiểm soát được môi trường tốt, nuôi được tảo có lợi chiếm ưu thế thì pH ao tôm sẽ được ổn định và hạn chế dao động. Việc hiểu bản chất sẽ giúp chúng ta có cái nhìn tổng quan và điều chỉnh pH theo ý muốn của mình được dễ dàng.

pH ao nuôi tôm
• 11:15 27/11/2024

Dấu hiệu tôm bệnh thể hiện ở ruột và gan

Trong quá trình nuôi tôm, bệnh tật là một trong những vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm. Một trong những dấu hiệu rõ rệt để nhận biết tôm có bệnh là sự thay đổi bất thường ở gan và ruột. Việc phát hiện sớm những dấu hiệu này giúp người nuôi có thể can thiệp kịp thời, từ đó giảm thiểu thiệt hại và duy trì sự phát triển khỏe mạnh cho tôm.

Gan tôm
• 11:15 27/11/2024

Tại sao sử dụng men vi sinh trong nuôi tôm không hiệu quả?

Men vi sinh đã và đang được ứng dụng rộng rãi trong nuôi tôm, với mục tiêu cải thiện sức khỏe tôm, phòng ngừa bệnh tật, và tối ưu hóa chất lượng môi trường nuôi. Tuy nhiên, một thực tế đáng tiếc là không phải lúc nào việc sử dụng men vi sinh cũng mang lại kết quả như kỳ vọng.

Men vi sinh
• 11:15 27/11/2024

Loài tảo mới làm thức ăn cho cá tôm

Các nhà nghiên cứu Philippines tại Trung tâm Phát triển Thủy sản Đông Nam Á (SEAFDEC/AQD) đang thử nghiệm “tảo spaghetti”, có tên khoa học là Chaetomorpha linum, trong thành phần thức ăn cho cá và tôm nhằm giảm chi phí thức ăn thủy sản.

Tảo
• 11:15 27/11/2024

Thực hư trị bệnh EHP trong nuôi tôm

EHP (Enterocytozoon hepatopenaei) là một loại vi khuẩn ký sinh nội bào gây bệnh nghiêm trọng trên tôm nuôi. Loại vi khuẩn này làm suy giảm khả năng tiêu hóa và tăng trưởng của tôm, dẫn đến thiệt hại kinh tế lớn cho người nuôi.

Tôm bệnh EHP
• 11:15 27/11/2024
Some text some message..