Thế giới nỗ lực bảo vệ rạn san hô

Theo thông tin từ Đại sứ quán Indonesia tại Việt Nam, Chính phủ Indonesia sẽ đăng cai tổ chức Hội nghị thế giới về Rạn san hô (WCRC) từ ngày 14 đến 17/5/2014.

rạn san hô

Với chủ đề “Rạn san hô vì sự bền vững của ngành ngư nghiệp, an ninh lương thực và kinh doanh thân thiện với môi trường”, hội nghị hướng đến các việc như: đảm bảo nguồn lực, đồng bộ hóa và thiết lập các chính sách, hành động cụ thể về quản lý và sử dụng tài nguyên rạn san hô. Mặt khác, WCRC 2014 còn muốn xác định và phát triển các giá trị, nhận thức và mục tiêu chung trong bảo tồn và duy trì hệ sinh thái rạn san hô như là di sản thế giới cần được truyền lại cho các thế hệ tương lai.

WCRC 2014 là cơ hội để các quốc gia, các tổ chức quốc tế và phi chính phủ, các nhà khoa học và các học giả chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm về mô hình quản lý các hệ sinh thái rạn san hô, làm cơ sở, căn cứ cho chính sách bảo vệ môi trường biển của các quốc gia. Ngoài ra, WCRC 2014 sẽ là diễn đàn để thảo luận về các phương pháp, cách thức tiếp cận, những tiến bộ khoa học công nghệ mới nhất trong bảo quản và sử dụng tài nguyên rạn san hô.

Hiện nay, các tổ chức bảo vệ môi trường cũng như các chuyên gia hải dương học liên tục đưa ra nhiều cảnh bảo về tình trạng đa dạng sinh học rạn san hô trên thế giới đang trong tình trạng “nguy kịch” do hoạt động của con người như phát triển kinh tế biển, ven biển, ô nhiễm môi trường và đánh bắt thủy, hải sản quá mức. Ngoài ra, các hệ sinh thái này còn bị đe dọa do sự nóng lên của trái đất và đại dương.

Tại Việt Nam, năm 2005, nhóm Công tác Tiểu ban San hô của dự án Quỹ Môi trường toàn cầu (GEF) nhận định: với khoảng 1.222km2 rạn san hô, san hô Việt Nam có độ đa dạng về thành phần loài vào loại cao nhất thế giới. Tuy nhiên, các nhà khoa học đã cảnh bảo phần lớn trong số rạn san hô ở Việt Nam đang thực sự nguy kịch bởi ô nhiễm môi trường ngày càng tồi tệ và các nguồn lợi thủy sinh cạn kiệt. Một số báo cáo còn xếp Việt Nam vào nhóm các nước và vùng lãnh thổ có tỷ lệ các rạn san hô bị đe dọa nhiều nhất (cùng với Philippines, Trung Quốc, Đài Loan và Indonesia). Với thực trạng này, nếu Việt Nam không ngay lập tức hành động thì những rạn san hô chắc chắn sẽ mất đi. Điều đó đồng nghĩa với “giấc mơ” xây dựng mô hình du lịch dưới đáy biển như các quốc gia khác cũng tan theo sóng nước.

Báo Công Thương, 05/05/2014
Đăng ngày 06/05/2014
Nguyễn Phượng
Môi trường

Mô hình nuôi tôm không xả thải được nghiên cứu và ứng dụng thành công

Trong những năm gần đây, ngành nuôi trồng thủy sản đã chứng kiến những bước tiến đột phá nhờ vào áp dụng các công nghệ môi trường bền vững. Trong đó, mô hình nuôi tôm không xả thải đã được nghiên cứu và ứng dụng thành công, giải quyết được những thách thức lâu nay về ô nhiễm môi trường trong nuôi tôm

Ao nuôi
• 10:10 22/01/2025

Rong biển: Người dọn dẹp tiềm năng cho môi trường thủy sản

Rong biển, một loài thực vật biển đa năng, không chỉ đóng vai trò quan trọng trong hệ sinh thái mà còn mang lại nhiều lợi ích cho ngành thủy sản. Với khả năng làm sạch môi trường nước và hỗ trợ nuôi trồng thủy sản bền vững, rong biển đang trở thành một giải pháp tự nhiên được nhiều quốc gia quan tâm và áp dụng.

Rong biển
• 10:48 15/01/2025

Bảo vệ cá nuôi trước thời tiết chuyển biến lạnh

Thời tiết lạnh thường đem đến nhiều thách thức cho việc nuôi cá. Sự thay đổi nhiệt độ đột ngột không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển của cá mà còn tăng nguy cơ nhiễm bệnh. Bài viết này sẽ cung cấp những biện pháp hiệu quả giúp bảo vệ cá nuôi trước thời tiết lạnh.

Cá nuôi
• 09:57 13/01/2025

Việt Nam hướng đến ngăn ngừa rác thải ngư cụ

Chính phủ Đức đã tài trợ cho trường Đại học Ostfalia (Đức) phối hợp với các trường đại học và viện nghiên cứu của Việt Nam thực hiện Dự án REVFIN, đây là dự án nghiên cứu và phát triển mới nhằm ngăn chặn rác thải ngư cụ ở các vùng ven bờ biển Việt Nam.

Môi trường biển
• 10:34 09/12/2024

Tôm sú hay tôm thẻ: Loại nào ngon hơn cho món lẩu ngày Tết?

Tết Nguyên Đán là dịp lễ gia đình quay quần, cùng nhau chuẩn bị những bàn ăn đậm đà, phong phú.

Lẩu hải sản
• 08:25 23/01/2025

Tôm ruột cong: Nguyên nhân và biện pháp phòng trị

Tôm ruột cong là một trong những hiện tượng phổ biến nhưng gây không ít lo lắng cho người nuôi tôm. Khi mắc phải tình trạng này, tôm thường yếu, giảm khả năng hấp thụ dinh dưỡng, dễ bị bệnh, và có nguy cơ chết cao.

Tôm ruột cong
• 08:25 23/01/2025

Mô hình nuôi tôm không xả thải được nghiên cứu và ứng dụng thành công

Trong những năm gần đây, ngành nuôi trồng thủy sản đã chứng kiến những bước tiến đột phá nhờ vào áp dụng các công nghệ môi trường bền vững. Trong đó, mô hình nuôi tôm không xả thải đã được nghiên cứu và ứng dụng thành công, giải quyết được những thách thức lâu nay về ô nhiễm môi trường trong nuôi tôm

Ao nuôi
• 08:25 23/01/2025

Vai trò dinh dưỡng của thủy sản trong bữa ăn hằng ngày và lợi ích bất ngờ

Thủy sản từ lâu đã trở thành một phần không thể thiếu trong chế độ ăn của nhiều gia đình. Với sự phong phú về chủng loại và giá trị dinh dưỡng, các món ăn từ thủy sản không chỉ ngon miệng mà còn mang lại vô số lợi ích cho sức khỏe.

Thủy sản
• 08:25 23/01/2025

Đốm trắng hoành hành trở lại trong thời gian gần đây

Trong thời gian gần đây, bệnh đốm trắng trên tôm nuôi đang có dấu hiệu bùng phát trở lại tại nhiều địa phương, gây lo ngại cho bà con nuôi tôm. Đây là bệnh do virus gây ra, có khả năng lây lan nhanh và gây thiệt hại nghiêm trọng nếu không được kiểm soát kịp thời.

Tôm thẻ chân trắng
• 08:25 23/01/2025
Some text some message..