Thiết bị lọc, phân cỡ lươn giống không làm ảnh hưởng đến sức khỏe con giống

Cách thức lọc không ảnh hưởng đến sức khỏe lươn giống.

Lọc lươn giống
Lọc lươn giống.

Hiện nay nhu cầu nuôi lươn của bà con rất cao, do lươn là loài thủy đặc sản có giá trị kinh tế tương đối lớn, kỹ thuật nuôi cũng khá đơn giản và tình hình dịch bệnh trên heo đang xảy ra hết sức phức tạp dẫn đến việc tận dụng chuồng heo sửa chữa thành bể nuôi lươn không tốn nhiều chi phí. Chính vì vậy phong trào nuôi lươn đang được chú trọng tại các địa phương.

Tuy nhiên, trong lúc nuôi việc chọn lươn nuôi đồng kích cỡ được đặt lên hàng ưu tiên. Nếu không chọn lươn đồng cỡ dẫn đến tình trạng giữa con có kích thước lớn hơn sẽ lấn át con có kích thước nhỏ hơn và thậm chí là con lớn ăn con nhỏ dẫn tới hiệu quả của mô hình không cao. Một số hộ nuôi vẫn lựa bằng phương pháp truyền thống nhưng tỷ lệ đồng cỡ vẫn chưa cao, hao hụt và tốn nhiều thời gian.

Do đó, việc tạo ra thiết bị lọc, phân cỡ lươn giống và cách lọc không ảnh hưởng đến sức khỏe con giống sẽ khắc phục tình trạng nêu trên giúp giảm nhân công lao động. Thiết bị này được sử dụng trong lọc, phân cỡ lươn giống tạo ra độ đồng đều của con giống ở các giai đoạn trong quy trình ương và giao giống cho người dân mà con giống không bị xây xát, không ảnh hưởng đến sức khỏe của lươn giống, tạo ra lươn giống đồng đều, hạn chế lươn ăn lẫn nhau (con lớn ăn con nhỏ), góp phần nâng cao tỷ lệ sống ương lươn giống, giảm chi phí sản xuất (chi phí lao động) đem lại hiệu quả kinh tế và ý nghĩa chính trị, xã hội nhất định.

Cách thực hiện lọc phân cỡ lươn giống: Trước khi lọc, phân cỡ lươn giống cần ngưng cho lươn ăn từ 1 – 2 ngày, ít nhất là 1 ngày, để lươn tiêu hóa hết thức ăn tạo hình dạng cơ thể lươn thon đều giữa phần đầu và phần bụng giúp giảm xây xát, không hao hụt, trong quá trình lọc cần tạo thêm dòng chảy vừa phải để lươn hoạt động và chui qua thiết bị lọc.

Giải pháp được thực hiện tại hộ ông Nguyễn Văn Chiến xã Tân Phú, thị xã Long Mỹ. Theo Ông Chiến cho biết: Thiết bị lọc, phân cỡ lươn giống dễ sử dụng, tạo ra độ đồng đều của con giống ở các giai đoạn trong quy trình ương và nuôi mà con lươn không bị xây sát, không ảnh hưởng đến sức khỏe của lươn, tạo ra lươn giống đồng đều hạn chế lươn ăn lẫn nhau, góp phần nâng cao tỷ lệ sống ương, nuôi.

Thiết bị lọc phân cỡ lươn giống ứng dụng thay thế cho việc lọc, phân cỡ lươn bằng thủ công, lựa bằng tay, hạn chế nhân công lao động, hạn chế lươn bị hao hụt do lựa bằng tay lươn bị sây sát, mất nhớt (chết) và không chính xác (do lựa lươn bằng cảm quan, lươn không đồng đều). Thiết bị lọc phân cở lươn giống cho ra kết quả rất tốt, tỷ lệ độ đồng đều của lươn giống đạt trên 95%, lươn khỏe mạnh, không bị hao hụt do xây sát, tiết kiệm nhân công lao động rất nhiều góp phần làm giảm giá thành sản xuất lươn giống. Thiết bị này đang được khuyến cáo cho người dân sản xuất lươn giống trong tỉnh áp dụng và kết quả thực hiện rất tốt, người sản xuất lươn giống không còn phải sợ việc lọc, phân cỡ lươn giống như trước nữa.

Giải pháp kỹ thuật “Tạo thiết bị lọc, phân cỡ lươn giống và cách lọc không ảnh hưởng đến sức khỏe con giống” rất khả thi, đơn giản, lễ làm, dễ thực hiện và đã áp dụng tại hộ dân. Có thể được xem đây là giải pháp tốt nhất cho từng hộ nuôi và sản xuất giống lươn trong thời gian tới.

Trạm Khuyến Nông TX. Long Mỹ
Đăng ngày 17/01/2020
Bùi Út Mười
Nuôi trồng

Độ pH và độ mặn không ổn định

Trong nuôi tôm, các yếu tố môi trường như độ pH và độ mặn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 10:19 15/11/2024

Tầm quan trọng của việc chọn lọc gen cho tôm giống

Chọn lọc gen cho tôm giống là một quá trình quan trọng giúp cải thiện năng suất và hiệu quả trong nuôi trồng thủy sản. Việc sử dụng tôm giống có gen tốt, đã được chọn lọc, giúp nâng cao sức khỏe và khả năng kháng bệnh cho tôm, từ đó giảm thiểu rủi ro và tăng hiệu quả sản xuất.

Tôm giống
• 11:36 14/11/2024

Tiêu chuẩn chất lượng thức ăn trong nuôi tôm: Yếu tố quan trọng để đảm bảo hiệu quả và sức khỏe

Thức ăn không chỉ là nguồn cung cấp năng lượng mà còn là nền tảng để tôm tăng trưởng, phát triển hệ miễn dịch, và đạt đến kích cỡ thương phẩm. Để đạt được mục tiêu này, người nuôi cần nắm rõ các tiêu chuẩn chất lượng thức ăn và cách kiểm soát chúng trong suốt quá trình nuôi.

Tôm thẻ
• 11:00 13/11/2024

Giải pháp nâng cao hiệu quả mô hình nuôi cá điêu hồng gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm là một mô hình khá hiệu quả, giúp gia tăng giá trị sản phẩm và đảm bảo sự bền vững cho người nuôi. Mô hình này kết hợp giữa việc nuôi cá và các hoạt động tiêu thụ, cung cấp cho người nuôi một thị trường ổn định và giảm thiểu rủi ro về giá cả hay tiêu thụ sản phẩm. Dưới đây là các giải pháp cần lưu ý khi thực hiện mô hình này

Cá điêu hồng
• 10:52 13/11/2024

Bản chất chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm

Chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm là một quá trình biến đổi bảo toàn các nguyên tố trong chuỗi chuyển hóa từ nguồn chất hữu cơ đầu vào dưới tác động nhiều yếu tố lý – hóa – sinh trong ao tôm.

Chu trình chuyển hóa
• 08:44 16/11/2024

Tối ưu chuỗi lạnh trong vận chuyển thủy sản: Bí quyết giữ tôm cá luôn tươi

Trong ngành thủy sản, bảo quản độ tươi sống của tôm cá là yếu tố then chốt để đảm bảo chất lượng và giá trị thương phẩm khi đến tay người tiêu dùng. Với nhu cầu tiêu thụ thủy sản tươi sống tăng cao, đặc biệt là từ các thị trường xuất khẩu, việc duy trì chất lượng trong suốt quá trình vận chuyển đang trở thành một thách thức lớn.

Tôm thẻ
• 08:44 16/11/2024

Giải mã “cú đấm” của tôm bọ ngựa

Tôm búa (Stomatopoda), còn được biết đến với các tên gọi khác như hay tôm bọ ngựa, là một trong những sinh vật biển đáng gờm nhất trong đại dương.

Tôm bọ ngựa
• 08:44 16/11/2024

Độ pH và độ mặn không ổn định

Trong nuôi tôm, các yếu tố môi trường như độ pH và độ mặn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 08:44 16/11/2024

Thị trường xuất khẩu tôm và các tiêu chuẩn quốc tế

Ngành nuôi tôm hiện nay đóng góp lớn vào nền kinh tế ở nhiều quốc gia, đặc biệt là các quốc gia Đông Nam Á như Việt Nam, Thái Lan, và Indonesia. Với nhu cầu tiêu thụ tôm ngày càng tăng ở các thị trường lớn như Mỹ, Châu Âu, và Nhật Bản, xuất khẩu tôm trở thành một ngành quan trọng giúp tăng trưởng kinh tế và tạo ra hàng triệu việc làm. Tuy nhiên, để có thể gia nhập và duy trì chỗ đứng tại các thị trường xuất khẩu quốc tế, tôm phải đáp ứng những tiêu chuẩn chất lượng nghiêm ngặt nhằm bảo đảm an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường.

Tôm xuất khẩu
• 08:44 16/11/2024
Some text some message..