Thiếu phương pháp kiểm tra dư lượng dẫn đến lạm dụng kháng sinh trong nuôi tôm

Việc lạm dụng kháng sinh trong nuôi tôm đã dẫn đến thiệt hại không nhỏ về mặt kinh tế cũng như nguy cơ sức khỏe cho người tiêu dùng. Vậy tại sao người nuôi tôm vẫn tiếp tục duy trì thói quen này? Liệu có phải họ thiếu kiến thức kỹ thuật, do vấn đề kinh tế hay xuất phát từ một nguyên nhân nào khác?

Tôm thẻ
Lạm dụng kháng sinh khiến sức khỏe tôm bị suy yếu

Để tìm câu trả lời, PGS. Vũ Hoàng Nam ở trường Đại học Ngoại thương cùng các nhà khoa học Nhật Bản đã tiến các các nghiên cứu thực địa từ năm 2012-2014, khảo sát những người nuôi tôm quy mô nhỏ ở khu vực miền Nam (Việt Nam), người thu mua, công ty chế biến và các nhà quản lý địa phương. Họ đưa ra các giả thuyết về lý do người dân tiếp tục sử dụng kháng sinh bị cấm trong nuôi tôm, đồng thời thiết kế các thử nghiệm đối chứng với ba biện pháp can thiệp: tổ chức hội thảo kỹ thuật, hỗ trợ kiểm tra dư lượng kháng sinh và thu mua tôm chất lượng cao với giá cao hơn.

Nhóm nghiên cứu nhận thấy, người nuôi tôm không tuân thủ các tiêu chuẩn do không có cách kiểm tra dư lượng kháng sinh, dẫn đến không nắm được thực tế là tôm đã vượt quá mức kháng sinh cho phép hay chưa. Do vậy, việc cung cấp các biện pháp xét nghiệm dư lượng kháng sinh có thể là một giải pháp hiệu quả để hạn chế lạm dụng kháng sinh trong chăn nuôi thủy sản ở các nước đang phát triển.

Các tác giả đã công bố kết quả trong bài báo “Reducing antibiotics use among smallholders: Experimental evidence from the shrimp aquaculture sector in Vietnam” trên tạp chí Aquaculture.

Báo Khoa Học Phát Triển
Đăng ngày 20/04/2023
Thanh An
Khoa học

Cấu trúc ống tiêu hóa ảnh hưởng đến đặc tính ăn của cá thát lát còm

Trong quá trình sản xuất giống các loài thủy sản, xác định tính ăn của cá bột là có ý nghĩa quyết định sự thành công của quá trình sản xuất. Có rất nhiều nghiên cứu về tính ăn của cá bột cũng như sự phát triển của ống tiêu hóa để chọn lựa loại thức ăn thích hợp ương cá.

Cá thát lát còm
• 12:07 23/09/2023

Bệnh nấm và ký sinh trùng trên tôm càng xanh

Tôm càng xanh là loài giáp xác nước ngọt có giá trị thương mại quan trọng (Nguyen et al. 2019). Tuy nhiên, sự phát triển nhanh chóng của ngành nuôi tôm này đã dẫn đến các hậu quả liên quan đến tỷ lệ mắc các bệnh truyền nhiễm, chủ yếu do virus và vi khuẩn gây ra (Suanyuk và Dangwetngam 2014).

Tôm càng xanh
• 12:04 18/09/2023

Baicalein từ cây hoàng cầm giúp chống lại virus đốm trắng WSSV

Hiện nay, các quốc gia trên thế giới đang dần hạn chế việc sử dụng hóa chất và kháng sinh trong NTTS do tần suất dịch bệnh cao và dẫn đến suy thoái môi trường. Do đó, các loại phụ gia bổ sung trong thức ăn được ưu tiên nghiên cứu và phát triển.

Cây hoàng cầm
• 15:41 14/09/2023

Protein sinh học có thể thay thế cho kháng sinh trong nuôi tôm không?

Sử dụng protein sinh học thay thế kháng sinh trong nuôi tôm là một giải pháp hữu hiệu để đối phó với vấn đề lạm dụng kháng sinh và bảo vệ sức khỏe con người cũng như môi trường tự nhiên trong ngành nuôi trồng thủy sản.

Kháng sinh tôm
• 17:08 12/09/2023

Cấu trúc ống tiêu hóa ảnh hưởng đến đặc tính ăn của cá thát lát còm

Trong quá trình sản xuất giống các loài thủy sản, xác định tính ăn của cá bột là có ý nghĩa quyết định sự thành công của quá trình sản xuất. Có rất nhiều nghiên cứu về tính ăn của cá bột cũng như sự phát triển của ống tiêu hóa để chọn lựa loại thức ăn thích hợp ương cá.

Cá thát lát còm
• 13:31 23/09/2023

Loại cá nào nên và không nên có trong chế độ ăn

Nguồn dinh dưỡng từ cá có các chất quan trọng như protein, vitamin D và nguồn axit béo omega - 3 dồi dào, cực kỳ quan trọng đối với cơ thể và não.

Ăn cá
• 13:31 23/09/2023

Một số mầm bệnh phổ biến trên lươn đồng

Lươn đồng là đối tượng nuôi có nhiều tiềm năng do thịt lươn có nhiều dinh dưỡng, thời gian nuôi ngắn, chi phí đầu tư thấp, dễ nuôi, giá cả ổn định đem lại hiệu quả kinh tế cao, giúp cải thiện đời sống cho người dân.

Lươn
• 13:31 23/09/2023

Giải pháp dựa vào thiên nhiên để quản lý nước thải nuôi tôm

Theo một dự án nghiên cứu mới, các giải pháp dựa trên thiên nhiên có thể được sử dụng hiệu quả trong chiến lược xử lý nước thải cho ngành nuôi tôm.

Ao tôm
• 13:31 23/09/2023

Dư lượng kháng sinh tồn tại lớn trong tôm

Sử dụng kháng sinh bừa bãi trong nuôi tôm là tình trạng sử dụng kháng sinh không đúng cách, không đúng chỉ định của bác sĩ thú y, hoặc sử dụng kháng sinh quá liều. Tình trạng này đang trở thành một vấn đề nghiêm trọng, gây ra nhiều hậu quả cho sức khỏe con người, môi trường và ngành nuôi tôm.

Kháng sinh
• 13:31 23/09/2023