Thổ Châu phát triển nghề nuôi cá lồng bè

Nghề nuôi cá lồng bè gần hai mươi năm nay đã mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho người dân xã đảo Thổ Châu, thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang. Tuy nhiên, do điều kiện địa lý xa xôi, đầu ra của nghề nuôi lồng bè nơi đây hiện chưa ổn định khiến hiệu quả kinh tế bị ảnh hưởng.

Mô hình nuôi lồng bè.
Mô hình nuôi lồng bè ở xã đảo Thổ Châu. Ảnh: Hồng Đạt.

Địa phương đang xúc tiến thành lập hợp tác xã để người dân làm nghề nuôi cá lồng bè ở Thổ Châu có nguồn đầu ra được đảm bảo, ổn định lợi nhuận, cải thiện đời sống gia đình, góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Chủ tịch Hội Nông dân xã Thổ Châu Nguyễn Thái Thông cho biết, hiện xã bước đầu thành lập được một tổ hợp tác nuôi cá lồng bè với 5 hộ tham gia. UBND xã và Hội Nông dân hiện xúc tiến thành lập hợp tác xã, giúp nghề nuôi lồng bè Thổ Châu có đầu ra ổn định.


Mô hình nuôi cá lồng bè ở xã đảo Thổ Châu, thành phố Phú Quốc (Kiên Giang). Ảnh: Hồng Đạt.

Hiện do khó khăn về giao thông, 5 ngày mới có một chuyến tàu Phú Quốc - Thổ Châu nên đầu ra sản phẩm cá lồng bè không ổn định, giá cả bấp bênh. Bên cạnh đó, giá cá mồi, thức ăn cho cá bớp chênh lệch, người dân nhiều khi phải mua giá cao, ảnh hưởng đến lợi nhuận.

Theo ông Nguyễn Thái Thông, trong thời gian chưa thành lập được hợp tác xã, địa phương có thể thành lập thêm tổ hợp tác, tạo điều kiện cho người dân vay vốn trước mắt. Ngân hàng chính sách cũng đang xúc tiến làm hồ sơ cho vay một số hộ nuôi trồng cá lồng bè, khoảng 50 triệu đồng/hộ. Bên cạnh đó, Hội Nông dân xã Thổ Châu cũng đề nghị với Phòng Kinh tế thành phố Phú Quốc tạo điều kiện hỗ trợ kỹ thuật, cách thức chăm sóc, phòng, chữa bệnh cá bớp cho người dân.

Về phía UBND xã Thổ Châu mong muốn có doanh nghiệp đầu tư hợp đồng với người dân, bao tiêu sản phẩm để người dân ổn định đầu ra, yên tâm sản xuất. Ông Trần Văn Tân, một hộ nuôi cá lồng bè Thổ Châu chia sẻ: "Hiện chưa có hợp tác xã nên việc nuôi lồng bè còn gặp khó khăn giá cá mồi còn cao, giá cả đầu ra bấp bênh. Tôi cùng với bà con đều muốn có hợp tác xã để cùng tập hợp lại, tạo sự liên kết trong việc nuôi cá, từ đó mới ổn định giá cá nguyên liệu, cá mồi và đầu ra, giúp tăng lợi nhuận, phát triển kinh tế gia đình".

Chủ tịch UBND xã Thổ Châu Đỗ Văn Dừng cho biết, nghề nuôi cá lồng bè ở Thổ Châu có từ khoảng năm 2004 với khoảng 3 - 4 hộ làm nghề. Nằm xa cách thành phố Rạch Giá 200km, đời sống người dân xã đảo chủ yếu đánh bắt, nuôi trồng nhiều loài thủy hải sản. Do ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc và gió Tây Nam nên người dân xã đảo Thổ Châu sinh sống hàng năm chuyển bãi theo mùa. Từ tháng 9 đến tháng 4 Âm lịch, người dân tập trung sinh sống ở Bãi Ngự. Từ tháng 5 đến tháng 8 Âm lịch, người dân tập trung sinh sống ở Bãi Dong.

Việc này ảnh hưởng đến nghề nuôi trồng của các hộ nuôi lồng bè ở Thổ Châu khi không có bãi trú ngụ an toàn, chi phí mỗi lần chuyển bãi tốn kém. Chính quyền xã đề nghị cấp trên cần quy hoạch khu nuôi trồng thủy sản trên đảo, giúp người dân an tâm hơn làm nghề, đảm bảo chăn nuôi trên biển được ổn định.


Ông Trần Văn Tân tại ấp Bãi Ngự, xã đảo Thổ Châu cho cá bớp ăn. Ảnh: Hồng Đạt.

Tại khu vực này, lợi thế nguồn nước biển địa phương sạch, trong, người dân đã triển khai làm lồng bè nuôi các loài cá như: bớp, mú,… Tuy nhiên, theo thời gian, hiện chủ yếu người dân chủ yếu nuôi cá bớp vì loài cá này phù hợp với điều kiện sống ở đây và có giá trị kinh tế cao.

Ông Trần Văn Tân làm nghề nuôi lồng bè từ năm 2017 cho biết, chỉ có cá bớp phù hợp nhất với môi trường nước biển Thổ Châu, cá ít bệnh, sinh trưởng thuận lợi. Cá bớp nuôi khoảng từ 6 - 7 tháng, đạt trọng lượng từ 6 - 7 kg/con là có thể thu hoạch được. Gia đình ông Tân có 4 bè cá, diện tích 32m2/bè, thả nuôi khoảng 1.500 con. Đợt vừa qua giá cá bớp 145.000 đồng/kg, ông Tân bán được khoảng 1 tỷ đồng, trừ chi phí chăm sóc, thức ăn, lợi nhuận đạt được khoảng 300 triệu đồng.

Từ những hộ nuôi ban đầu đạt hiệu quả, nhiều hộ đã mạnh dạn đầu tư làm lồng bè nuôi cá bớp, khiến mô hình lồng bè trên xã đảo Thổ Châu dần được mở rộng ra. Hiện, địa phương có 46 hộ nuôi cá lồng bè với diện tích mặt nước khoảng 3 ha.

TTXVN
Đăng ngày 05/07/2021
Hồng Đạt
Nuôi trồng

Tầm quan trọng của việc chọn lọc gen cho tôm giống

Chọn lọc gen cho tôm giống là một quá trình quan trọng giúp cải thiện năng suất và hiệu quả trong nuôi trồng thủy sản. Việc sử dụng tôm giống có gen tốt, đã được chọn lọc, giúp nâng cao sức khỏe và khả năng kháng bệnh cho tôm, từ đó giảm thiểu rủi ro và tăng hiệu quả sản xuất.

Tôm giống
• 11:36 14/11/2024

Tiêu chuẩn chất lượng thức ăn trong nuôi tôm: Yếu tố quan trọng để đảm bảo hiệu quả và sức khỏe

Thức ăn không chỉ là nguồn cung cấp năng lượng mà còn là nền tảng để tôm tăng trưởng, phát triển hệ miễn dịch, và đạt đến kích cỡ thương phẩm. Để đạt được mục tiêu này, người nuôi cần nắm rõ các tiêu chuẩn chất lượng thức ăn và cách kiểm soát chúng trong suốt quá trình nuôi.

Tôm thẻ
• 11:00 13/11/2024

Giải pháp nâng cao hiệu quả mô hình nuôi cá điêu hồng gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm là một mô hình khá hiệu quả, giúp gia tăng giá trị sản phẩm và đảm bảo sự bền vững cho người nuôi. Mô hình này kết hợp giữa việc nuôi cá và các hoạt động tiêu thụ, cung cấp cho người nuôi một thị trường ổn định và giảm thiểu rủi ro về giá cả hay tiêu thụ sản phẩm. Dưới đây là các giải pháp cần lưu ý khi thực hiện mô hình này

Cá điêu hồng
• 10:52 13/11/2024

Chức năng của vôi canxi trong nuôi tôm

Vôi canxi đóng vai trò quan trọng trong nuôi tôm nhờ vào các chức năng cải thiện chất lượng môi trường nước và sức khỏe tôm.

Vôi
• 10:45 12/11/2024

Khám phá sự thật thú vị về cá mắt thùng

Cá mắt thùng, hay còn gọi là Barreleye Fish, là một trong những loài cá kỳ lạ nhất và độc đáo nhất trong thế giới động vật biển sâu. Hãy cùng khám phá những sự thật thú vị về cá mắt thùng qua bài viết dưới đây.

Cá mắt thùng
• 04:32 15/11/2024

7 sự thật thú vị và xu hướng xuất khẩu tôm hiện nay

Tôm đã trở thành mặt hàng xuất khẩu quan trọng khi liên tục ghi nhận mức giá trị tăng cao qua từng năm, góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế một quốc gia. Đây chắc chắn là tín hiệu tích cực cho các nhà sản xuất tôm, tuy nhiên người nuôi cũng phải nhận thức được xu hướng hiện tại trong xuất khẩu tôm trước khi thâm nhập vào thị trường toàn cầu.

Tôm xuất khẩu
• 04:32 15/11/2024

Tầm quan trọng của việc chọn lọc gen cho tôm giống

Chọn lọc gen cho tôm giống là một quá trình quan trọng giúp cải thiện năng suất và hiệu quả trong nuôi trồng thủy sản. Việc sử dụng tôm giống có gen tốt, đã được chọn lọc, giúp nâng cao sức khỏe và khả năng kháng bệnh cho tôm, từ đó giảm thiểu rủi ro và tăng hiệu quả sản xuất.

Tôm giống
• 04:32 15/11/2024

Tổng hợp các phương pháp kiểm soát nguồn gốc chất thải

Kiểm soát nguồn gốc chất thải thủy sản đặc biệt là nuôi tôm là một khâu quan trọng trong quản lý chất thải, nhằm xác định nguồn phát sinh, loại chất thải, lượng chất thải và các thông tin liên quan khác. Các phương pháp này giúp chúng ta có những biện pháp xử lý và giảm thiểu chất thải hiệu quả hơn.

Nguồn gốc chất thải
• 04:32 15/11/2024

Tiêu chuẩn chất lượng thức ăn trong nuôi tôm: Yếu tố quan trọng để đảm bảo hiệu quả và sức khỏe

Thức ăn không chỉ là nguồn cung cấp năng lượng mà còn là nền tảng để tôm tăng trưởng, phát triển hệ miễn dịch, và đạt đến kích cỡ thương phẩm. Để đạt được mục tiêu này, người nuôi cần nắm rõ các tiêu chuẩn chất lượng thức ăn và cách kiểm soát chúng trong suốt quá trình nuôi.

Tôm thẻ
• 04:32 15/11/2024
Some text some message..