Thoát nghèo nhờ nuôi tôm càng xanh trên ruộng lúa

Từ một ấp khó khăn, heo hút, bằng sự kỳ quyết của cả hệ thống chính trị, đến nay ấp đã xoá trắng hộ nghèo, đời sống người dân từng bước được nâng lên, thoát nghèo bền vững.

Thoát nghèo nhờ nuôi tôm càng xanh trên ruộng lúa
Nhiều hộ dân thoát nghèo nhờ nuôi tôm càng xanh trên ruộng lúa.

Đi dọc theo tuyến lộ vào sâu trong ấp Lê Hoàng Thá dễ dàng nhận thấy những cánh đồng lúa xanh mướt, được kết hợp nuôi tôm càng xanh, đang chờ mùa thu hoạch.

"Cầm tay chỉ việc"

Ông Đoàn Văn Hiện, Trưởng ấp Lê Hoàng Thá, khoe: “Đây cũng là một trong những mô hình giúp dân Lê Hoàng Thá vươn lên thoát nghèo thời gian qua. Dù đầu ra khá bấp bênh nhưng có được nhiều thuận lợi và hiệu quả cao vì ít tốn chi phí, không phải cho ăn nên ai nấy đều phấn khởi”.

Từ một vụ lúa “5 ăn 5 thua”, đời sống cơ cực, khi mô hình nuôi tôm càng xanh trên ruộng lúa nhen nhóm, bà con đã tận dụng cả diện tích vườn tạp, mở rộng thêm cả 100 ha, nâng tổng số diện tích mô hình đến nay lên gần 480 ha. Không thực hiện qua loa mà bằng phương pháp “cầm tay chỉ việc”, chính quyền địa phương đã cử cán bộ, đảng viên trực tiếp hướng dẫn kỹ thuật nuôi, hỗ trợ con giống. Đến nay đã trang bị cho người dân những kỹ năng cần thiết để nuôi tôm, lúa đạt hiệu quả cao, năng suất bình quân ước đạt khoảng 200 tấn/ha. Cũng nhờ mô hình này mà nhiều hộ gia đình tăng thêm thu nhập, vươn lên ổn định cuộc sống, phát triển kinh tế.

Ông Lê Tuấn An, Phó chủ tịch UBND xã Tân Bằng, cho biết: “Đây là mô hình dân vận khéo của Mặt trận huyện kết hợp với xã. Lê Hoàng Thá là ấp đầu tiên của xã thực hiện thí điểm mô hình này. Theo đó, mỗi hộ nghèo sẽ được hỗ trợ một khoản tiền để có vốn phát triển kinh tế, nhưng với tiêu chí không để người dân “tự bơi”, đồng thời, để đảm bảo tính hiệu quả, mỗi hộ được xã hỗ trợ cử 1 cán bộ, đảng viên trực tiếp giúp đỡ hộ nghèo thông qua các mô hình như nuôi heo, tôm càng xanh trên ruộng lúa, hỗ trợ mua bán".

Là 1 trong 3 hộ được hỗ trợ thoát nghèo từ tháng 6/2017, gia đình bà Nguyễn Thị Hữu được Uỷ ban MTTQ huyện hỗ trợ 5 triệu đồng mua xuồng, lưới và trên 100 vịt con để nuôi. Với phương pháp đưa cần câu chứ không đưa con cá, chi bộ ấp thống nhất phân công đảng viên phụ trách phối hợp với chủ hộ cùng đi để mua đồ dùng và vịt con. Đến nay, vịt sinh trưởng tốt, vào lứa sinh sản và có đồng lời, cuộc sống gia đình bà đã ổn định hơn.

Bà Hữu vui mừng cho biết: “Hoàn cảnh gia đình ban đầu rất khó khăn, chỉ sống một mình, con cái lại ở xa, phải mướn đất làm vuông nuôi tôm. Năm nay tui cũng đã ngoài 60 tuổi rồi, nhờ hỗ trợ mà có được chiếc xuồng bơi thăm vuông, rồi nuôi vịt cải thiện cuộc sống”.

Quyết tâm xoá nghèo bền vững

Bằng nguồn vốn trợ lực từ nhiều phía, địa phương đã ra sức tiếp cận vốn cho người nghèo. Đối với người già neo đơn được tiếp cận các nguồn an sinh xã hội, những hộ thuộc diện dân tộc nghèo được hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, đồng thời hỗ trợ vốn để chăn nuôi, mua bán đối với hộ thiếu vốn sản xuất.

Nhờ vậy, với 256 hộ toàn ấp, đến nay ấp Lê Hoàng Thá đã hoàn toàn “xoá trắng hộ nghèo”, kinh tế người dân trong ấp ngày càng được nâng lên, cuộc sống nhiều hộ trở nên khấm khá. Đây là nỗ lực không chỉ riêng cán bộ, đảng viên, chính quyền địa phương mà hơn hết là sự cố gắng vươn lên thoát nghèo của chính bản thân người dân địa phương.

Ông Lê Tuấn An đánh giá: “Hiện xã chỉ còn 2,45% hộ nghèo. Trong đó, ấp Lê Hoàng Thá đã hoàn toàn xoá trắng hộ nghèo. Đây là điều đáng mừng. Nhìn chung, các hộ thoát nghèo đã qua có kinh tế khá ổn định. Xã cũng làm đề nghị theo quy trình của huyện đối với hộ mới thoát nghèo liên hệ với Ngân hàng Chính sách - Xã hội vay thêm vốn để mở rộng sản xuất. Tính tới thời điểm này, có thể nói các hộ thoát nghèo khá bền vững”.

Báo Cà Mau
Đăng ngày 30/11/2017
Nông thôn

Từ lão nông nghèo đã trở thành triệu phú nhờ nuôi cá lồng

Nhờ mạnh dạn chuyển sang nuôi cá lồng trên dòng sông Đà, ông Lò Văn Bân đã có cuộc sống sung túc và thoát nghèo…

Ông Bân thoát nghèo nhờ nuôi cá lồng
• 15:46 06/07/2023

Nghề lạ đất Mũi, ngồi nhà trói cua Cà Mau kiếm 300.000 đồng/ngày

Nghề trói cua, lựa cua tại các cơ sở thu mua cua ở Cà Mau đã giúp cho nông dân nơi đây có thêm nguồn thu nhập khá.

Nghề trói cua Cà Mau
• 11:45 20/04/2023

Hai loại tôm lạ trên thị trường đắt hơn tôm hùm được nhiều người săn lùng

Hai loại tôm lạ này được đánh gia ngon hơn cả tôm hùm. Dù giá cao, chúng vẫn được nhiều người lùng mua thưởng thức.

Tôm tít
• 12:07 15/04/2023

Cà Mau: Giá cua tăng cao, nông dân mừng như "trúng số"

Việc nguồn cung khan hiếm, kéo theo nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng tăng mạnh trong những ngày qua là nguyên nhân khiến giá cua biển ở Cà Mau tăng cao.

Cua tăng giá
• 17:51 21/03/2023

“Khát” nước ở vùng sông nước

Miền Hạ. Cái tên đã nói lên tất cả, sở dĩ gọi miền hạ là do mảnh đất này ở “vùng thấp hơn” của huyện, có cao độ so với mặt nước biển chừng 0,5 – 0,8m, có mật độ sông rạch tự nhiên rất dày đặc.

Hạn hán
• 11:29 19/04/2024

Chuyển giao kỹ thuật nuôi thương phẩm tôm thẻ ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc

Sáng ngày 12/4, tại xã Cát Minh (huyện Phù Cát), Trung tâm Khuyến nông Bình Định phối hợp với Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Phù Cát tổ chức lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng bán thâm canh – thâm canh hai giai đoạn ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc cho 20 hộ nuôi tôm trên địa bàn xã.

Tập huẩn
• 09:50 17/04/2024

Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức tập huấn kỹ thuật nuôi trồng thủy sản

Sáng ngày 05/4, Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật nuôi trồng thủy sản cho các hộ dân trên địa bàn các huyện Phù Mỹ và Tuy Phước để chuẩn bị công tác triển khai thực hiện các mô hình trong năm 2024.

Hộ dân
• 21:22 06/04/2024

Các địa phương trong không khí chào mừng 65 năm ngày truyền thống ngành thủy sản

Với ngành thuỷ sản Việt Nam thì ngày 1/4/1959 là ngày có ý nghĩa quan trọng, đánh dấu một dấu mốc quan trọng với ngành thuỷ sản nước ta, chính vì vậy mà các địa phương trên mọi miền đất nước đã và đang phát động nhiều phong trào nhằm kỷ niệm ngày lễ này.

Thả giống
• 08:00 31/03/2024

“Khát” nước ở vùng sông nước

Miền Hạ. Cái tên đã nói lên tất cả, sở dĩ gọi miền hạ là do mảnh đất này ở “vùng thấp hơn” của huyện, có cao độ so với mặt nước biển chừng 0,5 – 0,8m, có mật độ sông rạch tự nhiên rất dày đặc.

Hạn hán
• 17:36 19/04/2024

Mắt cá ngừ đại dương có gì hấp dẫn?

Mắt cá ngừ đại dương với vẻ ngoài đặc biệt có thể khiến nhiều người cảm thấy e dè khi lần đầu nhìn thấy. Tuy nhiên, ẩn chứa bên trong "vẻ ngoài dị biệt" ấy là hương vị thơm ngon, béo ngậy cùng giá trị dinh dưỡng dồi dào, biến nó thành món ăn độc đáo, hấp dẫn thực khách và trở thành đặc sản trứ danh của Phú Yên.

Mắt cá ngừ
• 17:36 19/04/2024

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản là thỏa thuận giữa người nuôi, trồng thủy sản và công ty bảo hiểm, trong trường hợp xảy ra tổn thất/thiệt hại với thủy sản do sự cố/rủi ro cụ thể được xác định trước khi bắt đầu tham gia bảo hiểm, công ty bảo hiểm đồng ý bồi thường một khoản tiền nhất định cho nông dân đã mua bảo hiểm cho loại thủy sản đó.

Ao tôm
• 17:36 19/04/2024

Ép khuẩn và diệt khuẩn cho ao nuôi tôm

Trong môi trường ao nuôi, vi khuẩn luôn có khả năng xuất hiện mặc dù đã xử lý cẩn thận từ đầu vụ nuôi. Chúng xuất hiện và tấn công tôm gây nên một số bệnh khó điều trị, từ đó tôm mất sức đề kháng dẫn đến chết. Chính vì vậy vấn đề diệt khuẩn luôn được bà con quan tâm đến. Diệt khuẩn như thế nào là đúng cách để không ảnh hưởng đến tôm, mời bà con tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ
• 17:36 19/04/2024

Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái

UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành Quyết định số 1161/QĐ-UBND ngày 04/4/2024 về Kế hoạch Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2024 – 2030, Kế hoạch này do Sở Nông nghiệp và PTNT Bình Định chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố ven biển triển khai thực hiện.

Tàu thuyền
• 17:36 19/04/2024