Thời vụ thả giống tôm 2019: Chủ động kiểm soát yếu tố môi trường

Để chủ động mùa vụ nuôi tôm, thực hiện thắng lợi kế hoạch sản xuất năm 2019, Tổng cục Thủy sản đã ban hành Văn bản số 4717/TCTS-NTTS hướng dẫn Khung mùa vụ thả giống nuôi tôm nước lợ năm 2019.

Thời vụ thả nuôi tôm năm 2019: chủ động kiểm soát yếu tố môi trường
Bà con nuôi tôm theo dõi lịch thời vụ để đảm bảo hoạt động sản xuất hiệu quả.

Theo dự báo của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, thời tiết năm 2019 tiếp tục có những diễn biến phức tạp và ảnh hưởng đến hoạt động thả nuôi tôm nước lợ năm 2019. Để chủ động mùa vụ nuôi tôm, thực hiện thắng lợi kế hoạch sản xuất năm 2019, Tổng cục Thủy sản đã ban hành Văn bản số 4717/TCTS-NTTS hướng dẫn Khung mùa vụ thả giống nuôi tôm nước lợ năm 2019 đến các địa phương ven biển.

Đối với các tỉnh từ Quảng Ninh đến Thừa Thiên - Huế

Tôm sú: Thả giống từ tháng 4 - 6/2019.

Tôm thẻ chân trắng: Nuôi chính vụ: Thả giống từ tháng 3 - 8/2019; Nuôi tôm vụ đông (những vùng nuôi có cơ sở hạ tầng tốt, môi trường nước ổn định): Thả giống từ giữa tháng 9 - 10/2019.

Đối với các tỉnh từ Đà Nẵng đến Phú Yên

Tôm sú: Thả giống từ tháng 3 - 7/2019.

Tôm thẻ chân trắng: Thả giống từ tháng 3 - 8/2019.

Đối với các tỉnh từ Khánh Hòa đến Bình Thuận

Tôm sú: Nuôi thâm canh, bán thâm canh: Thả giống từ tháng 3 - 8/2019; Nuôi quảng canh, quảng canh cải tiến: Thả giống từ tháng 3 - 8/2019 (một số địa phương có điều kiện cơ sở hạ tầng, nguồn nước đảm bảo có thể thả giống đến cuối tháng 9/2019).

Tôm thẻ chân trắng: Thả giống từ tháng 2 - 9/2019 (một số địa phương như Ninh Thuận, Bình Thuận có thể thả giống đến tháng 12/2019).

Đối với các tỉnh Đông Nam bộ (Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, TP Hồ Chí Minh)

Tôm sú: Nuôi thâm canh, bán thâm canh, quảng canh, quảng canh cải tiến: Thả giống từ tháng 2 - 7/2019. Nuôi quảng canh kết hợp tôm sú với cua, cá/tôm - rừng: Thả giống từ tháng 12/2018 - 8/2019.

Tôm thẻ chân trắng: Thả giống từ tháng 2 - 8/2019 (một số cơ sở có điều kiện hạ tầng đảm bảo có thể thả giống đến tháng 10/2019).

Đối với các tỉnh ven biển vùng ĐBSCL

Tôm sú: Nuôi thâm canh, bán thâm canh: thả giống từ tháng 12/2018 đến 9/2019;

Nuôi quảng canh kết hợp tôm sú với cua, cá/tôm rừng: Thả giống quanh năm, tuy nhiên để đảm bảo an toàn dịch bênh, người nuôi cần ngắt vụ để cải tạo ao, diệt mầm bệnh ít nhất 01 lần/năm. Nuôi luân canh tôm - lúa: thả giống từ tháng 2 - 5/2019.

Tôm thẻ chân trắng: Thả giống từ tháng 12/2018 - 9/2019.

Đối với hình thức nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao, kiểm soát hoàn toàn điều kiện nuôi: Các địa phương có cơ sở nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao, cơ sở hạ tầng đảm bảo không chịu ảnh hưởng của thời tiết; chủ động kiểm soát hoàn toàn các yếu tố môi trường, dịch bệnh có thể thả giống quanh năm.

Quản lý mùa vụ và các yếu tố đầu vào

Đối với Sở Nông nghiệp và PTNT các tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương ven biển: Căn cứ vào khung mùa vụ chung, tình hình thực tế ở từng địa phương để xây dựng lịch mùa vụ thả giống nuôi tôm nước lợ cụ thể, phù hợp cho từng vùng sinh thái trên địa bàn. Chỉ đạo các đơn vị chuyên môn thuộc Sở phối hợp với các địa phương phổ biến lịch mùa vụ, tổ chức hướng dẫn kỹ thuật, quản lý chặt chẽ việc thả giống. Triển khai các nhiệm vụ kiểm soát tốt chất lượng con giống, các yếu tố đầu vào dùng trong nuôi trồng thủy sản. Khuyến cáo người nuôi nên ương dưỡng 2-3 giai đoạn và thả con giống cỡ lớn để thả nuôi thương phẩm.

Đối với những tỉnh trọng điểm về sản xuất tôm giống như: Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Bạc Liêu, Cà Mau, ngay từ đầu vụ cần tăng cường kiểm tra điều kiện sản xuất, kinh doanh của cơ sở sản xuất, kinh doanh giống, kiểm tra việc sử dụng tôm bố mẹ theo đúng quy định để đảm bảo sản xuất ra con giống chất lượng cao phục vụ sản xuất.

TCTS
Đăng ngày 26/12/2018
Văn Thọ
Nuôi trồng

Biết kháng sinh gây hại nhưng người nuôi vẫn bất chấp?

Việc người nuôi tôm hiện nay vẫn bất chấp sử dụng kháng sinh mặc dù biết rõ tác hại đã trở thành vấn đề nhức nhối. Kháng sinh, dù mang lại hiệu quả tạm thời trong việc điều trị bệnh, nhưng hệ quả lâu dài lại vô cùng tiêu cực. Không chỉ gây nguy hiểm đến sức khỏe con người, tôm nhiễm kháng sinh còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến toàn ngành nuôi tôm, khiến giá trị kinh tế giảm sút và cản trở sự phát triển bền vững. Tại sao người nuôi lại biết rõ những rủi ro nhưng vẫn tiếp tục hành vi này?

Kháng sinh
• 10:29 18/10/2024

Mô hình nuôi ghép đang sốt trở lại

Mô hình nuôi ghép thủy sản đang trở lại mạnh mẽ nhờ khả năng tối ưu hoá diện tích canh tác và giảm thiểu rủi ro trong nuôi trồng thủy sản.

Nuôi ghép
• 11:08 17/10/2024

Xóa đói giảm nghèo bằng ba ba núi

Xóa đói giảm nghèo bằng nuôi ba ba núi (còn gọi là ba ba đá hoặc ba ba rừng) là một mô hình kinh tế đầy tiềm năng ở nhiều vùng nông thôn và miền núi Việt Nam. Đây là loài ba ba được ưa chuộng vì giá trị kinh tế cao nhờ thịt ngon, bổ dưỡng, và được sử dụng trong y học cổ truyền. Việc nuôi ba ba núi không chỉ giúp tăng thu nhập cho các hộ gia đình mà còn tạo ra cơ hội việc làm, góp phần xóa đói giảm nghèo và phát triển kinh tế bền vững.

Baba núi
• 10:29 17/10/2024

Hiệu quả nuôi tôm kết hợp rong biển ở ĐBSCL

Mấy năm thực nghiệm nghiên cứu nuôi tôm kết hợp trồng rong biển ở Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng, các nhà khoa học ở Trường Thủy sản thuộc Trường Đại học Cần Thơ vừa cho biết kết quả rất tốt.

Rong nho
• 09:49 17/10/2024

Biết kháng sinh gây hại nhưng người nuôi vẫn bất chấp?

Việc người nuôi tôm hiện nay vẫn bất chấp sử dụng kháng sinh mặc dù biết rõ tác hại đã trở thành vấn đề nhức nhối. Kháng sinh, dù mang lại hiệu quả tạm thời trong việc điều trị bệnh, nhưng hệ quả lâu dài lại vô cùng tiêu cực. Không chỉ gây nguy hiểm đến sức khỏe con người, tôm nhiễm kháng sinh còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến toàn ngành nuôi tôm, khiến giá trị kinh tế giảm sút và cản trở sự phát triển bền vững. Tại sao người nuôi lại biết rõ những rủi ro nhưng vẫn tiếp tục hành vi này?

Kháng sinh
• 11:02 18/10/2024

Nhìn bọt có thể đoán được môi trường ao nuôi đang tốt hay xấu hay không?

Nhìn vào hiện tượng bọt trong ao nuôi tôm có thể cung cấp một số thông tin hữu ích về tình trạng môi trường nước, từ đó giúp người nuôi đánh giá xem môi trường ao đang ở trạng thái tốt hay xấu. Tuy nhiên, việc đánh giá này cần phải dựa vào các quan sát kỹ lưỡng và kết hợp với các yếu tố khác, vì hiện tượng bọt có thể do nhiều nguyên nhân gây ra.

Bọt ao nuôi
• 11:02 18/10/2024

Thuật ngữ “chống bán phá giá” trong xuất khẩu tôm

Vào tháng 10 năm 2023, quan hệ xuất khẩu tôm giữa Indonesia và Hoa Kỳ đã trải qua căng thẳng do cáo buộc vi phạm chống bán phá giá do Hoa Kỳ đưa ra. Không chỉ Indonesia, cáo buộc này cũng ảnh hưởng đến các quốc gia khác như Ecuador, Việt Nam và Ấn Độ. Vậy, thuật ngữ chống bán phá giá trong xuất khẩu tôm chính xác là gì?

Tôm thẻ
• 11:02 18/10/2024

Nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng bè gắn liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nhằm tận dụng tiềm năng dồi dào nguồn nước của các hồ chứa thủy lợi, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân.

Nuôi lồng bè
• 11:02 18/10/2024

Mô hình nuôi ghép đang sốt trở lại

Mô hình nuôi ghép thủy sản đang trở lại mạnh mẽ nhờ khả năng tối ưu hoá diện tích canh tác và giảm thiểu rủi ro trong nuôi trồng thủy sản.

Nuôi ghép
• 11:02 18/10/2024
Some text some message..