Mô hình triển khai với mục đích đa dạng đối tượng nuôi mặn vùng bãi ngang ven biển, khôi phục lại một số diện tích nuôi tôm kém hiệu quả và tăng hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện tích theo hướng an toàn và bền vững. Tham gia mô hình anh Hoàng được Trung tâm Khuyến nông tỉnh hỗ trợ 70% chi phí mua ốc giống và thức ăn.
Từ nguồn hỗ trợ của Trung tâm Khuyến nông tỉnh Quảng Trị, năm 2021 anh Phan Thanh Hoàng thôn Mỹ Thủy, xã Hải An, huyện Hải Lăng đã mạnh dạn chuyển đổi 0,2 ha diện tích nuôi tôm kém hiệu quả ở vùng bãi ngang ven biển sang xây dựng mô hình nuôi ốc hương thương phẩm. Mô hình đã mang lại cho anh nguồn lãi 160 triệu đồng sau 6 tháng thả nuôi.
Mô hình triển khai với mục đích đa dạng đối tượng nuôi mặn vùng bãi ngang ven biển, khôi phục lại một số diện tích nuôi tôm kém hiệu quả và tăng hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện tích theo hướng an toàn và bền vững. Tham gia mô hình anh Hoàng được Trung tâm Khuyến nông tỉnh hỗ trợ 70% chi phí mua ốc giống và thức ăn.
Tham quan mô hình nuôi ốc hương thương phẩm của anh Hoàng.
Ông Nguyễn Công Tuấn, Phó Chủ tịch UBND xã Hải An, huyện Hải Lăng cho biết: “Được sự quan tâm và chỉ đạo sâu sát của Trung tâm Khuyến nông ngay từ khi triển khai mô hình chúng tôi cũng tạo điều kiện hết sức thuận lợi để mô hình được triển khai thuận lợi. Với những thành công mang lại từ việc thực hiện mô hình nuôi ốc hương thương phẩm, trong thời gian tới, chúng tôi sẽ tuyên truyền, khuyến khích các hộ dân tham quan học hỏi, mở rộng thêm diện tích nuôi để nâng cao thu nhập cho bà con nông dân”.
Trao đổi với chúng tôi ông Phan Văn Phương, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh Quảng Trị cho biết, mô hình nuôi ốc hương vùng ven biển bước đầu mang lại được hiệu quả về mặt kinh tế thiết thực cho người nuôi. Trong quá trình triển khai mô hình nguồn nước được kiểm soát chặt chẽ ngay từ đầu vào cho đến đầu ra, không sử dụng hóa chất, kháng sinh, an toàn dịch bệnh và không gây ô nhiễm môi trường. Với những kết quả đạt được của mô hình chính quyền các cấp cần có chính sách hỗ trợ để nhân rộng mô hình.
Vùng biển bãi ngang của tỉnh Quảnh Trị vẫn còn nhiều tiềm năng để phát triển nghề nuôi trồng thủy sản nước mặn, vì vậy cần quy hoạch vùng nuôi ốc hương theo hướng ổn định và mang tính bền vững về lâu dài. Cùng với các đối tượng thủy sản có giá trị kinh tế cao như tôm, cua, cá thì ốc hương là một đối tượng nuôi mới, mở ra một hướng sản xuất đầy triển vọng trong nuôi trồng thủy sản, tạo ra giá trị gia tăng cho nền kinh tế địa phương; giúp nông dân mạnh dạn đầu tư, mặt khác tạo nên sự đa dạng về đối tượng nuôi, đáp ứng nhu cầu thị trường hiện nay, cũng như góp phần phát triển nghề nuôi thủy sản trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.