Thu tiền tỷ từ nuôi tôm công nghệ cao quy trình khép kín

Với mô hình nuôi tôm công nghệ cao đạt hiệu quả, ông Trần Văn Đồng (xã Thanh Thủy, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa) đã thu về hàng tỷ đồng mỗi năm, đồng thời góp phần đưa các đồng tôm bị hoang hóa vào sản xuất.

Thu tiền tỷ từ nuôi tôm công nghệ cao quy trình khép kín
Ông Trần Văn Đồng bên các ao nuôi được lót bạt theo quy trình khép kín

Nhiều năm liền ông Đồng là gương điển hình trong phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi tại địa phương.

Năm 2003, theo quy hoạch của UBND tỉnh Thanh Hóa, dự án khu nuôi tôm xã Thanh Thủy được đưa vào sử dụng với tổng số vốn đầu tư hơn 8,5 tỷ đồng, diện tích quy hoạch 94,5ha, bao gồm 64 ao nuôi. Nhưng sau hai năm, các doanh nghiệp đầu tư vào nuôi tôm bị thiếu vốn dẫn đến nhiều năm liền đồng tôm hoang hóa, hàng tỷ đồng đầu tư vào cơ sở hạ tầng và tài nguyên đất đai bị lãng phí. Nhận thấy đồng tôm bị bỏ hoang gây lãng phí, năm 2010, ông Trần Văn Đồng đã quyết định ký hợp đồng thuê lại 32ha ao nuôi trong khu vực này. 

Ông Đồng đã đi tham quan, học hỏi kinh nghiệm từ các mô hình nuôi tôm lớn, đặc biệt thông qua các lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật nuôi tôm công nghiệp theo hướng VietGap, do hội nông dân các cấp phối hợp tổ chức. Để áp dụng mô hình nuôi tôm công nghệ cao, ông đã quy hoạch lại hệ thống ao nuôi và đầu tư cơ sở vật chất đồng bộ: Nhà lưới, bạt lót đáy ao, máy vận hành xử lý nước, hệ thống quạt khí tạo ôxy… Theo đó, lớp bạt lót dưới đáy ao rất quan trọng, giúp chống rò rỉ nước từ môi trường bên ngoài vào ao nuôi. Ưu thế của mô hình nuôi tôm công nghệ cao theo quy trình khép kín là người nuôi có thể chủ động kiểm soát được dịch bệnh ngay từ ban đầu, quản lý được thức ăn, môi trường, mật độ thả tôm dày, rủi ro tôm chết là rất thấp. Với thành công ban đầu, năm 2015, ông Đồng tiếp tục mở rộng khu nuôi tôm của mình với việc ký tiếp hợp đồng với UBND xã Thanh Thủy nâng tổng diện tích thuê lên 55ha. Trong năm 2017, doanh thu từ đồng tôm đạt khoảng 15 tỷ đồng. 

Ông Nguyễn Văn Tường, Chủ tịch UBND xã Thanh Thủy cho biết, với tinh thần dám nghĩ dám làm, ông Trần Văn Đồng đã chứng minh cho mọi người thấy được quyết tâm mang sức sống trở lại cho khu nuôi tôm. Gần 8 năm qua, mô hình nuôi tôm của ông Đồng đã tạo việc làm thường xuyên cho hơn 100 lao động. Cùng với đó, ông Đồng cũng có nhiều đóng góp cho địa phương, như: Giúp đỡ những gia đình có hoàn cảnh khó khăn, đóng góp quỹ hỗ trợ nông dân, hỗ trợ đầu tư đường giao thông nội đồng...

QĐND
Đăng ngày 23/04/2018
Đỗ Thanh
Nuôi trồng

Tại sao tôm thẻ chân trắng lại được lựa chọn nuôi nhiều nhất

Ngày nay, việc nuôi tôm thẻ chân trắng đã trở nên phổ biến hơn bao giờ hết. Điều này không chỉ bởi giá trị kinh tế cao của loài tôm này, mà còn do thời gian nuôi ngắn và khả năng chịu đựng với độ mặn cao, mở ra cơ hội phát triển mô hình nuôi tôm thẻ với quy mô và chuyên môn ngày càng tốt hơn. Vậy tại sao tôm thẻ chân trắng lại được lựa chọn nuôi nhiều nhất?

Nuôi tôm thẻ chân trắng
• 11:00 06/05/2024

Hồ Sông Mây chìm trong màn sương cá chết

Hồ Sông Mây, từng là viên ngọc xanh của Đồng Nai, giờ đây chìm trong màn sương mù dày đặc bởi thảm cảnh cá chết trắng hồ do nắng hạn và thi công. Nỗi đau này là hồi chuông cảnh tỉnh về sự tàn phá của biến đổi khí hậu và những tác động tiêu cực của con người lên môi trường.

Hồ mây cá chết hàng loạt
• 09:53 06/05/2024

Nước mưa ảnh hưởng đến sức khỏe tôm

Các trận mưa bất chợt đã xuất hiện xen kẽ vào chuỗi ngày nắng nóng kéo dài trên các khu vực nuôi. Tuy đã giảm được nhiệt độ môi trường đáng kể, nhưng những trận mưa này cũng đem đến rất nhiều nguy hiểm tiềm tàng cho ao nuôi bà con. Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Ao tôm
• 08:00 06/05/2024

Hiện trạng tôm càng chết hàng loạt do ngập mặn tấn công ao nuôi

Trong bối cảnh hiện nay, vấn đề nắng nóng, xâm nhập mặn kéo dài tại các tỉnh miền Nam đang trở nên ngày càng nghiêm trọng đối với ngành nuôi trồng thủy sản. Kiên Giang, với diện tích lớn dành cho việc nuôi tôm càng xanh kết hợp với canh tác lúa, đang phải đối mặt với hậu quả đáng kể của hạn hán và xâm nhập mặn.

Tôm càng xanh
• 09:00 03/05/2024

Tại sao tôm thẻ chân trắng lại được lựa chọn nuôi nhiều nhất

Ngày nay, việc nuôi tôm thẻ chân trắng đã trở nên phổ biến hơn bao giờ hết. Điều này không chỉ bởi giá trị kinh tế cao của loài tôm này, mà còn do thời gian nuôi ngắn và khả năng chịu đựng với độ mặn cao, mở ra cơ hội phát triển mô hình nuôi tôm thẻ với quy mô và chuyên môn ngày càng tốt hơn. Vậy tại sao tôm thẻ chân trắng lại được lựa chọn nuôi nhiều nhất?

Nuôi tôm thẻ chân trắng
• 18:39 06/05/2024

Tình hình tôm chết sớm nghi bệnh mờ đục trên ấu trùng tôm thẻ (TPD)

Theo ghi nhận từ Sở Nông nghiệp và PTNT về việc rà soát, nắm thông tin tình hình tôm nuôi chết sớm nghi do bệnh TPD và triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh.

Tôm thẻ
• 18:39 06/05/2024

Tăng cường quản lý nuôi trồng thủy sản trên biển

Theo dự báo Trung tâm Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia, hiện tượng El Nino kéo dài từ năm 2023 sẽ duy trì đến tháng 4/2024, sau El Nino suy yếu và có khả năng chuyển sang La Nina vào cuối năm 2024. Vì vậy, hiện tượng nắng nóng tại khu vực Nam Trung Bộ nhiều khả năng đến sớm và xuất hiện nhiều hơn so với trung bình nhiều năm.

Nuôi trồng thủy sản
• 18:39 06/05/2024

Hồ Sông Mây chìm trong màn sương cá chết

Hồ Sông Mây, từng là viên ngọc xanh của Đồng Nai, giờ đây chìm trong màn sương mù dày đặc bởi thảm cảnh cá chết trắng hồ do nắng hạn và thi công. Nỗi đau này là hồi chuông cảnh tỉnh về sự tàn phá của biến đổi khí hậu và những tác động tiêu cực của con người lên môi trường.

Hồ mây cá chết hàng loạt
• 18:39 06/05/2024

Nước mưa ảnh hưởng đến sức khỏe tôm

Các trận mưa bất chợt đã xuất hiện xen kẽ vào chuỗi ngày nắng nóng kéo dài trên các khu vực nuôi. Tuy đã giảm được nhiệt độ môi trường đáng kể, nhưng những trận mưa này cũng đem đến rất nhiều nguy hiểm tiềm tàng cho ao nuôi bà con. Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Ao tôm
• 18:39 06/05/2024