Thú vị nghề mua bán thủy hải sản ở biển - Bài 2: Một nghề đặc thù của xứ biển

Chủ trương phát triển ngành kinh tế biển của tỉnh ở ba huyện biển (Ba Tri, Bình Đại và Thạnh Phú) đã ngày càng mở ra nhiều cơ hội việc làm cho người dân nơi đây. Theo đó, nghề mua bán thủy hải sản cũng ngày càng nở rộ. Nhất là tại các xã ven biển, nghề này rất quan trọng trong nghề đánh bắt, nuôi trồng thủy hải sản.

đông lạnh tôm
Giữ lạnh tôm thẻ chân trắng sau khi thu mua tại ao.

Gian nan phải trì chí

Anh Phạm Văn Triều - Chủ cơ sở thu mua tôm tại xã Thạnh Phong (Thạnh Phú) nói: Phải trì chí đến chuyến giao hàng thứ 6, anh mới có lời…

Lúc đầu, việc mua bán với doanh nghiệp rất bấp bênh. Hàng của tôi bị các doanh nghiệp chèn ép. Bản thân tôi quyết phải chịu khó, thậm chí là chịu lỗ đến 4-5 chuyến. Đến khi tạo được niềm tin, uy tín với công ty, lúc này việc giao nhận hàng hóa mới diễn ra suôn sẻ. Xây dựng được hợp đồng đã khó, duy trì các hợp đồng càng khó hơn. Tôi phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của hợp đồng, như về chất lượng sản phẩm, số lượng và thời gian cung ứng. Trong quan hệ mua bán, một trong những điều quan trọng nhất là niềm tin của đối tác. Điển hình là việc phân loại cỡ tôm. Cỡ chênh lệch nhiều thì giá chênh lệch càng cao. Nếu ai đó hám lợi mà trộn các cỡ tôm nhỏ hơn để bán được giá cao, lời nhiều thì quan hệ với đối tác sẽ chấm dứt. Ở xã Thạnh Phong đã có thương lái vì hám lợi, tiêm tạp chất vào con tôm, doanh nghiệp phát hiện đã lập tức hủy hợp đồng và việc giao dịch cả lô hàng mấy tấn tôm bị thất bại. Khi đã hợp đồng, dù khó khăn đến đâu, tôi cũng phải huy động số lượng đúng theo hợp đồng. Nếu độ lạnh không đủ, con tôm bị sút đầu, chất lượng giảm thì lô hàng đó sẽ bị trả về. Vì vậy, đối với người mua bán thủy hải sản, việc bảo quản chất lượng hàng hóa là quyết định sống còn của nghề. 

Làm chủ cơ sở mua tôm như tôi không chỉ có chiều chuộng các doanh nghiệp mà còn phải tạo quan hệ rộng rãi, thân tín với nông dân. Nếu không hợp tác tốt thì những chuyến thu hoạch sau, các chủ ao sẽ chuyển sang giao thương với những lái mối khác. Dù ao được thu hoạch sớm hay tối, hoặc giữa khuya, vợ chồng tôi vẫn phải xuống ao để thu mua hết. Không vì giá rẻ, nông dân đang gặp khó khăn hay vì mình thua lỗ mà chèn ép nông dân. Mình có chia sẻ, gắn bó với nông dân thì bà con mới tin tưởng và hợp tác làm ăn với mình.

Bùng phát dịch vụ ẩm thực thủy sản tại Cồn Bửng

Điểm du lịch biển Cồn Bửng, xã Thạnh Hải (Thạnh Phú) phát triển nhanh đã mở ra cơ hội việc làm mới cho hàng trăm người phục vụ ẩm thực thủy sản tại chỗ.

Anh Ba Tre - chủ quán Dương Cao và anh Bé Năm - chủ bãi tắm Tây Đô là những người đầu tiên khởi xướng điểm phục vụ ẩm thực tại biển cồn Bửng. Đầu năm 2013, các anh đã đầu tư bến bãi và sẵn sàng phục vụ khách có nhu cầu ăn uống, tắm nước ngọt tại bãi biển. 

gian hàng thủy sản
Những gian hàng phục vụ thủy hải sản mọc lên nối dài bờ biển Cồn Bửng.

Phục vụ ẩm thực với giá rẻ, dân dã nhưng chất lượng cũng là chủ trương của anh Bé Năm ngay từ những ngày đầu đón khách. Mỗi món đều có ghi mức giá. Hải sản qua chế biến mang lên dùng tại chỗ nhưng giá vẫn được tính theo kilogam và chủ quán chỉ tính tiền công chế biến, phục vụ là vài ngàn đồng/món.

Chỉ vài tuần sau, lượng khách trong và ngoài tỉnh tìm đến biển tấp nập vào những ngày cuối tuần, dẫn đến tình trạng ùn tắc giao thông, không còn điểm đỗ xe, các điểm phục vụ quá tải. Từ đó, dịch vụ phục vụ ẩm thực đã thực sự bùng phát dọc theo bãi biển để đáp ứng nhu cầu ngày càng nhiều của du khách. Nhà cửa hai bên đường đua nhau mọc chen chúc, khang trang hơn xưa. Các điểm phục vụ hải sản tươi sống cũng đã từng lúc xuất hiện, với quy mô khác nhau. Để đảm bảo đáp ứng nhu cầu mang về của các đoàn khách lớn, chủ các cơ sở này đã tập kết thêm hàng hóa từ các huyện biển Ba Tri và Bình Đại.

thưởng thức hải sản
Vui chơi và thưởng thức thủy hải sản tại bãi biển Cồn Bửng, Thạnh Hải, huyện Thạnh Phú.

Quán Dương Cao của anh Ba Tre phục vụ chủ yếu là khách tham quan đến từ các trường học, ban ngành trong tỉnh. Vào những ngày cuối tuần, lễ, tết lượng thủy hải sản phục vụ ẩm thực cho khách tại quán phải tính bằng đơn vị tấn. Dù là quán nhưng hầu như du khách đến đây đều rất hài lòng bởi cảm giác thân thiện, gần gũi và được phục vụ tận tình. Nhâm nhi vài ly rượu ấm áp với dĩa nghêu, sò, tôm hấp dẫn, khách được chủ quán khuyến mãi cho vài đĩa dưa hấu biển và được nghe kể về đặc điểm của đất và con người nơi đây.

Báo Đồng Khởi, 28/10/2013
Đăng ngày 29/10/2013
Bài, ảnh: Cẩm Trúc
Đánh bắt

Tết về! Buồn của người nuôi tôm xa xứ!

Cái nghề nuôi tôm thăng trầm lắm. Tỷ phú cũng có mà nợ ngập đầu cũng có. Bởi vậy người ta thường nói cái nghề này thật sự nó bạc bẽo lắm, nhất là vào những ngày Tết.

nuôi tôm ngày tết
• 10:48 01/01/2023

Dự báo lũ đẹp vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Mùa nước lũ ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) năm nay được dự báo là “mùa lũ đẹp”, mang theo phù sa, thau rửa đồng ruộng và hứa hẹn mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân.

Lũ miền Tây
• 11:06 20/09/2022

Đầu nguồn mùa nước nổi

Tháng 7 nước nhảy khỏi bờ” là quy luật tự nhiên được cư dân vùng đầu nguồn đúc kết từ nhiều đời. Đây cũng là lúc mùa nước nổi bắt đầu, cư dân bước vào vụ làm ăn mới. Năm nay, nước lũ về sớm, dự báo sẽ dồi dào. Mọi người háo hức mong chờ mùa “lũ đẹp”, để khai thác sản vật từ thiên nhiên ban tặng.

cá linh
• 15:57 05/09/2022

Dưới sông cá chốt...

Hôm qua, tôi vô chợ, thật bất ngờ khi thấy một chị nọ mua 1kg cá chốt với giá 250.000 đồng. Không thể nào ngờ cá chốt bây giờ có giá cao như vậy.

Cá chốt sông
• 19:33 30/08/2022

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác chống khai thác IUU

Từ năm 2017 đến nay, các cấp, các ngành, Ban Chỉ đạo quốc gia về chống khai thác IUU đã có nhiều nỗ lực trong tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật. Xây dựng hệ thống theo dõi, kiểm soát, giám sát tàu cá, đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước, giảm dần số vụ vi phạm.Tuy nhiên, phát triển ngành thủy sản Việt Nam chưa bền vững, chưa gỡ được cảnh báo "thẻ vàng" của Ủy ban châu Âu, chưa tuân thủ đầy đủ quy định chống khai thác IUU...

Đánh bắt xa bờ
• 09:39 08/05/2024

Hậu quả kép cho việc đánh bắt cá bằng xung điện

Hiện nay trên địa bàn các tỉnh, việc đánh bắt cá bằng cách xung điện vẫn đang được sử dụng tràn lan, mặc dù chính quyền địa phương đã có thông báo xử phạt hành chính cho các hành vi trên. Hôm nay, hãy cùng điểm qua các hậu quả mà đánh bắt cá bằng xung điện mang đến, cũng như các quy định xử phạt cho người vi phạm ra sao nhé!

Đánh bắt cá bằng chích điện
• 10:59 27/03/2024

Giải mã những khó khăn của nghề đánh bắt sứa biển

Các món ăn làm từ sứa biển ngày càng thu hút nhiều tín đồ đam mê ẩm thực, nhưng có lẽ ít người biết rằng quá trình tạo ra sứa thương phẩm kỳ công ra sao.

Sứa
• 11:08 25/03/2024

Bình Định: Ngư dân trúng mùa cá cơm

Trong 2 ngày, từ 13-14.3, vùng biển ven bờ xã Nhơn Lý ( TP Quy Nhơn) và xã Mỹ An ( huyện Phù Mỹ) xuất hiện đàn cá cơm dày đặc, ngư dân làm nghề mành rút trủ ra khơi khai thác cá cơm trúng đậm, sản lượng đánh bắt cao.

Cá cơm
• 09:50 15/03/2024

Nguồn tín chỉ carbon xanh dương từ rừng ngập mặn

Rừng ngập mặn là nguồn tín chỉ carbon xanh dương - sản phẩm đắt tiền và cao cấp của tự nhiên và Việt Nam có tiềm năng lớn. Số liệu thống kê từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cho biết hiện nay tổng diện tích rừng ngập mặn ở Việt Nam khoảng 200.000 ha. Với diện tích này, Việt Nam đứng top đầu trong các quốc gia có diện tích rừng ngập mặn trên toàn thế giới. Theo đánh giá với 1ha rừng ngập mặn có khả năng hấp thụ carbon cao gấp 5 lần so với 1ha của rừng trên cạn.

Rừng ngập mặn
• 00:46 09/05/2024

Hiện tượng tẩy trắng san hô: Hệ quả của biến đổi khí hậu

Theo Cơ quan Khí quyển và Đại dương quốc gia Mỹ (NOAA), năm 2024 được dự đoán là thời điểm mà chúng ta sẽ phải đối mặt với hiện tượng tẩy trắng san hô trên toàn cầu lần thứ tư sau ba đợt tẩy trắng trước đó lần lượt vào năm 1998, 2010 và 2014 - 2017.

San hô
• 00:46 09/05/2024

Một số giải pháp kỹ thuật ứng phó với biến đổi khí hậu trong nuôi trồng thủy sản

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thuỷ văn Quốc gia, từ nay đến cuối năm thời tiết tiếp tục thay đổi theo hướng cực đoan, nắng nóng, hạn hán, xâm nhập mặn, áp thấp nhiệt đới, mưa, bão xảy ra không theo quy luật.

Ao nuôi tôm
• 00:46 09/05/2024

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác chống khai thác IUU

Từ năm 2017 đến nay, các cấp, các ngành, Ban Chỉ đạo quốc gia về chống khai thác IUU đã có nhiều nỗ lực trong tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật. Xây dựng hệ thống theo dõi, kiểm soát, giám sát tàu cá, đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước, giảm dần số vụ vi phạm.Tuy nhiên, phát triển ngành thủy sản Việt Nam chưa bền vững, chưa gỡ được cảnh báo "thẻ vàng" của Ủy ban châu Âu, chưa tuân thủ đầy đủ quy định chống khai thác IUU...

Đánh bắt xa bờ
• 00:46 09/05/2024

Vệ sinh các thiết bị nuôi tránh gây lây nhiễm ở vụ sau

Ngoài việc thực hiện tốt các quy trình kỹ thuật chuẩn bị, phòng ngừa dịch bệnh, vệ sinh và cải tạo kỹ ao cũ để đảm bảo chất bẩn, vi khuẩn có hại, dịch bệnh được xử lý triệt để cho ao tôm trước khi bắt đầu vụ mới. Thì bà con cũng cần quan tâm và đảm bảo vệ sinh đầy đủ các thiết bị cần thiết để hỗ trợ quá trình sinh trưởng và phát triển của tôm. Vậy, làm thế nào để vệ sinh các thiết bị tránh gây lây nhiễm ở vụ sao đúng cách và an toàn. Cùng Tép Bạc tìm hiểu qua bài viết này nhé.

Thiết bị ao nuôi tôm
• 00:46 09/05/2024