Thừa Thiên Huế: Nắng nóng, xuất hiện tình trạng tôm cá nuôi bị chết

Nắng nóng bất thường, kéo dài khiến nhiệt độ trong các ao nuôi tăng cao đột ngột làm thủy sản nuôi bị lờ đờ, chết rải rác.

Thừa Thiên Huế: Nắng nóng, xuất hiện tình trạng tôm cá nuôi bị chết
Sục khí thường xuyên để bảo vệ tôm mùa nắng nóng

Ông Nguyễn Tuấn Hùng ở xã Phú Xuân (Phú Vang) thông tin, do thời tiết nắng nóng gay gắt, tình trạng tôm chết bắt đầu xảy ra từ hơn một tuần nay. Tôm có dấu hiệu lờ đờ rồi chết, dạt vào bờ. Tình trạng tôm chết được ông Hùng xác định là do nhiệt độ trong ao nuôi quá cao.

Tại xã Phú Xuân, hiện tượng tôm sú chết rải rác chủ yếu tôm nuôi 30 - 40 ngày tuổi. Qua kiểm tra cho thấy đã xuất hiện bệnh đốm trắng. Chính quyền địa phương cử cán bộ về tận ao hồ cùng người dân tăng cường, chủ động triển khai các biện pháp bảo vệ tôm mùa nắng nóng, nhất là trong thời điểm giao mùa, thời tiết thất thường (nắng nóng, mưa dông).

Khuyến cáo từ Chi cục Thủy sản (CCTS) tỉnh, tôm sú, tôm chân trắng thường sống ở vùng nền đáy ao nên sau hơn 1 tháng nuôi sẽ tích tụ nhiều chất hữu cơ do thức ăn thừa; trong điều kiện yếm khí dễ phát sinh khí độc, ảnh hưởng đến sức khỏe tôm nuôi và xảy ra các loại bệnh. Các địa phương và người dân cần có các biện pháp xử lý phù hợp, kịp thời, không để dịch bệnh lây lan trên diện rộng.


Người nuôi cá kiểm tra lồng nuôi

Tại thị trấn Thuận An (Phú Vang) mới đây xảy ra tình trạng cá chết được xác định do nguồn nước quá nóng dẫn đến thiếu ô xi. Ông Lê Văn Thuận nuôi 3 lồng với hơn 1.000 con cá mú, hồng mỹ, dìa… đã 5 tháng tuổi. Mấy ngày qua, các lồng cá nuôi của ông xuất hiện cá lờ đờ, chết rải rác. Ông Thuận phải dùng thiết bị máy sục khí tạo ô xi thường xuyên nên cá chết có xu hướng giảm.

Ông Ngô Văn Đủ, Phó Chủ tịch UBND thị trấn Thuận An khẳng định, tình trạng cá nuôi lồng bị lờ đờ, chết rải rác thời gian qua là do bị thiếu ô xi. Nắng nóng kéo dài, nhiệt độ trong các lồng nuôi rất cao là một trong những nguyên nhân khiến nguồn nước bị thiếu ô xi, xuất hiện một số khí độc. Qua thống kê cho thấy, có khoảng 10 hộ nuôi tại thị trấn Thuận An với khoảng 30 lồng xảy ra hiện tượng cá lờ đờ, chết. Các hộ nuôi chủ động sử dụng máy sục khí tạo ô xi trong quá trình xảy ra nắng nóng nhằm bảo vệ an toàn thủy sản nuôi.

Theo quan trắc môi trường của CCTS tỉnh, thời gian qua, nhiệt độ đo được ở vùng nước cấp cho nuôi trồng thủy sản tại thôn Tân Lập, thị trấn Sịa (Quảng Điền), các xã: Vinh Giang, Vinh Hiền (Phú Lộc) khá cao (320C). CCTS hướng dẫn các hộ nuôi chú ý các biện pháp chống nóng cho thủy sản, bằng cách duy trì mực nước trong ao trên 1,2 m. Thời tiết nắng nóng, thời gian nuôi dài nên đáy ao tích tụ nhiều bùn, dễ dẫn đến phát sinh các khí độc trong ao, ảnh hưởng đến sức khỏe của đối tượng nuôi, dễ phát sinh bệnh.

CCTS yêu cầu và hướng dẫn các hộ nuôi tăng cường sức đề kháng cho vật nuôi bằng cách bổ sung chất dinh dưỡng như vitamin C, men tiêu hóa, khoáng; kiểm tra và theo dõi sức khỏe vật nuôi, môi trường nước trong ao hàng ngày để có biện pháp xử lý kịp thời.

Tại các vùng nuôi như thôn Tân Lập, thị trấn Sịa (Quảng Điền), hay khu vực Cồn Tè, xã Hương Phong (TX. Hương Trà), Cồn Hợp Châu, thị trấn Thuận An và Doi Mũi Hàn của xã Phú Xuân, vùng nuôi Trường Hà thuộc xã Vinh Thanh (Phú Vang) xảy ra hiện tượng nước có màu đậm và các loại tảo nở hoa. Tại điểm xả thải thuộc xã Vinh Hưng (Phú Lộc) độ PO43 cao hơn giới hạn cho phép nên bà con đã hạn chế lấy nước vào ao, tránh dịch bệnh.

Dự báo thời gian đến, thời tiết vẫn tiếp tục thay đổi thất thường, nắng nóng, nhiệt độ nước tăng cao, màu nước xanh đậm đặc, mật độ tảo phát triển nhanh nên dễ tàn lụi và gây hiện tượng phú dưỡng. Vì vậy các hộ nuôi chú ý khi lấy nước vào ao, đồng thời theo dõi tích cực cũng như có các biện pháp kỹ thuật phù hợp nhằm điều chỉnh môi trường nước trong ao nuôi, hạn chế hiện tượng phát sinh các khí độc NH3, H2S làm ảnh hưởng đến sức khỏe và có thể gây bệnh cho vật nuôi.

Chánh Văn phòng Sở NN&PTNT, ông Nguyễn Minh Đức khuyến cáo: Những ngày nắng nóng, người nuôi cần cho tôm ăn với khẩu phần và chế độ hợp lý tùy theo kích cỡ và mật độ tôm nuôi, giảm 15-30% thức ăn. Người dân cần sử dụng các loại chế phẩm sinh học định kỳ 10-15 ngày/lần để xử lý nước và đáy ao nuôi...

Báo Thừa Thiên Huế
Đăng ngày 26/04/2019
Hoàng Triều
Môi trường

Việt Nam hướng đến ngăn ngừa rác thải ngư cụ

Chính phủ Đức đã tài trợ cho trường Đại học Ostfalia (Đức) phối hợp với các trường đại học và viện nghiên cứu của Việt Nam thực hiện Dự án REVFIN, đây là dự án nghiên cứu và phát triển mới nhằm ngăn chặn rác thải ngư cụ ở các vùng ven bờ biển Việt Nam.

Môi trường biển
• 10:34 09/12/2024

Ngành thủy sản Việt Nam trước những quy định mới của EU năm 2025

Liên minh châu Âu (EU) luôn là thị trường lớn và quan trọng với những sản phẩm thủy sản chủ lực như tôm, cá tra và cá ngừ từ Việt Nam. Tuy nhiên, từ năm 2025, EU sẽ áp dụng những quy định mới về bảo vệ môi trường đối với ngành thủy sản, yêu cầu các nhà xuất khẩu phải đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe hơn về chất lượng và sự bền vững. Đây là thách thức nhưng cũng là cơ hội để nâng cao chất lượng sản phẩm, khẳng định thủy sản Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Môi trường ao nuôi
• 11:26 02/12/2024

Sử dụng men vi sinh trong nuôi trồng thủy sản

Men vi sinh (probiotic) là các vi sinh vật có lợi, khi được bổ sung vào môi trường nuôi trồng thủy sản, giúp cải thiện chất lượng nước, nâng cao sức khỏe của động vật thủy sản và hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh.

Ao nuôi tôm
• 10:55 20/11/2024

Tổng hợp các phương pháp kiểm soát nguồn gốc chất thải

Kiểm soát nguồn gốc chất thải thủy sản đặc biệt là nuôi tôm là một khâu quan trọng trong quản lý chất thải, nhằm xác định nguồn phát sinh, loại chất thải, lượng chất thải và các thông tin liên quan khác. Các phương pháp này giúp chúng ta có những biện pháp xử lý và giảm thiểu chất thải hiệu quả hơn.

Nguồn gốc chất thải
• 09:42 14/11/2024

Tình hình sản xuất tôm của các tỉnh miền Tây vào cận dịp tết

Với sự phục hồi của giá tôm nguyên liệu trong những tháng cuối năm 2024, ngành nuôi tôm ở các tỉnh miền Tây như Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng đang chuẩn bị một mùa Tết đầy hy vọng.

Tôm thẻ
• 10:05 27/12/2024

Chẩn đoán đúng bệnh, điều trị đúng thuốc: Kháng sinh đồ cho tôm cá

Sự gia tăng các vấn đề dịch bệnh đã khiến nhiều hộ nuôi đối mặt với những tác động nặng nề. Bạn đã bao giờ tự hỏi liệu mình có đang sử dụng kháng sinh một cách hiệu quả hay không? Làm thế nào để đảm bảo rằng các loại thuốc mà bạn đang dùng thực sự phù hợp với tác nhân gây bệnh? Câu trả lời chính là kháng sinh đồ. Nhưng liệu bạn đã hiểu đúng cách đọc và áp dụng kháng sinh đồ để tối ưu hóa quy trình điều trị chưa?

Đĩa khuẩn
• 10:05 27/12/2024

Tiềm năng của cá cảnh trong thị trường xuất khẩu

Ngành nuôi trồng thủy sản không chỉ tập trung vào tôm, cá nuôi thương phẩm mà còn bao gồm cả ngành cá cảnh, một lĩnh vực đang ngày càng khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế. Với sự phát triển của công nghệ nuôi trồng và nhu cầu ngày càng tăng từ các thị trường lớn, cá cảnh đã trở thành một sản phẩm xuất khẩu đầy tiềm năng.

Cá cảnh
• 10:05 27/12/2024

Câu chuyện thành công trong nuôi tôm

Những ngày gần đây, bà con nông dân nuôi tôm ở các tỉnh miền Tây Nam Bộ đang thu được những thành công lớn từ mô hình nuôi tôm kết hợp với trồng lúa, đặc biệt là khi giá tôm đạt mức kỷ lục. Những câu chuyện thành công từ các mô hình nuôi tôm, đặc biệt là ở Kiên Giang và Cà Mau, đang được chia sẻ rộng rãi và tạo động lực lớn cho người dân trong khu vực và trên cả nước.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:05 27/12/2024

Phân tích tác động kinh tế và môi trường của việc loại bỏ kháng sinh

Kháng sinh đã được sử dụng phổ biến để phòng và điều trị bệnh cho vật nuôi, từ đó nâng cao năng suất và giảm rủi ro dịch bệnh. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng, bao gồm nguy cơ kháng kháng sinh, ô nhiễm môi trường, và ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Tôm thẻ
• 10:05 27/12/2024
Some text some message..