Thừa Thiên – Huế: Khổ sở vì lục bình đan kín sông

Nhiều tháng nay, các dòng sông Bồ, sông Như Ý, Đại Giang (Thừa Thiên - Huế) tràn ngập lục bình, gây ô nhiễm và ảnh hưởng lớn đến việc đánh bắt thủy sản của người dân.

lục bình
Dòng Đại Giang chật kín lục bình.

Sông Đại Giang là con sông thông với sông An Cựu, nối sông Hương với đầm Cầu Hai ở Cống Quan. Theo dòng nước, lục bình từ sông An Cựu, sông Như Ý đổ dồn về sông Đại Giang. Tôi đứng ở cầu Phú Thứ (thị trấn Phú Đa), trước mắt là dòng nước ngập đầy lục bình trôi, nhiều tảng bèo tấp vào bờ.

Những tảng bèo lục bình lững lờ trôi trên sông Đại Giang, dày đặc chật kín cả chân cầu Phú Thứ, khiến nhiều thuyền ghe qua đây gặp khó khăn. Số lượng bèo quá lớn làm chật kín cả dòng sông, gây mùi hôi thối.

Để tránh mùi hôi thối do bèo gây ra, các hộ dân sống ven sông mạnh ai nấy đẩy bèo trở lại dòng nước chứ chưa có biện pháp thu gom triệt để. Các hộ dân ở thị trấn Phú Đa cho biết, những mảng bèo lục bình quá lớn trên sông không những gây ô nhiễm môi trường nước mà còn gây cản trở giao thông.

Vợ chồng anh Hưng giữa muôn trùng vây của lục bình.
Vợ chồng anh Hưng giữa muôn trùng vây của lục bình.

Anh Hưng, một ngư dân thường đánh bắt cá trên sông Đại Giang than thở: “Bèo lục bình trôi kín dòng sông, hai vợ chồng tôi phải vất vả cả tiếng đồng hồ mới thoát ra được đám lục bình. Nãy giờ tôi với vợ phải lùa đám lục bình sang một bên mới nổ máy chạy ghe lại được. Mấy hôm nay, khi bèo lục bình trôi về nhiều, tôi không thể thả lưới xuống sông. Bình thường kiếm con cá, con tôm vất vả lắm rồi, bây giờ gặp bèo thế này thì khó khăn bội phần, phải mất công lùa bèo ra xa khỏi lưới”.

Nhiều người dân sống gần cầu Phú Thứ cho biết, lục bình trôi trên sông Đại Giang chật kín; ngày thường lục bình đã nhiều, mưa lớn lục bình càng đổ về sông nhiều hơn. Không chỉ sông Đại Giang chật kín lục bình, các con sông khác như sông Bồ, sông Như Ý trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế cũng trong tình trạng tương tự. Hiện, ở xã Quảng Thành, huyện Quảng Điền, nơi có sông Bồ đi qua, mặt sông chật kín bèo lục bình, ghe thuyền không thể đi lại được.

Theo Phụ nữ Online
Đăng ngày 27/07/2013
THANH LIÊM
Môi trường

Bảo vệ cá nuôi trước thời tiết chuyển biến lạnh

Thời tiết lạnh thường đem đến nhiều thách thức cho việc nuôi cá. Sự thay đổi nhiệt độ đột ngột không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển của cá mà còn tăng nguy cơ nhiễm bệnh. Bài viết này sẽ cung cấp những biện pháp hiệu quả giúp bảo vệ cá nuôi trước thời tiết lạnh.

Cá nuôi
• 09:57 13/01/2025

Việt Nam hướng đến ngăn ngừa rác thải ngư cụ

Chính phủ Đức đã tài trợ cho trường Đại học Ostfalia (Đức) phối hợp với các trường đại học và viện nghiên cứu của Việt Nam thực hiện Dự án REVFIN, đây là dự án nghiên cứu và phát triển mới nhằm ngăn chặn rác thải ngư cụ ở các vùng ven bờ biển Việt Nam.

Môi trường biển
• 10:34 09/12/2024

Ngành thủy sản Việt Nam trước những quy định mới của EU năm 2025

Liên minh châu Âu (EU) luôn là thị trường lớn và quan trọng với những sản phẩm thủy sản chủ lực như tôm, cá tra và cá ngừ từ Việt Nam. Tuy nhiên, từ năm 2025, EU sẽ áp dụng những quy định mới về bảo vệ môi trường đối với ngành thủy sản, yêu cầu các nhà xuất khẩu phải đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe hơn về chất lượng và sự bền vững. Đây là thách thức nhưng cũng là cơ hội để nâng cao chất lượng sản phẩm, khẳng định thủy sản Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Môi trường ao nuôi
• 11:26 02/12/2024

Sử dụng men vi sinh trong nuôi trồng thủy sản

Men vi sinh (probiotic) là các vi sinh vật có lợi, khi được bổ sung vào môi trường nuôi trồng thủy sản, giúp cải thiện chất lượng nước, nâng cao sức khỏe của động vật thủy sản và hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh.

Ao nuôi tôm
• 10:55 20/11/2024

Lý do vì sao xuất khẩu sò điệp của Việt Nam qua Trung Quốc tăng nhanh chóng

Xuất khẩu sò điệp là một trong những lĩnh vực đáng chú ý trong ngành thủy sản Việt Nam, đặc biệt đối với thị trường Trung Quốc. Trong những năm gần đây, xuất khẩu sò điệp từ Việt Nam sang Trung Quốc đã ghi nhận tốc độ tăng trưởng đáng kinh ngạc.

Sò điệp
• 19:54 14/01/2025

Điểm danh các dấu hiệu tôm đang thiếu hụt dinh dưỡng

Tôm là loài sinh vật nhạy cảm với môi trường sống và chế độ dinh dưỡng. Khi thiếu hụt dinh dưỡng, tôm sẽ biểu hiện qua những dấu hiệu rõ rệt trên cơ thể và hành vi. Nhận biết sớm những dấu hiệu này giúp người nuôi có biện pháp khắc phục kịp thời, tránh gây thiệt hại nghiêm trọng.

Tôm thẻ chân trắng
• 19:54 14/01/2025

Vì sao nên ưu tiên diệt tảo vào ban đêm thay vì ban ngày?

Tảo hay gọi chung là “thủy sinh thực vật” – một thành phần không thể thiếu trong nuôi tôm. Tuy nhiên, sự phát triển quá mức của tảo (hay hiện tượng nở hoa tảo) lại mang đến nhiều rủi ro, đặc biệt khi xử lý không đúng thời điểm.

Tảo
• 19:54 14/01/2025

Nuôi cá chẽm: Lợi nhuận cao nhờ giá bán ổn định

Cá chẽm, một trong những loài thủy sản có giá trị kinh tế cao, đang trở thành lựa chọn hấp dẫn cho nhiều người nuôi trồng thủy sản. Loài cá này không chỉ nổi tiếng vì chất lượng thịt thơm ngon mà còn nhờ vào giá bán ổn định, mang lại lợi nhuận bền vững cho người nuôi.

Cá chẽm
• 19:54 14/01/2025

Kiểm soát dịch bệnh do virus trên cá rô phi

Cá rô phi là một trong những loài thuỷ sản được nuôi phổ biến nhất trên thế giới, đóng vai trò quan trọng trong kinh tế xã hội và an ninh lương thực. Tuy nhiên, dịch bệnh do virus trên cá rô phi gây ra những thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế và sản lượng. Để đối phó, việc kiểm soát và ngăn ngừa dịch bệnh đòi hỏi những chiến lược tổng thể, tích hợp và bền vững.

Cá rô phi
• 19:54 14/01/2025
Some text some message..