Các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Otago cho hay loài cá heo trên được đặt tên là Papahu taitapu, sống cách đây từ 19-22 triệu năm trước, theo tờ Otago Daily Times.
Được biết, hộp sọ, hàm và một vài phần xương khác đã được tìm thấy bên trong đá trầm tích dưới biển ở South Island, và đây cũng là hóa thạch duy nhất về loài này từng được phát hiện từ trước đến nay.
Cấu trúc hộp sọ cho thấy Papahu dài khoảng 1,8 m, tương tự kích thước của cá heo ngày nay, và có nhiều răng hình nón như hầu hết cá heo hiện đại.
Hộp sọ của Papahu có đặc điểm hoàn toàn khác biệt số với các hóa thạch trước đó.
“Khi so sánh Papahu với các loài cá heo hiện đại và những hóa thạch khác, chúng tôi phát hiện nó thuộc về một nhóm cá heo cổ đại đã phát triển và từng tồn tại trên khắp các vùng biển thế giới”, theo giáo sư Ewan Fordyce.
Tất cả các loài cá heo cổ đại, bao gồm Papahu và những loài khác, như cá heo răng cá mập, đều đã tuyệt chủng.
Chúng đã được thay thế bằng các loài cá heo hiện đại và cá mập có răng, đã tiến hóa trong vòng 19 triệu năm trở lại đây.