Tiến bộ kỹ thuật bảo quản cá ngừ

Nhờ cải tiến khâu bảo quản, sản phẩm cá ngừ đại dương của ngư dân Bình Định sau mỗi chuyến biển có chất lượng cao hơn, đáp ứng được yêu cầu xuất khẩu.

Tiến bộ kỹ thuật bảo quản cá ngừ
Đưa cá từ hầm bảo quản lên bong tàu để đưa đi tiêu thụ

Theo ngư dân Văn Công Việt (SN 1964) ở phường Hải Cảng (TP Quy Nhơn, Bình Định), hầu hết những tàu chuyên đánh bắt CNĐD đã chuyển sang nghề câu tay kết hợp ánh sáng, nhanh đánh bắt có cá nên chuyến biển được thu ngắn lại. Trước đây mỗi chuyến biển kéo dài đến 45 ngày tàu thì nay không có chuyến nào kéo dài quá 20 ngày. Thêm vào đó, tàu thuyền của ngư dân bây giờ to, mới hơn, hầm bảo quản được bố trí bài bản, đáp ứng được yêu cầu giữ tươi cho cá trong suốt chuyến biển.

“Sau khi đánh bắt được cá, ngư dân mổ, móc hết ruột cá ra, rửa sạch sẽ rồi nhét đá xay vào bụng, vào mang cá, cho cá xuống hầm bảo quản, con cách con 10cm đá xay nên cá giữ được độ tươi lâu. Chiếc tàu 900CV của tui dài 20m, mỗi chuyến biển phải mua 20 triệu tiền đá lạnh mới đủ ướp cá”, ngư dân Văn Công Việt nói.

Đó là cách bảo quản truyền thống mà ngư dân đánh bắt CNĐD áp dụng đại trà. Còn cách bảo quản mà Nhật Bản chuyển giao cho ngư dân được thực hiện bài bản hơn. Chất lượng CNĐD xuất tươi đáp ứng được cả thị trường khó tính Nhật Bản.

Theo ông Trần Văn Vinh, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Bình Định, sau khi xử lý các bước làm ngất và xả tiết cá, phá hủy não và thần kinh tủy sống, cắt mang và loại bỏ nội tạng, cá được rửa sạch và ngâm hạ nhiệt. Công đoạn này là mấu chốt quyết định chất lượng của cá.

“Cá được rửa bằng nước biển có nhiệt độ nhỏ hơn 20 độ C, sau đó được ngâm hạ nhiệt thân cá trong hỗn hợp đá lạnh và nước biển với tỷ lệ 80 đá, 20 nước biển, luôn khuấy đều nước ngâm trong hầm hạ nhiệt; bổ sung đá và đảm bảo nhiệt độ trong hầm ngâm nhỏ hơn 3 độ C.

Trong quãng thời gian 60 phút kể từ khi đưa vào ngâm cá, ngư dân cần thường xuyên kiểm tra thân nhiệt của cá và có biện pháp giảm nhiệt nhanh để đảm bảo thân nhiệt dưới 26 độ C, nhằm chống hiện tượng thịt cá bị cháy. Khi thân nhiệt của cá đảm bảo dưới 5 độ C, đưa cá ra khỏi hầm ngâm và tiến hành muối cá trong hầm bảo quản”, ông Vinh trình bày cụ thể quy trình bảo quản CNĐD.


Cá ngừ đạt chất lượng loại A đủ tiêu chuẩn xuất nguyên con sang Nhật Bản

Cũng theo ông Vinh, hầm bảo quản được phủ lớp đá xay dày 30cm dưới đáy, xếp 1 lớp cá 1 lớp đá, 1 hầm không xếp quá 3 lớp cá. Bụng và mang cá được nhét đầy đá xay, bọc cá bằng nhựa dẻo rồi xếp cá nằm thẳng, bụng úp xuống dưới. Cá được xếp trở đầu để tiết kiệm thể tích hầm, khoảng cách giữa 2 con từ 20 - 30cm, trên phủ lớp đá dày 30cm. Nếu có điều kiện, dùng thùng xốp đựng mỗi thùng 1 con cá để cá sẽ được bảo quản tốt hơn. Sau khi áp dụng cho 25 tàu hoạt động trong mô hình thí điểm câu CNĐD theo kiểu Nhật trong chuỗi liên kết, chất lượng được nâng cao trông thấy.

"Năm 2016 Bình Định có 36 con CNĐD đạt chất lượng loại A đủ điều kiện xuất nguyên con sang Nhật Bản. Tháng 1/2017 tỷ lệ cá đạt loại A tiếp tục chiếm cao, tỷ lệ cá đạt loại B (fillet) ngày càng tăng, chiếm trung bình 83% so với tổng lượng khai thác. Thực tế này đã cho ngư dân tăng cao thu nhập”, ông Vinh cho hay.

NNVN
Đăng ngày 08/05/2018
Đình Thung - Mạnh Tuấn
Khoa học

Lipid sinh học của tôm: Một kho báu dinh dưỡng

Các thành phần lipid trong tôm là cực kỳ phong phú và có thể mang lại lợi ích về sức khỏe. Một bài đánh giá khoa học do các nhà nghiên cứu từ Đại học Democritus công bố đã đi sâu vào thành phần lipid của nhiều loài tôm khác nhau, tập trung vào lợi ích sức khỏe tiềm năng của các hợp chất hoạt tính sinh học của chúng. Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Marine Drugs của MDPI, giải thích cách các lipid này có thể góp phần phòng ngừa và điều trị các bệnh mãn tính, bao gồm các rối loạn tim mạch, tiểu đường, bệnh thoái hóa thần kinh và ung thư.

Lipid
• 12:00 13/01/2025

Các mục tiêu kháng vi-rút tiềm năng trong quá trình nhiễm vi-rút hoại tử cơ ở tôm thẻ chân trắng

Trong những năm gần đây, giải trình tự phiên mã đã được áp dụng rộng rãi để nghiên cứu tương tác giữa virus và vật chủ. Bằng cách so sánh các hồ sơ biểu hiện gen vật chủ ở các giai đoạn nhiễm khác nhau, các nhà nghiên cứu có thể xác định các yếu tố chính và những thay đổi trong đường dẫn truyền tín hiệu do nhiễm virus gây ra, giúp nhận định được các chiến lược xâm nhập của virus và cơ chế kháng vi-rút của vật chủ.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:53 18/12/2024

Hướng đi mới trong nuôi trồng thủy sản: Mô hình Aquaponics

Mô hình Aquaponics đang được xem là một trong những giải pháp đột phá cho ngành nuôi trồng thủy sản trong thời kỳ hiện đại. Không chỉ kết hợp hiệu quả giữa nuôi thủy sản và trồng cây trong hệ thống tuần hoàn khép kín, mô hình này còn tối ưu hóa tài nguyên, mang lại lợi ích kinh tế và bảo vệ môi trường.

Mô hình Aquaponics
• 14:27 16/12/2024

Giải pháp công nghệ hiện đại trong kiểm soát rận biển trên cá hồi

Rận biển, một loại ký sinh trùng nguy hiểm, đang trở thành vấn đề lớn trong ngành nuôi trồng cá hồi. Chúng không chỉ gây tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe cá mà còn làm giảm năng suất và gia tăng chi phí sản xuất.

Cá hồi
• 10:20 12/12/2024

Nhu cầu tiêu thụ thủy sản hữu cơ tại các nước phát triển

Trong xu hướng tiêu dùng bên vực, ngày càng nhiều quốc gia phát triển chú trọng đến sản phẩm hữu cơ, bao gồm cả thủy sản. Sản phẩm hữu cơ được đánh giá cao nhờ quy trình sản xuất an toàn, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng và giảm thiểu tác động đến môi trường.

Thủy sản
• 23:25 28/01/2025

Lợi ích kinh tế và mô hình nuôi cá lóc hiệu quả cho nông dân

Trong bối cảnh phát triển bền vững ngành nông nghiệp, việc kết hợp giữa nuôi trồng thủy sản và canh tác truyền thống đang trở thành xu hướng.

Nuôi cá lóc
• 23:25 28/01/2025

Khoáng tạt và khoáng trộn: Ưu và nhược điểm từng loại

Trong nuôi tôm, cung cấp đầy đủ khoáng chất là yếu tố quan trọng để đảm bảo sự phát triển và sinh trưởng đồng đều của tôm. Hiện nay, người nuôi thường sử dụng hai hình thức bổ sung khoáng chất: khoáng tạt và khoáng trộn. Mỗi hình thức đều có những ưu và nhược điểm riêng, phù hợp với tùy tình huống và mục đích sử dụng.

Khoáng cho tôm
• 23:25 28/01/2025

Tép hòa vị Tết 2025: Cách làm chả cá thác lác dai ngon đúng chuẩn cho ngày Tết

Chả cá thác lác là món ăn quen thuộc trong ẩm thực Việt Nam, nổi bật với hương vị thơm ngon, dai giòn đặc trưng và cực kỳ bổ dưỡng. Làm chả cá thác lác tưởng chừng đơn giản nhưng để đạt được độ dai ngon đúng chuẩn, người làm cần nắm rõ từng bước từ chọn nguyên liệu đến chế biến.

Chả cá thác lác
• 23:25 28/01/2025

Áp dụng nhiều công nghệ mới để chống khai thác IUU

Sáng ngày 14/1/2025, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chủ trì hội nghị lần thứ 12 về chống khai thác IUU, chuẩn bị làm việc với Đoàn Thanh tra của Ủy ban Châu Âu lần thứ 5. Phó Thủ tướng chỉ đạo, áp dụng nhiều công nghệ mới để tăng cường quản lý đội tàu cá. Một số chuyên gia cho biết, Ấn Độ đã sử dụng máy bay không người lái để giám sát tàu cá, ngăn chặn khai thác IUU.

Tàu thuyền
• 23:25 28/01/2025
Some text some message..