Tìm đầu ra cho tôm càng xanh

Đã qua diện tích và sản lượng tôm càng xanh trên các cánh đồng lúa - tôm ở huyện Thới Bình không ngừng tăng theo thời gian. Năm sau diện tích nuôi mở rộng hơn, năng suất, sản lượng tôm thu hoạch luôn cao hơn năm trước, lại bán được giá, mà còn có lúa chất lượng ngon, bán được giá.

Tìm đầu ra cho tôm càng xanh
Nông dân Thới Bình thu hoạch tôm càng xanh. Ảnh: HOÀNG DIỆU

Cả tôm càng xanh - tôm càng xanh toàn đực và lúa trên đất nuôi tôm đều góp phần cho nông dân tăng thêm thu nhập đáng kể, làm cho bà con rất phấn khởi, ai cũng hăm hở muốn mở rộng diện tích nuôi và mô hình này đã lan toả sang cả các vùng lúa - tôm lân cận. Quả là điều rất đáng mừng, nhưng cũng lại là điều rất đáng lo ngại cho tính hiệu quả kinh tế của đối tượng nuôi tốt này, nhất là khi diện tích thả nuôi năm 2017 chỉ riêng huyện Thới Bình đã lên đến hơn 10.000 ha, hầu như hộ nào cũng đánh giá khá đạt “đầu con” thì sản lượng chung của tỉnh sẽ rất đáng kể. Vậy thì vấn đề thu mua, chế biến, hay lưu giữ, tiêu thụ sẽ phải như thế nào để nông dân an tâm và không phải “tự bơi giữa chợ” như thời gian qua?

Bởi lẽ từ cuối năm 2016 đến tận giữa mùa khô năm 2017, sản lượng tôm càng xanh thu được vượt lên con số kỳ vọng, đến hàng ngàn tấn. Ngoài số lượng không hề nhỏ xuất đi các tỉnh, thành lớn, vào các nhà hàng, tiệc cưới, nông dân Cà Mau còn phải thu tỉa bán lẻ rải đầy các chợ trong tỉnh suốt hàng tháng trời, từ gần cuối mùa mưa đến hết cả mùa khô mà vẫn không hết tôm càng xanh. Nông dân lẫn người tiêu dùng đều phấn khởi nhưng đồng thời cũng đặt ra cho nhà quản lý và cả nông dân nhiều vấn đề bức xúc trước mắt cũng như về lâu dài. Như vấn đề tổ chức sản xuất, nguồn giống tốt cung ứng cho nông dân, đặc biệt là vấn đề thu mua, chế biến, tiêu thụ… để nông dân tiếp tục phấn khởi duy trì và để mô hình phát triển bền vững, hiệu quả cao.

Trở ngại lớn nhất trong chế biến, bảo quản sản phẩm tôm càng xanh là phần đầu quá to, lượng gạch lại nhiều, dễ hư, tỷ lệ thịt sử dụng tốt cho thành phẩm/cá thể thấp nên chế biến như các mặt hàng tôm khác khó đạt hiệu quả kinh tế. Nhưng có ai mà không thích tôm càng xanh nướng than hồng, tôm càng xanh kho tàu, các món hấp, nấu, xào với tôm càng xanh ở các nhà hàng, tiệc cưới đều rất ngon tuyệt, còn món tôm càng xanh luộc nhậu ngay ở nhà cũng đâu xoàng! Gia đình tôi vẫn ăn ngon, an toàn với món tôm càng kho tàu xong đông đá sau cả tháng, thiết nghĩ, ai cũng có thể tích trữ được! Món tôm càng nướng than hồng nếu sấy khô và hút chân không, bao bì chất lượng tốt, tôi nghĩ có thể bảo quản lâu được để có thể vào các siêu thị và thành món dùng được ngay khi tái chế. Sao các doanh nghiệp không đầu tư để giúp nông dân tiêu thụ tôm càng xanh khi vào mùa thu hoạch rộ, sẽ vừa có lợi cho mình, vừa rất hữu ích cho nông dân và kinh tế tỉnh nhà? Và vì sao tỉnh Cà Mau ta qua nhiều năm với diện tích nuôi, sản lượng lớn như thế lại chưa có những nghiên cứu thử nghiệm chế biến bằng nhiều cách khác để con tôm càng có thể thành những món ngon hơn, bảo quản được lâu hơn mà vẫn giữ được chất lượng thịt ngọt, thơm ngon vốn có?

Chúng tôi cho rằng đã đến lúc các ngành chức năng của tỉnh và các địa phương có nuôi tôm càng xanh phải ngồi lại để cùng hoạch định đường hướng phát triển lâu dài, hiệu quả cho con tôm càng xanh cả về quy hoạch vùng nuôi an toàn mọi mặt, có tính đến mùa vụ nuôi an toàn dịch bệnh, thời điểm thị trường có nhu cầu lớn để bán được giá cao. Rồi còn vấn đề thu mua, bảo quản, chế biến, tồn trữ… cho đến việc tổ chức liên kết, hình thành các đề tài, dự án nghiên cứu thử nghiệm và chuyển giao các cách chế biến ngon, giữ được lâu, an toàn, hợp thị hiếu người tiêu dùng cho từng thị trường theo hướng thành chuỗi liên kết khép kín từ cung ứng nguyên liệu thô - cho đến thành phẩm ăn liền đến người tiêu thụ và dùng được ngay, để trên nền tảng đó, các doanh nghiệp đầu tư xây dựng thương hiệu riêng cho mình với các mặt hàng sản phẩm tôm càng xanh đạt chuẩn chất lượng cao của Cà Mau.

Tỉnh nên sớm có chính sách thu hút, khuyến khích các nhà doanh nghiệp đầu tư vào các dịch vụ thu mua, nghiên cứu chế biến, tiêu thụ tôm càng xanh, tránh cho nông dân không rơi vào cảnh được mùa rớt giá trong mùa thu hoạch rộ.

Báo Cà Mau
Đăng ngày 30/10/2017
Mục Đồng
Nuôi trồng

Bình Định: Tập huấn phòng chống dịch bệnh trong nuôi thủy sản

Sáng ngày 25.4, Chi cục Chăn nuôi và Thú y ( Sở NN&PTNT Bình Định) phối hợp UBND xã Mỹ Thành, huyện Phù Mỹ tổ chức tập huấn tuyên truyền phòng chống dịch bệnh thủy sản cho cán bộ phụ trách thủy sản và 40 hộ dân nuôi trồng thủy sản của 3 thôn Xuân Bình Nam, Hưng Lạc và Hưng Tân.

Ao nuôi tôm
• 10:05 26/04/2024

Nhiệt độ ao nuôi tăng cao do thời tiết nắng nóng

Hiện nay, thời tiết nắng nóng kéo dài gây nhiều ảnh hưởng đến các khu vực nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt với thời tiết ngày và đêm chênh nhiệt độ rõ rệt, việc nhiệt độ của nước ao nuôi liên tục tăng là điều đáng chú ý cho các hộ nuôi.

Nắng nóng
• 11:48 25/04/2024

Triển khai nuôi hải sâm thương phẩm tại làng chài Nhơn Hải

Nhằm đẩy mạnh phát triển nuôi biển, đa dạng hóa đối tượng nuôi trồng thủy sản ,nâng cao hiệu quả kinh tế cho bà con ngư dân, mới đây, Sở KH&CN Bình Định đã có quyết định phê duyệt nhiệm vụ “Ứng dụng khoa học và công nghệ xây dựng mô hình nuôi thương phẩm hải sâm cát tại xã Nhơn Hải, TP. Quy Nhơn do Phòng Kinh tế TP Quy Nhơn chủ trì thực hiện và HTX Dịch vụ - Du lịch – Thủy sản Nhơn Hải là cơ quan phối hợp chính tổ chức thực hiện.

Hải sâm
• 10:10 24/04/2024

Rong xuất hiện nhiều trên vuông nuôi tôm

Hàng năm vào những thời điểm giao mùa, điều kiện thời tiết thường diễn biến phức tạp, không thuận lợi cho tôm nuôi phát triển, nguy cơ rủi ro và thiệt hại về dịch bệnh trên tôm nuôi là rất cao. Đặc biệt ở ao nuôi tôm quảng canh, rong xuất hiện rất nhiều và gây ra các ảnh hưởng trực tiếp đến vật nuôi dưới ao.

Rong tảo dày đặc
• 09:51 23/04/2024

Tối ưu hiệu quả nuôi trồng với Chlorine AQUA - ORG cùng Plasma

Trong nuôi trồng thủy sản, việc duy trì môi trường nước đảm bảo sạch, loại bỏ các mầm bệnh ngoại lai, tảo độc,… là yếu tố được người nuôi lưu ý hàng đầu. Từ trước đến nay, người nuôi vẫn có nhiều phương pháp khác nhau để giải quyết vấn đề này. Trong số đó, sử dụng Chlorine vẫn được xem là lựa chọn tối ưu về hiệu quả và chi phí và được áp dụng nhiều nhất.

Chlorine AQUA - ORG
• 04:31 28/04/2024

Tôm nổi đầu vào lúc sáng sớm là do đâu?

Nhiều người nuôi thắc mắc rằng khi đi thăm ao vào buổi sáng sớm, thường bắt gặp hiện tượng tôm nổi đầu trên mặt nước, bơi lờ đờ hoặc tấp mé. Vậy khi xảy ra hiện tượng đó, liệu tôm có phải đang gặp vấn đề cần giải quyết kịp thời hay không? Cùng giải đáp qua bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ chân trắng
• 04:31 28/04/2024

Hội chứng chết sớm EMS trên tôm và giải pháp phòng ngừa hiệu quả.

Nuôi tôm không phải là một công việc dễ dàng. Trong quá trình nuôi tôm thường xuất hiện rất nhiều loại bệnh khác nhau. Một trong số đó là EMS, hay Hội chứng chết sớm, còn được gọi là AHPNS hoặc Hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính.

Tôm nhiễm bệnh
• 04:31 28/04/2024

Sự phục hồi của thị trường tôm sú

Tôm sú đang trải qua thời kỳ phục hưng, đặc biệt là ở Ấn Độ và Trung Quốc. Tuy nhiên, các chuyên gia như Ida Skancke của Kontali và Tiến sĩ Manoj Sharma cho rằng, việc loại bỏ tôm thẻ chân trắng là vẫn còn quá sớm và thật ngốc khi thực hiện điều đó.

Tôm sú
• 04:31 28/04/2024

Kinh tế tuần hoàn với giải pháp nội tại ngành tôm

Chuyên gia Huỳnh Quốc Tịnh ở Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam (WWF Việt Nam) phân tích giải pháp tiếp cận đối với sản phẩm tôm theo định hướng kinh tế tuần hoàn bằng việc thực hiện tuần hoàn trong nội tại ngành tôm.

Khu nuôi tôm
• 04:31 28/04/2024