Tìm hiểu nuôi sinh khối artemia bằng nước muối tại trại giống

Nghiên cứu cho thấy việc sử dụng nước muối biển nuôi sinh khối Artemia làm giảm giá thành sinh khối mà không ảnh hưởng đến sinh trưởng và tốc độ sinh sản của Artemia.

sinh khối artemia
Cần chủ động được nguồn thức ăn Artemia trong các trại giống.

Artemia là thức ăn tươi sống có giá trị dinh dưỡng cao và đã được sử dụng phổ biến trong nuôi trồng thủy sản. Artemia giai đoạn trưởng thành chứa hàm lượng protein cao (50 - 60%), rất giàu acid béo thiết yếu, vitamin, kích dục tố và sắc tố, do đó chúng được chọn làm thức ăn nuôi vỗ tôm, cá bố mẹ.

Tuy nhiên, việc sản xuất Artemia thường chỉ diễn ra ở nơi có độ mặn cao như ruộng muối và việc sản xuất còn mang tính mùa vụ (chỉ nuôi được trong mùa khô trong khi đa số con giống được sản xuất vào mùa mưa). Do vậy, muốn việc chủ động đối tượng này thì nuôi sinh khối trên bể kết hợp trong các trại sản xuất giống là rất cần thiết.

Trong nghiên cứu này, Artemia được nuôi bằng nước biển và nước muối với hai phương thức có và không có ứng dụng biofloc, kết hợp của hai nhân tố này cho ra tổ hợp gồm 4 nghiệm thức. 

  • NT1: Nước biển (nước ót pha=đối chứng, không biofloc (NB- NBF)
  • NT2: Nước muối, không biofloc (NM-NBF) 
  • NT3: Nước biển, biofloc (NB- BF) 
  • NT4: Nước muối, biofloc (NM-BF)

Artemia được nuôi với mật độ 500 nauplii/L, độ mặn 30‰ và được theo dõi trong 20 ngày. Trong hai ngày đầu, Artemia được cho ăn tảo tươi Chaetoceros sau đó thay thế bằng thức ăn cho Artemia. Đối với các nghiệm thức ứng dụng biofloc, rỉ đường được thêm vào bể nuôi từ ngày thứ 5 và tuần tự bổ sung sau đó theo hàm lượng TAN trong nước.

Kết quả cho thấy hàm lượng TAN trong thí nghiệm dao động từ 0,1 - 2,5mg/L có xu hướng tăng dần theo thời gian thí nghiệm cho tới tuần thứ 2 ở tất cả các nghiệm thức. Việc duy trì NO2- khá ổn định ở mức thấp (dưới 0,6mg/L) ở các nghiệm thức biofloc trong suốt quá trình nuôi chứng tỏ có sự hoạt động tích cực của các vi khuẩn trong việc chuyển hóa nitrogen.


Hình 1: Biến động hàm lượng TAN (trái) và NO2- (phải) trong thời gian nuôi.

Tỷ lệ sống 7 ngày đầu dao động trong khoảng từ 83% - 93%, đến ngày thứ 14, tỷ lệ sống có xu hướng giảm nhưng không đáng kể (79-85%).

Chiều dài của Artemia ở  các nghiệm thức dao động trung bình trong khoảng 3,67 - 3,68 mm. Khi có bổ sung rỉ đường (BF) thì chiều dài của Artemia tăng hơn khoảng 4 mm so với các nghiệm thức không bổ sung rỉ đường. Mặt khác, Artemia nuôi bằng nước ót pha cũng có chiều dài lớn hơn nước muối từ 0,4-0,5 mm. 

Phương thức sinh sản bị tác động bởi cả hai nhân tố thí nghiệm và có khuynh hướng sinh trứng ở các bể nuôi trong hệ thống biofloc với nước ót pha. Việc tăng tỷ lệ sinh trứng có lẽ do môi trường ở NB-BF (nước biển 100%) có nhiều cơ hội để vi khuẩn phát triển hơn so với nước muối - biofloc do nước muối nên bị thiếu vi lượng vì thế vi khuẩn tăng quá mức làm ảnh hưởng tới phương thức sinh sản của chúng (báo hiệu môi trường không thuận lợi) Artemia có khuynh hướng sinh trứng và ngược lại.

Sau 20 ngày nuôi năng suất sinh khối Artemia đạt cao nhất ở các nghiệm thức nuôi trong hệ thống biofloc (BF) với trung bình 3,52 ± 0,08 g/L khác biệt có ý nghĩa thống kê. Sinh khối thu được ở các nghiệm thức có bổ sung rỉ đường (BF) cao hơn so với các nghiệm thức đối chứng (NBF) khoảng 8,6% và còn tiết kiệm được 14% lượng thức ăn đưa vào. 


Hình 2. Sinh khối Artemia sau 20 ngày nuôi.

Việc sử dụng nước muối biển nuôi sinh khối Artemia làm giảm 36% giá thành sinh khối khi nuôi bình thường và ứng dụng biofloc làm giảm giá thành khoảng 18% khi nuôi với nước biển và 14% khi nuôi bằng nước muối.

Việc sử dụng nước muối và ứng dụng công nghệ biofloc trong nuôi sinh khối Artemia đạt hiệu quả cao sẽ góp phần đơn giản hóa quy trình nuôi, chủ động được nguồn thức ăn Artemia trong các trại giống từ quy mô nhỏ đến quy mô lớn mà không phải phụ thuộc vào nguồn nước biển.

Tham khảo: Nguyễn Thị Hồng Vân, Nguyễn Văn Hòa và Huỳnh Thanh Tới (2021). Hiệu quả sử dụng nước muối biển nuôi sinh khối Artemia trong hệ thống biofloc, Tạp chí khoa học trường Đại học Cần Thơ, Tập 57, Số 1 (2021) Trang: 177-185.

Đăng ngày 24/06/2021
Như Huỳnh
Kỹ thuật

Nuôi tôm thành công nhờ vào vi sinh vật có lợi

Ngày càng nhiều người nuôi nhận thấy lợi ích của việc sử dụng vi sinh vật có lợi để cải thiện môi trường ao và tăng cường sức khỏe cho tôm. Đây không chỉ là xu hướng mới mà còn là một phương pháp nuôi tôm bền vững, giúp giảm thiểu rủi ro bệnh tật và nâng cao chất lượng sản phẩm.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:38 11/11/2024

Điều chỉnh lượng và kích thước thức ăn cho tôm qua từng giai đoạn

Quản lý thức ăn là một yếu tố quan trọng giúp người nuôi tối ưu hóa quá trình nuôi tôm và giảm thiểu lãng phí, từ đó mang lại lợi nhuận cao. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ rằng lượng và kích thước thức ăn cần được điều chỉnh qua từng giai đoạn phát triển của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:47 05/11/2024

Có phải khi lột vỏ, tôm sẽ trốn dưới đáy ao?

Hành vi của tôm trong giai đoạn lột vỏ có những đặc điểm rất khác biệt so với lúc bình thường. Trong đó, một trong những hành vi dễ nhận thấy nhất là tôm có xu hướng trốn dưới đáy ao hoặc các khu vực an toàn hơn.

Tôm thẻ
• 14:26 01/11/2024

Diệt nấm bám trên thiết bị ao nuôi

Trong ao nuôi tôm, các thiết bị như máy sục khí, hệ thống cấp thoát nước, và các công cụ khác rất dễ bị nấm bám trong môi trường nước giàu chất hữu cơ. Nấm không chỉ làm hỏng thiết bị mà còn ảnh hưởng đến chất lượng nước, gây nguy hiểm cho tôm.

Nấm ao nuôi
• 10:27 30/10/2024

Sử dụng men vi sinh trong nuôi trồng thủy sản

Men vi sinh (probiotic) là các vi sinh vật có lợi, khi được bổ sung vào môi trường nuôi trồng thủy sản, giúp cải thiện chất lượng nước, nâng cao sức khỏe của động vật thủy sản và hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh.

Ao nuôi tôm
• 10:55 20/11/2024

Giảm tiêu hao nguyên liệu sản xuất trong nuôi tôm

Hiệu quả sản xuất luôn là mối quan tâm hàng đầu của người nuôi. Một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả là mức độ tiêu hao nguyên liệu sản xuất. Việc giảm tiêu hao không chỉ giúp tiết kiệm chi phí mà còn tăng lợi nhuận và bảo vệ môi trường. Dưới đây là các phương pháp thiết thực giúp giảm tiêu hao nguyên liệu trong nuôi tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:55 20/11/2024

Cua ghẹ Việt Nam tăng trưởng ấn tượng khi hút hàng tại Trung Quốc

Xuất khẩu cua ghẹ và các loại giáp xác khác của Việt Nam đang có sự bứt phá ngoạn mục trên thị trường quốc tế, đặc biệt là tại Trung Quốc. Số liệu từ tháng 9/2024 cho thấy, ngành hàng này tiếp tục ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng, mở ra nhiều cơ hội phát triển trong thời gian tới.

Ghẹ
• 10:55 20/11/2024

Sự cần thiết của chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản

Những đợt dịch bệnh không chỉ gây thiệt hại nặng nề mà còn ảnh hưởng đến chất lượng và uy tín của sản phẩm thủy sản trên thị trường. Để đối phó với thách thức này, chẩn đoán bệnh học thủy sản đã trở thành một công cụ quan trọng, giúp phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe của đàn nuôi, giảm thiểu rủi ro lây lan dịch bệnh và tối ưu hóa quy trình quản lý.

Xét nghiệm tôm
• 10:55 20/11/2024

Chăm sóc quản lý sức khỏe cho cá biển nuôi

Quản lý sức khỏe cho cá biển là một yếu tố quan trọng trong nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là trong các hệ thống nuôi cá biển (như nuôi cá biển trong ao, lồng bè hay trong môi trường biển tự nhiên). Sức khỏe của cá biển có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, từ điều kiện môi trường, thức ăn, cho đến các bệnh lý hay sự thay đổi của hệ sinh thái. Để duy trì sự phát triển và năng suất cao cho cá, cần phải có các biện pháp quản lý sức khỏe hiệu quả.

Nuôi cá trên biển
• 10:55 20/11/2024
Some text some message..