Tin mới nhất về cơn bão số 2 trên Biển Đông

Tâm bão số 2 trên Biển Đông cách Đài Loan khoảng 260 km về phía Tây Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 10, giật cấp 11-12.

bão số 2
Ảnh đường đi và vị trí của cơn bão.

Theo thông tin mới nhất từ Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Trung ương, vào lúc 16h ngày 7/7, vị trí tâm bão số 2 trên Biển Đông ở vào khoảng 20,6 độ Vĩ Bắc; 118,9 độ Kinh Đông, cách đảo Đài Loan khoảng 260km về phía Tây Nam. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 10 (tức là từ 90 đến 100km một giờ), giật cấp 11-12.

Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Bắc Tây Bắc, mỗi giờ đi được 5-10km. Đến 16h ngày 8/7, vị trí tâm bão ở vào khoảng 22,4 độ Vĩ Bắc; 118,5 độ Kinh Đông, cách đảo Đài Loan khoảng 270km về phía Tây Tây Nam. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 10 (tức là từ 90 đến 100km một giờ), giật cấp 11-12.

Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão, vùng biển phía Đông Bắc Biển Đông có gió mạnh cấp 6-8, vùng gần tâm bão đi qua cấp 9-10, giật cấp 11-12. Sóng biển cao 3-5 mét; biển động rất mạnh. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 3.

Trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão số 2 có khả năng đổi hướng di chuyển theo hướng Tây Bắc, sau đó là Tây Tây Bắc mỗi giờ đi được 10-15km. Đến 16h ngày 9/7, vị trí tâm bão ở vào khoảng 23,4 độ Vĩ Bắc; 115,7 độ Kinh Đông, trên đất liền phía Đông Nam tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc). Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (tức là từ 60 đến 75km một giờ), giật cấp 9-10.

Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão, vùng biển phía Đông Bắc Biển Đông có gió mạnh cấp 6-7, vùng gần tâm bão đi qua cấp 8-10, giật cấp 11-12 và có mưa dông mạnh. Sóng biển cao 3-5 mét; biển động rất mạnh. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 3.

Trong 48 đến 60 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây mỗi giờ đi được khoảng 10km.

Ngoài ra do gió mùa Tây Nam ở phía Nam hoạt động mạnh nên vùng biển từ Bình Thuận đến Cà Mau và khu vực Nam Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Trường Sa) có gió mạnh cấp 6, giật cấp 7-8 và có mưa dông mạnh. Sóng biển cao 2-4 mét; biển động. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc xoáy. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 1.

Dự báo thời tiết đêm 7/7 và ngày 8/7:

Phía Tây Bắc Bộ:

Mây thay đổi, đêm có mưa rào và dông vài nơi, ngày nắng. Gió nhẹ. Nhiệt độ thấp nhất từ 23 - 26oC. Nhiệt độ cao nhất từ 31 - 34oC.

Phía Đông Bắc Bộ:

Ít mây, đêm không mưa, ngày nắng. Gió bắc đến tây bắc cấp 2 – 3. Nhiệt độ thấp nhất từ 24 - 27 độ, riêng vùng núi 22 - 25oC. Nhiệt độ cao nhất từ 32 - 35oC.

Thanh Hóa - Thừa Thiên Huế:

Mây thay đổi, có mưa rào và dông vài nơi; riêng phía Nam đêm nay và chiều tối mai nhiều mây, có mưa rào và dông rải rác. Gió nhẹ, riêng phía Nam gió tây đến tây nam cấp 2 – 3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra tố lốc và gió giật mạnh.

Nhiệt độ thấp nhất từ 24 - 27oC. Nhiệt độ cao nhất từ 31 - 34oC

Đà Nẵng đến Bình Thuận:

Mây thay đổi, đêm có mưa rào và dông vài nơi, ngày nắng; riêng phía Bắc đêm nay và chiều tối mai có mưa rào và dông rải rác. Gió tây đến tây nam cấp 2 – 3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra tố lốc và gió giật mạnh.

Nhiệt độ thấp nhất từ 25 - 28oC. Nhiệt độ cao nhất từ 32 - 35oC.

Tây Nguyên:

Mây thay đổi, đêm nay và chiều tối mai có mưa rào và dông rải rác. Gió tây nam cấp 2 – 3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra tố lốc và gió giật mạnh.

Nhiệt độ thấp nhất từ 21 - 24oC. Nhiệt độ cao nhất từ 28 - 31oC.

Nam Bộ:

Mây thay đổi, có mưa rào và dông vài nơi. Gió tây nam cấp 3. Nhiệt độ thấp nhất từ 24 - 27oC. Nhiệt độ cao nhất từ 32 - 35oC.

Hà Nội:

Ít mây, đêm không mưa, ngày nắng. Gió bắc đến tây bắc cấp 2 – 3. Nhiệt độ thấp nhất từ 23 - 26oC. Nhiệt độ cao nhất từ 32 - 35oC.

Kiến Thức, 07/07/2015
Đăng ngày 07/07/2015
Diệu Nga
Môi trường

Những người gác đèn thầm lặng giữa biển khơi

Đối với những người đi biển, sau những ngày dài đánh bắt thuỷ sản trên biển, sau màn đêm đen bao phủ, khi họ nhìn thấy hải đăng tức là nhìn thấy nhà.

Người gác đèn hải đăng
• 14:38 27/01/2023

Cùng ngư dân vươn khơi, bám biển

"Trước lá cờ Tổ quốc, ngư dân chúng tôi đồng lòng, phấn đấu vượt qua sóng gió muôn trùng để vừa phát triển kinh tế, vừa góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo đất nước. Mọi khó khăn, vất vả rồi cũng qua đi, lá cờ Tổ quốc vẫn mãi tung bay trước mũi tàu, cùng ngư dân vươn khơi, bám biển"

trao cờ cho ngư dân
• 13:32 17/06/2022

Tư duy hướng biển

"Tư duy hướng biển” được xác định là cơ sở để phát triển kinh tế biển và xa hơn với nhiều lĩnh vực. Ở Quảng Nam, tâm thức biển không chỉ tồn tại trong hành trình lịch sử vùng đất mà hướng biển và làm chủ biển luôn là trăn trở...

biển đảo
• 16:57 07/06/2022

Yêu cầu Trung Quốc không vi phạm vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam

Trước thông tin cuộc tập trận kéo dài 10 ngày trên Biển Đông, Việt Nam đề nghị Trung Quốc tôn trọng và không vi phạm vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam, không có hành động làm phức tạp tình hình.

Lê Thị Thu Hằng
• 10:50 08/03/2022

Tình hình xâm nhập mặn cấp thiết ở khu vực miền Tây

Tình hình xâm nhập mặn ở miền Tây đang trở thành một vấn đề cấp thiết, đặc biệt là trong ngành thủy sản. Đợt xâm nhập mặn kéo dài đã gây ra những tác động nghiêm trọng đến sản xuất nuôi trồng thủy sản, đe dọa không chỉ nguồn cung lương thực mà còn đe dọa đến sinh kế của hàng triệu người dân nơi đây.

Xâm nhập mặn
• 09:46 27/03/2024

Cơ chế hoạt động của phương pháp xử lý nước thải bằng men vi sinh

Để cải thiện nguồn nước thải trong nuôi trồng thủy sản, ngày nay người nuôi sử dụng phổ biến các chế phẩm sinh học để phòng bệnh cho vật nuôi và cải thiện môi trường. Ngoài ra, phương pháp này còn góp phần đưa nghề nuôi thủy sản phát triển bền vững.

Ao nuôi
• 10:14 08/03/2024

Tác động tiêu cực từ việc đánh bắt cá bằng Xyanua

Đánh bắt cá bằng hóa chất, cụ thể ở đây là Xyanua là là phương pháp đánh bắt cá  thông qua việc rải các hóa chất xuống khu vực có cá và được cho là làm cá “hôn mê” để thuận tiện cho việc đánh bắt.  Đây là một việc rất nguy hiểm, vừa hủy hoại môi trường, vừa gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người sử dụng bởi Xyanua là chất cực độc, dễ dàng gây chết dù chỉ một lượng nhỏ.

Đánh bắt cá
• 11:18 06/03/2024

Thả con giống bồi hoàn đa dạng sinh học

Sáng ngày 6.3, Công ty CP cảng Quy Nhơn - chủ đầu tư dự án Đầu tư nâng cấp bến số 1- cảng Quy Nhơn đã thả 469.600 con giống thủy sản (cá chẽm, cua, tôm sú) để bồi hoàn đa dạng sinh học tại Ngã 3 sông Trường Úc (gần đập tràn Quy Nhơn 3, tổ 28, KV 4, phường Nhơn Bình, TP Quy Nhơn) và khu nước trước bến số 1 cảng Quy Nhơn với tổng kinh phí gần 74 triệu đồng.

Thả giống bồi hoàn sinh học
• 10:32 06/03/2024

Các loài cá lóc nuôi cảnh thú vị cho người chơi cá cảnh

Trong những năm gần đây, việc nuôi cá lóc cảnh tại Việt Nam đã trở nên phổ biến hơn. Đây là loại cá săn mồi có nhiều màu sắc đẹp, mà trước đây chỉ được một số ít người chơi quan tâm.

Cá lóc cảnh
• 13:49 29/03/2024

Những điều cần biết về bệnh đốm trắng và biện pháp phòng bệnh hiệu quả

Bệnh đốm trắng trên tôm do virus gây ra là một trong những bệnh vô cùng nguy hiểm, tỷ lệ chết của tôm lên tới 90 – 100% chỉ sau từ 3 – 10 ngày nhiễm bệnh, xuất hiện chủ yếu khi nhiệt độ xuống thấp dưới 320C.

Bệnh đốm trắng trên tôm
• 13:49 29/03/2024

Công tác chuẩn bị để khởi đầu vụ nuôi mới thành công

Khi bắt đầu nuôi tôm hoặc sau mỗi kỳ thu hoạch, mọi người thường quan tâm đến việc chuẩn bị những gì để khởi đầu vụ nuôi mới thành công hơn và đạt được thuận lợi. Để bảo đảm rằng quá trình chuẩn bị ao nuôi tôm mới ít gặp rủi ro, tôm phát triển đều, cũng như để làm cho các vụ nuôi sau này trở nên dễ dàng hơn. Bài viết dưới đây sẽ trình bày những điểm cần lưu ý khi tiến hành chuẩn bị khởi đầu vụ nuôi mới cho bà con.

Tôm thẻ chân trắng
• 13:49 29/03/2024

Chuyển dịch xanh: Yêu cầu và cơ hội tăng cao với thủy sản

Ngày 28/3/2024, VCCI Cần Thơ tổ chức hội thảo “Chuyển dịch xanh: Thách thức, cơ hội cho doanh nghiệp ĐBSCL và giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp” trao đổi về những yêu cầu và cơ hội cho doanh nghiệp xuất khẩu trong bối cảnh giảm phát thải khí nhà kính.

Thủy sản
• 13:49 29/03/2024

Chất kích thích hệ miễn dịch ở tôm

Nhắc đến tôm, có lẽ bạn chưa biết chúng là một loài động vật không có cơ quan miễn dịch. Vì vậy, việc sử dụng chất kích thích miễn dịch là biện pháp hiệu quả giúp tăng cường đề kháng cho tôm, công cụ quan trọng trong quá trình kiểm soát bệnh tôm nuôi.

Tôm thẻ chân trắng
• 13:49 29/03/2024