Tin vui: Tôm tẩm ướp được dỡ bỏ lệnh cấm nhập khẩu vào Úc

Chính phủ Úc vừa đưa thêm 2 mặt hàng tôm ra khỏi Lệnh tạm dừng NK tôm vào nước này. Đây là thông tin vui với ngành tôm Việt Nam, bởi 2 mặt hàng này vốn là những sản phẩm tôm chủ lực của Việt Nam XK sang Úc.

Tôm tẩm ướp được dỡ bỏ lệnh cấm nhập khẩu vào Úc
Tôm tẩm ướp được dỡ bỏ lệnh cấm nhập khẩu vào Úc

Theo Cục Thú y, ngày 29/5, TS Andrew Cupit, Trợ lý Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Tài nguyên Úc đã gửi thư cho Cục trưởng Cục Thú y Việt Nam, thông báo về việc Chính phủ Úc quyết định nới lỏng Lệnh tạm dừng NK tôm lần thứ 4.

Theo thông báo nói trên, vào ngày 15/5, dựa trên kết quả đánh giá nguy cơ an ninh sinh học, GĐ An ninh sinh học của Úc đã quyết định loại trừ tôm tẩm ướp và thịt tôm tẩm ướp chưa qua nấu chín (gọi chung là tôm tẩm ướp chưa nấu chín) ra khỏi Lệnh tạm dừng NK tôm.

Theo đó, kể từ ngày 12/7/2017, Bộ Nông nghiệp và Tài nguyên Úc sẽ bắt đầu chấp nhận các đơn đặt hàng nhập khẩu đối với những mặt hàng trên vào nước này với điều kiện đáp ứng nghiêm ngặt các quy định của Úc. Cụ thể, tôm tẩm ướp chưa nấu chín phải được cơ quan có thẩm quyền nước XK chứng nhận sản phẩm tôm không mang vi rút gây bệnh đốm trắng (WSSV), bệnh đầu vàng (YHV) và đáp ứng các yêu cầu trong dự thảo Giấy chứng nhận thú y. Bộ Nông nghiệp và Tài nguyên Úc sẽ thực hiện các biện pháp kiểm soát nghiêm ngặt tại các cửa khẩu để kiểm tra chứng nhận về thú y đối với tôm tẩm ướp chưa nấu chín: Kiểm tra niêm phong kiểm dịch đối với 100% lô hàng tại nơi đến; lấy mẫu xét nghiệm WSSV và YHV đối với 100% lô hàng.

Như vậy, sau 4 lần thông báo nới lỏng lệnh cấm, Chính phủ Úc đã đưa 7 sản phẩm tôm ra khỏi Lệnh tạm dừng NK tôm, bao gồm: Tôm khô và sản phẩm tôm đựng trong hộp kín được chế biến để có thể bảo quản được ở nhiệt độ phòng; mồi câu đã được chiếu xạ dùng cho thủy sản, làm thức ăn cho cá cảnh và thức ăn trong nuôi trồng thủy sản; tôm chưa nấu chín có nguồn gốc từ các khu đặc quyền kinh tế của Úc; tôm và thịt tôm có nguồn gốc từ các vùng lãnh thổ của Úc nằm ở bên ngoài đất liền (bao gồm các đảo Chrismas, Cocos - Keeling và Norfolk); tôm tự nhiên chưa nấu chín được đánh bắt ở các vùng biển của Úc và xuất khẩu sang Thái Lan để chế biến tại các nhà máy được Cục Thủy sản Thái Lan phê chuẩn sau đó tái xuất sang Úc; tôm chưa nấu chín được đánh bắt ở các vùng biển của Úc xuất khẩu sang các nước khác để chế biến và sau đó tái xuất sang Úc; tôm tẩm ướp thịt tôm tẩm ướp chưa qua nấu chín.

Trong 7 sản phẩm tôm nói trên, đáng chú ý nhất là tôm tẩm ướp và thịt tôm tẩm ướp chưa qua nấu chín, bởi trước khi Úc ban hành Lệnh tạm dừng NK tôm (tháng 1/2017), đây là những sản phẩm tôm chủ lực của Việt Nam XK sang nước này. Theo VASEP, trong mấy năm qua, mỗi năm, giá trị XK sang Úc đạt trên 100 triệu USD, với các sản phẩm chủ lực là tôm đã luộc chín hoặc tôm tẩm bột, gia vị (tôm tẩm ướp).

Ngày 31/5, Bộ Nông nghiệp và Tài nguyên Úc đã cập nhật thêm thông tin về các biện pháp quản lý rủi ro chi tiết đối với các sản phẩm tôm tươi tẩm ướp. Theo đó, để có thể XK trở lại vào Úc, các sản phẩm này phải đáp ứng các quy định như sau: Trước khi XK sang Úc, tất cả các lô hàng (sau chế biến) phải được công nhận không có virus đốm trắng (WSSV) và virus đầu vàng (YHV) dựa trên các biện pháp kiểm tra của Tổ chức Thú y Thế giới (OIE); sau khi đến Úc, mỗi lô hàng phải trải qua kiểm tra niêm phong và kiểm tra WSSV, YHV tại phòng kiểm nghiệm đã được phê chuẩn như Agrigen, Advanced Analytical Australia (AAA) hoặc Elizabeth MacArthur Agricultural Institute (EMAI); cơ quan thẩm quyền của nước XK cũng phải cung cấp chứng thư thú y mẫu đã điều chỉnh, bao gồm tất cả các chứng nhận y tế theo yêu cầu.

Ngoài ra, tôm tẩm ướp phải đáp ứng các yêu cầu về chế biến đầy đủ. Đó là ít nhất phải bỏ đầu, vỏ và phải đáp ứng: Tẩm gia vị nước (thành phần hương vị nước ướp chiếm không dưới 12% tổng trọng lượng sản phẩm); tẩm gia vị khô (dưới 2% tổng trọng lượng thành phần hương vị trong gia vị ướp là chất lỏng và thành phần hương vị trong gia vị khô phải bao phủ sản phẩm); tẩm gia vị và xiên que (thành phần gia vị khô và ướt phải bao phủ sản phẩm); tẩm gia vị và chế biến đóng gói phục vụ bán lẻ (thành phần gia vị tẩm ướt hoặc khô phải bao phủ sản phẩm). Hoặc ít nhất bỏ đầu, xẻ bướm và đáp ứng các điều kiện đối với gia vị tẩm ướt và gia vị tẩm khô như trên.

Nông NghiệpVN
Đăng ngày 05/06/2017
Sơn Trang
Thế giới

Yucca - Thảo dược từ thiên nhiên cho nuôi trồng thủy sản bền vững

Nuôi trồng thủy sản đã và đang là giải pháp tất yếu để cung cấp thực phẩm cho con người. Với các mô hình nuôi hiện đại, người nuôi có khuynh hướng tăng mật độ để nâng cao năng suất, cũng như tối ưu nguồn nước. Điều này làm gia tăng áp lực lên môi trường nước ao nuôi, vượt quá sức tải tự nhiên của nguồn nước.

yucca
• 10:42 03/03/2022

Gan thận mủ - Kẻ địch mạnh nhất của cá tra

Gan thận mủ là một căn bệnh nguy hiểm, lây lan nhanh trên cá tra. Vào những tháng mưa cuối năm chính là thời gian cao điểm để vi khuẩn gây bệnh phát triển. Bài viết này sẽ chia sẻ một số thông tin cần thiết để bà con hiểu và có cách phòng trị bệnh kịp thời.

bệnh gan thận mủ
• 11:05 13/12/2021

Cá tra Banladesh vẫn vướng chuẩn ASC, tại sao?

Người nuôi cá tra Bangladesh vẫn không thể đáp ứng yêu cầu về chứng nhận trong nuôi trồng thủy sản, điều gì đã dẫn đến thách thức này?

nuôi cá tra ở Bangladesh
• 11:53 21/10/2021

Vĩnh Long: Sản lượng nuôi trồng và khai thác thủy sản giảm trên 15%

Toàn tỉnh Vĩnh Long hiện có gần 2.100ha đang nuôi thả thủy sản, giảm 4,1% so với cùng kỳ. Trong đó, diện tích đang thả nuôi cá tra thâm canh giảm 5,7%. Do ảnh hưởng của dịch COVID-19, xuất khẩu cá tra gặp khó, giá bán cá ở mức khá thấp, khiến cho diện tích nuôi trồng thủy sản giảm

nuôi cá điêu hồng
• 10:49 13/10/2021

Xu hướng tiêu thủy sản Gen Z và ảnh hưởng mạng xã hội 2025

Thế hệ Z (Gen Z), năng lượng lao động và tiêu dùng chủ chốt của tương lai, đang tạo ra một cuộc cách mạng thầm lặng nhưng mạnh mẽ trên thị trường tiêu dùng toàn cầu. Với sự gắn kết bẩm sinh với công nghệ và mạng xã hội, họ không chỉ thay đổi cách chúng ta giao tiếp mà còn định hình lại thói quen ăn uống, đặc biệt là với các sản phẩm thủy sản.

Gen Z và hải sản
• 15:53 10/06/2025

Vương quốc Anh đầu tư 3,5 triệu bảng hỗ trợ phát triển thủy sản bền vững tại Việt Nam

Trong nỗ lực thúc đẩy phát triển thủy sản bền vững, Vương quốc Anh vừa công bố gói đầu tư trị giá 3,5 triệu bảng Anh nhằm hỗ trợ Việt Nam cải thiện ngành thủy sản, tăng cường quản lý tài nguyên biển và phát triển chuỗi giá trị hải sản theo hướng bền vững.

Ao tôm
• 09:42 28/03/2025

Tiêu chuẩn ASC và BAP: Điều kiện và lợi ích khi tham gia

Ngành thủy sản Việt Nam đang vươn mình ra thế giới, và hai chứng nhận ASC cùng BAP chính là “tấm vé vàng” giúp nâng cao chất lượng, uy tín cho tôm, cá Việt trên thị trường quốc tế.

Tiêu chuẩn ASC và BAP
• 09:57 14/03/2025

Cá tra Việt Nam liệu có đáng bị xem là thực phẩm “kém chất lượng” ở châu Âu?

Cá tra từ lâu đã là “ngôi sao sáng” trong ngành thủy sản Việt Nam, góp phần đưa tên tuổi nước ta vươn xa trên bản đồ xuất khẩu thế giới.

Cá tra
• 10:05 10/03/2025

Cách diệt tảo lam phòng chống bệnh gan ruột cho tôm

Tảo lam, hay còn gọi là vi khuẩn lam, là một trong những mối nguy tiềm tàng nhưng thường bị đánh giá thấp trong quá trình nuôi tôm. Với hơn nhiều năm trong nghề nuôi tôm công nghiệp, tôi nhận thấy rằng việc kiểm soát tảo lam không chỉ đơn thuần là giữ môi trường nước trong lành, mà còn liên quan trực tiếp đến sức khỏe gan và đường ruột của tôm – hai cơ quan trọng yếu nhất ảnh hưởng đến năng suất và hiệu quả vụ nuôi.

Tảo lam
• 18:10 24/06/2025

Cá chuột: Người dọn dẹp chuyên nghiệp cho bể cá nhà bạn

Cá chuột là một trong những loài cá cảnh nước ngọt phổ biến và được ưa chuộng nhất hiện nay, không chỉ vì vẻ ngoài hiền lành, dễ thương mà còn bởi thói quen dọn dẹp đáy hồ vô cùng “siêng năng”.

Cá chuột
• 18:10 24/06/2025

Mỹ áp 0% thuế chống phá giá cho 7 doanh nghiệp cá tra Việt Nam

Ngày 18/6/2025, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) chính thức thông báo mức thuế chống bán phá giá (CBPG) từ kỳ rà soát hành chính thứ 20 (POR20) đối với phile cá tra đông lạnh nhập khẩu từ Việt Nam.

Cá tra
• 18:10 24/06/2025

Nắm trọn bí kíp sang tôm không hao hụt, tăng hiệu quả vụ nuôi

Sang, chuyển tôm ra ao nuôi hoặc giai đoạn nuôi khác là kỹ thuật quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ, hoạt động sinh lý, tỷ lệ sống, sự phát triển của tôm. Phương pháp này được áp dụng rộng rãi, bởi dễ quản lý, giúp người nuôi giảm chi phí giai đoạn đầu, tiết kiệm thời gian nuôi, hạn chế ô nhiễm và giảm thiểu dịch bệnh.

Sang tôm
• 18:10 24/06/2025

Mưa kéo dài: Nguy cơ âm thầm gây suy kiệt và hao hụt tôm

Mưa kéo dài, một trong những “kẻ thù thầm lặng” gây tổn thương nghiêm trọng đến sức khỏe của tôm, khiến chúng yếu dần, dễ nhiễm bệnh và chết lai rai nếu người nuôi không có biện pháp can thiệp kịp thời và đúng cách.

Xác tôm
• 18:10 24/06/2025
Some text some message..