Tỏi và gừng giúp thúc đẩy tăng trưởng của tôm thẻ chân trắng

Nghiên cứu của các nhà khoa học Ấn Độ mới đây đã cho thấy tiềm năng thúc đẩy tăng trưởng của tôm thẻ chân trắng khi bổ sung các loại thảo dược như gừng, tỏi và cây cỏ ca ri vào chế độ ăn.

Tỏi và gừng giúp thúc đẩy tăng trưởng của tôm thẻ chân trắng
Ảnh: Internet

Các loại thảo dược cổ truyền đã được nghiên cứu và sử dụng rộng rãi trong nuôi trồng thủy sản. Trong các cây thảo dược có chứa các hoạt chất sinh học với các khả năng chống oxy hóa, kháng khuẩn, chống nhiễm trùng, chống virus, thúc đẩy tăng trưởng, tăng cường sự thèm ăn cũng như tăng cường hệ miễn dịch cho các loại thủy sản nuôi. ỏi trên tôm, gừng trên tôm, thảo dược cho tôm, nuôi tôm, tăng trưởng của tôm

Tỏi, Allium sativum, có thể giúp kiểm soát mầm bệnh, đặc biệt là vi khuẩn và nấm và làm tăng phúc lợi cho cá ( Theo Corzo, 2007). Nhiều nghiên cứu trước đây đã được thực hiện và cho thấy tỏi có thể sử dụng trong việc phòng trị bệnh trên một số động vật thủy sản. Theo TS Kim Văn Vạn tỏi có tác dụng trong việc phòng trị bệnh đường ruột cho tôm cá. Tỏi có tính kháng khuẩn khá cao với hầu hết các chủng vi khuẩn phân lập được trên cá bị bệnh trong nước ngọt cũng như nước lợ và nước mặn. Khi dùng tỏi để phòng và trị bệnh nhiễm khuẩn ở động vật thủy sản có thể dùng dạng bột tỏi, hoặc đập dập tỏi tươi ngâm với thức ăn hoặc chiết suất dịch chiết trong tỏi. Liều dùng 1-2g bột tỏi/kg cá/ngày liệu trình 5-7 ngày.

Gừng (Zingiber officinalis) thuộc họ Zingiberaceae. Bộ phận của cây được sử dụng là thân rễ, một loại gia vị quan trọng. Nghiên cứu trước đây cho thấy gừng giúp tăng cường khả năng chịu căng thẳng và tăng tỷ lệ sống sót của loài cá mú nâu khi nhiễm V. harveyi. Tuy nhiên vẫn còn ít nghiên cứu được thực hiện trên tôm khi bổ sung gừng.

Cỏ ca ri hay khổ đậu (Trigonella foenumgraecum) là một loài cây thuộc họ Đậu (Fabaceae). Là một loại cây bán khô hạn được trồng rộng rãi ở Pakistan, Ấn Độ, Ai Cập và các nước Trung Đông. Cỏ ca ri được sử dụng như là cây thuốc (phần lá) cũng như một loại gia vị (phần hạt). Cỏ cà ri cũng đã được báo cáo để thể hiện các tính chất dược lý như chống ung thư, kháng virus, kháng khuẩn, chống viêm, hạ huyết áp và chống oxy hóa (Cowan et al., 1999 và Shetty et al., 1997). Những nghiên cứu trước đây cho thấy việc kết hợp chế độ ăn có bổ sung hạt ca ri và probiotics Lactobacillus plantarum sẽ làm tăng cường đáp ứng miễn dịch của niêm mạc da của cá và tăng khả năng đề kháng đối với các tác nhân gây bệnh.

Bổ sung gừng, tỏi và cà ri trên tôm

Tỏi, gừng, cari được sấy khô, xay thành dạng bột với số lượng cần thiết trước khi chuẩn bị bổ sung vào thức ăn. 1000 con tôm thẻ chân trắng Litopenaeus vannamei được cho ăn với ba loại bột thảo dược trên với các mức độ khác nhau là 1%, 2,5%, 5% gừng, 2%, 4%, 6% tỏi, 0,5%, 1% và 1,5% cây ca ri để đánh giá tiềm năng thúc đẩy tăng trưởng. Thử nghiệm cho ăn được tiếp tục trong 63 ngày.  Các thông số tăng trưởng của tất cả tôm ở mỗi bể nuôi được ghi lại trong khoảng thời gian 7 ngày.

Kết quả:

Các thông số tăng trưởng (ABW, tăng trọng, SGR), tỉ lệ chuyển đổi thức ăn (FCR) và tỷ lệ sống cao hơn đáng kể trong chế độ ăn bổ sung gừng, tỏi, ca ri cho tôm ăn so với chế độ ăn không bổ sung thảo dược. 

Tăng trưởng của tôm nuôi được cải thiện khi bổ sung thảo dược trong chế độ ăn. Tăng trọng cao nhất được ghi nhận trong nhóm tôm có chế độ ăn bổ sung bột tỏi 4% cao hơn so với tất cả các chế độ ăn bổ sung khác. Chỉ số tăng trưởng SGR theo thứ tự tỏi> gừng> cây cỏ cari và cuối cùng là nhóm tôm không được bổ sung thảo dược. Kết quả đã cho thấy rằng bổ sung 4% bột tỏi trong chế độ ăn là mức độ tối ưu trong nuôi tôm thẻ chân trắng L. vannamei. Chế độ ăn bổ sung 4% bột tỏi cũng cho thấy tỉ lệ chuyển đổi thức ăn FCR tốt nhất và cao hơn so với các phương pháp điều trị khác.

Trong nghiên cứu này cũng cho thấy khi bổ sung 2,5% bột gừng giúp tăng trưởng của tôm thẻ cao hơn so với những nhóm có hàm lượng bổ sung gừng khác. Chế độ ăn bổ sung gừng đã được chứng minh hiệu suất tăng trưởng tốt hơn so với nhóm tôm không được bổ sung. Nhiên cứu này đã cho thấy ngoài việc tăng cường hệ miễn dịch thì các loại thảo dược cũng có tiềm năng thúc đẩy tăng trưởng trên tôm thẻ chân trắng. 

Nhóm tác giả: Mahesh Kumar, R., A. Chandra Sekhara Rao, Narshivudu Daggula, Ganesh Guguloth, B. Yesu Das and Ashok indhuri. 2019. Báo cáo được đăng trên tạp chí International Journal of Current Microbiology and Applied Sciences.


Đăng ngày 07/05/2019
VĂN THÁI (Lược dịch)
Kỹ thuật

Tổng quan về công nghệ MBBR trong nuôi trồng thủy sản

MBBR là Moving Bed Biofilm Reactor, hứa hẹn là công nghệ xử lý nước thải ưu việt trong nuôi trồng thủy sản.

công nghệ MBBR
• 18:17 25/09/2021

Xử lý nước thải chế biến thủy sản bằng công nghệ SNAP

Xử lý nước thải chế biến thủy sản bằng công nghệ SNAP không chỉ loại bỏ hiệu quả nồng độ Ammonium mà còn xử lý đến 90% chất hữu cơ.

Chế biến cá tra
• 07:00 22/04/2020

Quan trắc nước nuôi trồng thủy sản bằng cảm biến nano

Sử dụng được cả trên bờ, dưới nước để quan trắc chất lượng nước, hệ thống cảm biến nano do Viện Công nghệ nano (INT) thuộc Đại học Quốc gia TPHCM nghiên cứu giúp người nuôi trồng thủy sản yên tâm khi chất lượng nước nuôi được cảnh báo tự động kịp thời khi có sự cố.

Quan trắc nước nuôi trồng thủy sản
• 14:35 05/02/2020

Lưu ý về môi trường trong ao nuôi tôm nước lợ

Quản lý môi trường ao nuôi tôm nước lợ là khâu quan trọng, đòi hỏi người nuôi có sự hiểu biết cần thiết về mối quan hệ giữa các yếu tố môi trường và biến động của chúng.Từ đó, có biện pháp điều chỉnh phù hợp, giảm nguy cơ thiệt hại, góp phần vào thành công của vụ nuôi.

Lưu ý về môi trường trong ao nuôi tôm nước lợ
• 08:46 30/10/2019

Giảm tỷ lệ hao hụt khi thả ếch giống

Nghề nuôi ếch dần trở nên phổ biến và được ưa chuộng bởi không tốn nhiều vốn lại cho thu nhập khá cao, thời gian nuôi ngắn, phù hợp nuôi hình thức nông hộ. Tuy nhiên, để nuôi ếch hiệu quả không chỉ đơn giản là cho ăn hàng ngày mà cần có kỹ thuật phù hợp để hạn chế hao hụt. Tình trạng hao hụt thường xảy ra do nhiều nguyên nhân như thức ăn chưa phù hợp, cách chăm sóc chưa đúng,... Việc hiểu rõ về kỹ thuật nuôi và sản xuất giống đúng cách là yếu tố quan trọng giúp vụ nuôi thành công.

Ếch
• 09:47 16/06/2025

Cung cấp gì cho tôm để hỗ trợ hấp thu tốt?

Hiệu quả hấp thu dinh dưỡng đóng vai trò then chốt trong việc tối ưu hóa tốc độ tăng trưởng, giảm hệ số chuyển hóa thức ăn (FCR), nâng cao sức khỏe tôm và từ đó gia tăng lợi nhuận cho người nuôi. Tuy nhiên, hệ tiêu hóa của tôm rất nhạy cảm với biến động môi trường, khẩu phần ăn và mầm bệnh. Do đó, việc hỗ trợ khả năng hấp thu dưỡng chất là một yếu tố quan trọng mà người nuôi cần đặc biệt quan tâm.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:27 12/06/2025

Tôm giống và tôm trưởng thành: Nhu cầu dinh dưỡng khác nhau thế nào?

Trong nuôi tôm, việc hiểu rõ nhu cầu dinh dưỡng ở từng giai đoạn phát triển là yếu tố then chốt quyết định hiệu quả tăng trưởng, tỷ lệ sống và năng suất cuối vụ. Tôm giống và tôm trưởng thành có hệ tiêu hóa, khả năng hấp thu và yêu cầu dưỡng chất hoàn toàn khác nhau. Vậy cụ thể sự khác biệt đó là gì? Hãy cùng Tepbac phân tích chi tiết.

Tôm thẻ chân trắng
• 11:54 09/06/2025

Bảo vệ gan ruột tôm ngày mưa dài: Giải pháp then chốt cho vụ nuôi bền vững

Vào mùa mưa kéo dài – đặc biệt là trong giai đoạn chuyển mùa – hệ gan ruột của tôm thường bị tổn thương, gây ra hàng loạt vấn đề như chậm lớn, tiêu hóa kém, phát sinh bệnh đường ruột hoặc bùng phát các bệnh nguy hiểm như phân trắng, EMS, hoại tử gan tụy cấp tính (AHPND)... Do đó, bảo vệ gan ruột tôm trong những ngày mưa dài là bài toán sống còn cho người nuôi tôm muốn đảm bảo thành công vụ nuôi.

Gan ruột tôm
• 10:15 06/06/2025

Nguy cơ nhiễm khuẩn từ hải sản tươi sống

Hải sản tươi sống từ lâu đã là lựa chọn yêu thích trong bữa ăn của nhiều gia đình Việt Nam nhờ vào hương vị thơm ngon, giá trị dinh dưỡng cao.

Hải sản sống
• 23:37 17/06/2025

Nuôi cá lăng nha: Lối đi mới đầy triển vọng trong nuôi trồng thủy sản nước ngọt

Trong bối cảnh ngành nuôi trồng thủy sản đang có xu hướng chuyển dịch sang các loài cá đặc sản có giá trị kinh tế cao, thì cá lăng nha – một loài cá da trơn bản địa quý hiếm – đang nổi lên như một đối tượng tiềm năng mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt. Tại nhiều địa phương như An Giang, Hòa Bình, Sơn La, mô hình nuôi cá lăng nha thương phẩm đang chứng minh được tính khả thi cả về mặt kỹ thuật lẫn thị trường tiêu thụ, mở ra hướng phát triển mới cho người dân ven sông, vùng lòng hồ thủy điện và các trang trại nuôi cá nước ngọt chuyên canh.

Nuôi cá lăng nha
• 23:37 17/06/2025

Ngành cá tra Việt Nam: Mỏ vàng phụ phẩm chờ khai thác triệt để

Ngành công nghiệp cá tra Việt Nam, một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của Đồng bằng sông Cửu Long, không chỉ mang lại giá trị từ phi lê xuất khẩu mà còn ẩn chứa một "mỏ vàng" khổng lồ từ phụ phẩm. Việc tận dụng hiệu quả nguồn nguyên liệu này không chỉ giúp gia tăng giá trị cho con cá tra, giảm ô nhiễm môi trường mà còn mở ra một hướng đi bền vững, theo mô hình kinh tế tuần hoàn.

Cá tra
• 23:37 17/06/2025

Năm 2025 kinh tế biển chuyển mình vượt lên nguồn lợi suy giảm

Số liệu của Cục Thủy sản và Kiểm ngư, nguồn lợi thủy sản trong 15 năm qua đã giảm 22% và đang để lại nhiều khó khăn thách thức. Tuy nhiên, năm 2025, Bộ NN&MT xác định kinh tế biển sẽ chuyển mình để năm 2030 đóng góp 10% GDP cả nước.

Nuôi trồng thủy sản
• 23:37 17/06/2025

Kiên Giang nâng chỉ tiêu đạt trên 830.000 tấn thủy sản năm 2025

Tỉnh Kiên Giang đang đẩy mạnh nhiều giải pháp để hoàn thành mục tiêu sản lượng thủy sản 2025, ở mức 830.300 tấn, tăng 10.000 tấn so với con số dự kiến hồi đầu năm – bao gồm 420.000 tấn khai thác biển và 410.300 tấn nuôi trồng.

Nuôi trồng biển
• 23:37 17/06/2025
Some text some message..