Tôm "sốt" giá, người nuôi vẫn khó khăn

Suốt gần 2 tháng qua, giá tôm, cua nước lợ biến động mạnh. Có thời điểm, giá tôm bán lẻ tăng cả trăm ngàn đồng/kg. Dù sức mua tại các chợ lẻ rất chậm nhưng do nguồn cung khan hiếm vẫn đẩy giá tôm, cua tăng cao.

người nuôi tôm thất vọng
Bà Nguyễn Thị Ty, nông dân nuôi tôm tại xã Trà Cổ (huyện Tân Phú) thất vọng vì không đạt lợi nhuận do tôm chết ngộp khi bắt đầu vào vụ thu hoạch.

Theo nhiều nông dân nuôi tôm tại các huyện Nhơn Trạch, Long Thành, tuy vụ thu hoạch vào những tháng cuối năm giá tôm, cua thường cao hơn mặt bằng chung ngoài thị trường, nhưng nhiều người nuôi tôm vẫn né vụ thu hoạch này vì thời tiết không thuận. Đặc biệt, năm nay, nhiều hộ nuôi tôm “trắng ao” do nạn khai thác cát lậu gây ô nhiễm nguồn nước.

Tôm khan hàng, “sốt” giá

Bà Nguyễn Thị Hồng, tiểu thương chuyên mua, bỏ mối các mặt hàng cá, tôm nước lợ tại xã Long Thọ (huyện Nhơn Trạch), nhận xét: “Chưa có năm nào giá tôm, cua, cá...nước lợ biến động mạnh như vài tháng trở lại đây. Dù sức mua của người tiêu dùng tại các chợ lẻ rất chậm, nhưng do nguồn cung khan hiếm nên giá tôm, cua thay đổi mỗi ngày. Có những ngày cuối tuần, đám, tiệc được tổ chức nhiều là ngay lập tức giá mặt hàng này bị đẩy lên vài chục ngàn, thậm chí tăng cả trăm ngàn đồng/kg”. Không chỉ sản lượng tôm, cua nuôi bị khan hàng mà nguồn tôm, cá khai thác ngoài thiên nhiên cũng giảm rất nhiều so với trước. Nhiều tiểu thương phải mua tôm, cá nước lợ từ miền Tây về vì nguồn hàng tại địa phương không có.

Dù có hơn 4 hécta diện tích ao nuôi tôm, nhưng vụ cuối năm 2016 ông Nguyễn Văn Hùng, nông dân nuôi tôm tại xã Long Thọ, không có tôm cung cấp ra thị trường. Nguyên nhân vì thời tiết năm nay quá thất thường nên ông không đầu tư nuôi tôm vụ tết. Ông Hùng cho hay: “Dù vụ thu hoạch cuối năm thường đạt giá cao nhưng thời tiết lạnh khiến chi phí đầu vào tăng cao, rủi ro lại lớn nên đa số nông dân không tha thiết đầu tư. Vụ này trong 100 hộ thì chỉ hơn 10 hộ thả con giống, sản lượng nuôi cũng đạt thấp hơn nhiều so với các vụ khác trong năm”.

Người nuôi tôm thất thu

Ông Nguyễn Văn Đức cũng là nông dân gạo cội trong nghề nuôi tôm tại xã Long Thọ, nhưng vụ thu hoạch này ông mất trắng dù có 3 ao nuôi rộng 6 ngàn m2.

Ông Đức bức xúc: “Nạn khai thác cát tràn lan gây ô nhiễm nguồn nước là nguyên nhân chính gây nên tình trạng “trắng ao” cho người nuôi tôm, có những thời điểm mặt sông kín các ghe hút cát. Mỗi đợt các ao nuôi lấy nước vào là mỗi đợt vớt tôm, cua chết”. Theo ông Đức, hàng trăm hộ dân đánh bắt cá, tôm ngoài thiên nhiên cũng mất nguồn thu vì cá, tôm thiên nhiên cũng đang bị tận diệt bởi ô nhiễm môi trường do nạn nạo vét, khai thác khoáng sản trên sông.

Ngoài nguyên nhân trên, thời tiết cuối năm quá thất thường cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến các hộ nuôi tôm. Bà Nguyễn Thị Ty, nông dân nuôi tôm tại xã Trà Cổ (huyện Tân Phú), lo lắng: “Từ tháng 10-2016 là các hộ nuôi tôm ở vùng này không dám rời khỏi ao nuôi để canh tôm, kịp thời cho chạy hệ thống máy quạt cung cấp oxy cho ao nuôi. Nhưng thời tiết nóng lạnh thất thường nên nhiều ao vẫn xảy ra tình trạng tôm chết ngộp nổi trắng mặt nước; có đợt gia đình tôi vớt hàng tạ tôm chết, xem như bao kỳ vọng cả vụ đầu tư vất vả trôi sông”.

Dù được mùa trong vụ thu hoạch cuối năm 2016, cung cấp ra thị trường gần 17 tấn tôm thẻ, nhưng gia đình bà Nguyễn Thị Lê Hoa (xã Long Phước, huyện Long Thành) vẫn kém vui vì lợi nhuận không như kỳ vọng. Bà Hoa tính toán: “Vì tỷ lệ tôm hao hụt cao nên năng suất vụ thu hoạch cuối năm giảm từ 30-40%; thời gian nuôi kéo dài hơn 20 ngày khiến chi phí đội lên gần gấp đôi. Tôm bán lẻ ngoài thị trường sốt giá, nhưng nông dân bán cho thương lái chỉ cao hơn khoảng 20 ngàn đồng/kg so với trước nên lợi nhuận vẫn thấp hơn rất nhiều so với các vụ khác trong năm”.

Báo Đồng Nai, 22/01/2017
Đăng ngày 23/01/2017
Bình Nguyên
Nuôi trồng

FLOCponics: Sự tích hợp hoàn hảo của công nghệ biofloc và cây thủy canh

FLOCponics là một loại Aquaponics thay thế tích hợp công nghệ biofloc (BFT) với sản xuất cây trồng không sử dụng đất.

flocponics
• 15:51 07/03/2022

Mô hình nuôi ba ba lãi 300 triệu đồng/năm

Mô hình nuôi ba ba của ông Lương Thành Kỷ, ở thị trấn Búng Tàu, huyện Phụng Hiệp. Qua 14 năm phát triển, đến nay đàn ba ba sinh sản của ông Kỷ đã phát triển hơn 1.500 con, mỗi năm xuất bán ra thị trường từ 8.000-10.000 con giống, trừ hết các khoản chi phí, lợi nhuận gần 300 triệu đồng/năm.

Ba ba.
• 09:38 14/06/2021

Kinh tế ổn định nhờ nuôi ba ba sinh sản

Hơn 20 năm nuôi ba ba sinh sản, anh Nguyễn Đức Lợi, ấp Phước Thọ B, xã Mỹ Phước, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng có cuộc sống khấm khá. Gắn bó lâu năm với con ba ba một phần cũng vì sự yêu thích loài vật này, ba ba lại dễ nuôi, nhẹ công chăm sóc, thị trường tiêu thụ tốt, đem lại nguồn thu nhập ổn định cho gia đình anh.

• 15:40 03/03/2021

Thu trăm triệu đồng mỗi năm từ nuôi ba ba

Nuôi ba ba gai là một công việc đòi hỏi phải có nguồn vốn lớn và kỹ thuật cao. Nhưng bằng ý chí, nghị lực, sự đam mê tận tụy với công việc cùng với áp dụng các kiến thức khoa học kỹ thuật mà ông Phạm Tất Đạt ở xã Yên Bình, thành phố Tam Điệp đã thành công, vươn lên trở thành triệu phú.

kỹ thuật sản xuất giống baba
• 10:00 30/05/2017

Làm sao để phân biệt được ốc bươu vàng và ốc bươu đen?

Ốc bươu vàng và ốc bươu đen là hai loài thường xuyên được nhắc tới. Tuy nhiên, đây là hai loại ốc hoàn toàn khác nhau cả về sinh học, tác động đến môi trường và giá trị kinh tế. Việc phân biệt đúng giữa hai loài ốc này là vô cùng quan trọng đối với bà con nông dân, tránh những hậu quả đáng tiếc như thả nhầm ốc bươu vàng vào ao nuôi hoặc ruộng lúa.

Ốc bươu
• 13:36 18/06/2025

Chứng nhận ASC/GlobalGAP cho tôm Việt: Cơ hội vàng để vươn ra thị trường quốc tế

Ngành tôm Việt Nam đang đứng trước một cơ hội lớn để khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế, và những chứng nhận như ASC (Aquaculture Stewardship Council) và GlobalGAP (Global Good Agricultural Practices) chính là chìa khóa mở cánh cửa này. Trong bối cảnh người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến nguồn gốc, chất lượng và tính bền vững của sản phẩm, việc đạt được các tiêu chuẩn quốc tế này không chỉ là một lợi thế cạnh tranh mà còn là yêu cầu tất yếu để tôm Việt vươn tầm.

Nuôi trồng thủy sản
• 11:37 18/06/2025

Giải mã sự thành công của tôm giống chất lượng cao

Trong ngành nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là nuôi tôm, giống đóng vai trò then chốt quyết định đến năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế của cả một vụ nuôi. Không ngẫu nhiên khi những năm gần đây, thuật ngữ "tôm giống chất lượng cao" trở thành từ khóa phổ biến và được nhiều người nuôi tôm lẫn các nhà đầu tư quan tâm. Nhưng điều gì đã làm nên thành công của tôm giống chất lượng cao? Bài viết này sẽ đi sâu phân tích những yếu tố cốt lõi phía sau thành công đó.

tôm giống
• 11:10 18/06/2025

Nuôi cá lăng nha: Lối đi mới đầy triển vọng trong nuôi trồng thủy sản nước ngọt

Trong bối cảnh ngành nuôi trồng thủy sản đang có xu hướng chuyển dịch sang các loài cá đặc sản có giá trị kinh tế cao, thì cá lăng nha – một loài cá da trơn bản địa quý hiếm – đang nổi lên như một đối tượng tiềm năng mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt. Tại nhiều địa phương như An Giang, Hòa Bình, Sơn La, mô hình nuôi cá lăng nha thương phẩm đang chứng minh được tính khả thi cả về mặt kỹ thuật lẫn thị trường tiêu thụ, mở ra hướng phát triển mới cho người dân ven sông, vùng lòng hồ thủy điện và các trang trại nuôi cá nước ngọt chuyên canh.

Nuôi cá lăng nha
• 11:07 17/06/2025

Làm sao để phân biệt được ốc bươu vàng và ốc bươu đen?

Ốc bươu vàng và ốc bươu đen là hai loài thường xuyên được nhắc tới. Tuy nhiên, đây là hai loại ốc hoàn toàn khác nhau cả về sinh học, tác động đến môi trường và giá trị kinh tế. Việc phân biệt đúng giữa hai loài ốc này là vô cùng quan trọng đối với bà con nông dân, tránh những hậu quả đáng tiếc như thả nhầm ốc bươu vàng vào ao nuôi hoặc ruộng lúa.

Ốc bươu
• 02:00 19/06/2025

Chứng nhận ASC/GlobalGAP cho tôm Việt: Cơ hội vàng để vươn ra thị trường quốc tế

Ngành tôm Việt Nam đang đứng trước một cơ hội lớn để khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế, và những chứng nhận như ASC (Aquaculture Stewardship Council) và GlobalGAP (Global Good Agricultural Practices) chính là chìa khóa mở cánh cửa này. Trong bối cảnh người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến nguồn gốc, chất lượng và tính bền vững của sản phẩm, việc đạt được các tiêu chuẩn quốc tế này không chỉ là một lợi thế cạnh tranh mà còn là yêu cầu tất yếu để tôm Việt vươn tầm.

Nuôi trồng thủy sản
• 02:00 19/06/2025

Sai lầm thường gặp khi xử lý pH ruột tôm

Một trong những chỉ số quan trọng thể hiện tình trạng sức khỏe hệ tiêu hóa là pH ruột tôm. Tuy nhiên, nhiều người nuôi tôm hiện nay vẫn còn gặp phải không ít sai lầm khi xử lý vấn đề này, dẫn đến hậu quả như tôm chậm lớn, kém ăn, thậm chí bùng phát dịch bệnh.

Tôm thẻ
• 02:00 19/06/2025

Giải mã sự thành công của tôm giống chất lượng cao

Trong ngành nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là nuôi tôm, giống đóng vai trò then chốt quyết định đến năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế của cả một vụ nuôi. Không ngẫu nhiên khi những năm gần đây, thuật ngữ "tôm giống chất lượng cao" trở thành từ khóa phổ biến và được nhiều người nuôi tôm lẫn các nhà đầu tư quan tâm. Nhưng điều gì đã làm nên thành công của tôm giống chất lượng cao? Bài viết này sẽ đi sâu phân tích những yếu tố cốt lõi phía sau thành công đó.

tôm giống
• 02:00 19/06/2025

Nguy cơ nhiễm khuẩn từ hải sản tươi sống

Hải sản tươi sống từ lâu đã là lựa chọn yêu thích trong bữa ăn của nhiều gia đình Việt Nam nhờ vào hương vị thơm ngon, giá trị dinh dưỡng cao.

Hải sản sống
• 02:00 19/06/2025
Some text some message..