Tôm tăng giá nhưng người nuôi tôm lại gặp phải khó khăn mới

Đứng trước tình hình giá tôm đang có xu hướng dần tăng trở lại, thì sản lượng tôm nguyên liệu trong nước còn lại rất ít. Người nuôi tôm tiếp tục đối mặt với khó khăn mới.

Tôm thẻ
Tôm nguyên liệu có dấu hiệu tăng nhưng sản lượng tôm nuôi trong nước đang rất ít

Theo báo cáo của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), giá tôm nguyên liệu tại các tỉnh miền Trung và Nam Bộ đang tăng mạnh, với tôm thẻ cỡ 30 - 35 con/kg đang dao động từ 102.000 - 104.000 đồng/kg, tôm sú cỡ 20 - 25 con/kg đang dao động từ 180.000 - 195.000 đồng/kg. Riêng tôm thẻ 50 con/kg có giá 102.000 - 104.000 đồng/kg, cỡ 80 con/kg có giá 86.000 - 88.000 đồng/kg, tôm 100 con/kg giá 79.000 - 81.000 đồng/kg. Mức giá này cao hơn từ 20.000 - 50.000 đồng/kg so với thời điểm giảm sâu nhất.

Tôm tăng giá nhưng chủ yếu là loại cỡ lớn. Tuy nhiên, trong tình hình hiện tại, sản lượng tôm được nuôi đang rất ít. Nguyên nhân xuất phát từ việc tình trạng giá tôm giảm, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn khuyến cáo người nuôi tôm hạn chế trong việc thả giống.

Tại huyện Hòa Bình tỉnh Bạc Liêu, trong tuần qua đã có 418 ha được thả giống, lũy kế đến nay gần 6.900 ha. Trong đó, có hơn 1.800 ha tôm được thả nuôi theo mô hình công nghệ cao.

Ngành nông nghiệp của tỉnh Bạc Liêu cũng đã phối hợp với các xã, thị trấn theo dõi chặt chẽ diện tích cải tạo ao nuôi tôm, vận động người dân thả giống theo lịch thời vụ giúp đảm bảo tôm sinh trưởng và phát triển tốt, tránh tình trạng thả giống quá dày, dẫn đến cạnh tranh thức ăn và dịch bệnh, là một giải pháp tích cực để nâng cao năng suất, chất lượng tôm nuôi và giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

Ao tômCác hộ nuôi tôm theo mô hình công nghệ cao đang chuẩn bị để thả vụ mới. Ảnh: vietlinh.vn

Trong tháng 8 vừa qua, toàn tỉnh đã có 10 tổ chức và 786 hộ dân thả nuôi tôm thẻ chân trắng theo mô hình siêu thâm canh 2, 3 giai đoạn với tổng diện tích là 4.946 ha. Đồng thời, sản lượng tôm đã thu hoạch 3.279 ha, năng suất bình quân 17,55 tấn/ha, sản lượng 57.539 tấn, diện tích đang còn tôm là 1.309 ha.

Thế nhưng, thực tế cho thấy người nuôi tôm vẫn còn khá dè dặt trong việc thả tôm nuôi trở lại. Khoảng 60 - 70% số hộ nuôi tôm nhỏ lẻ thiếu vốn, do không thể tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng, nên họ chọn cách mua nợ vật tư đầu vào từ đại lý. Trong khi đó, do giá tôm giảm mạnh, kéo dài, việc thu hồi nợ trở nên khó khăn, các đại lý cũng thu hẹp khoản đầu tư cho các hộ này.

Hơn nữa, người nuôi cũng chưa thực sự mặn mà nuôi mới trở lại, bởi giá tôm cỡ nhỏ (80 - 100 con/kg) mặc dù có tăng, nhưng vẫn chưa có lãi. Riêng đối với các hộ nuôi tôm công nghệ cao theo mô hình 2, 3 giai đoạn lại đang chuẩn bị cho đợt thả tôm mới, với hy vọng gỡ gạc lại phần nào từ những vụ tôm trước.

Đăng ngày 01/09/2023
Hòa Thy @hoa-thy
Nông thôn

“Khát” nước ở vùng sông nước

Miền Hạ. Cái tên đã nói lên tất cả, sở dĩ gọi miền hạ là do mảnh đất này ở “vùng thấp hơn” của huyện, có cao độ so với mặt nước biển chừng 0,5 – 0,8m, có mật độ sông rạch tự nhiên rất dày đặc.

Hạn hán
• 11:29 19/04/2024

Chuyển giao kỹ thuật nuôi thương phẩm tôm thẻ ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc

Sáng ngày 12/4, tại xã Cát Minh (huyện Phù Cát), Trung tâm Khuyến nông Bình Định phối hợp với Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Phù Cát tổ chức lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng bán thâm canh – thâm canh hai giai đoạn ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc cho 20 hộ nuôi tôm trên địa bàn xã.

Tập huẩn
• 09:50 17/04/2024

Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức tập huấn kỹ thuật nuôi trồng thủy sản

Sáng ngày 05/4, Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật nuôi trồng thủy sản cho các hộ dân trên địa bàn các huyện Phù Mỹ và Tuy Phước để chuẩn bị công tác triển khai thực hiện các mô hình trong năm 2024.

Hộ dân
• 21:22 06/04/2024

Các địa phương trong không khí chào mừng 65 năm ngày truyền thống ngành thủy sản

Với ngành thuỷ sản Việt Nam thì ngày 1/4/1959 là ngày có ý nghĩa quan trọng, đánh dấu một dấu mốc quan trọng với ngành thuỷ sản nước ta, chính vì vậy mà các địa phương trên mọi miền đất nước đã và đang phát động nhiều phong trào nhằm kỷ niệm ngày lễ này.

Thả giống
• 08:00 31/03/2024

Tối ưu hiệu quả nuôi trồng với Chlorine AQUA - ORG cùng Plasma

Trong nuôi trồng thủy sản, việc duy trì môi trường nước đảm bảo sạch, loại bỏ các mầm bệnh ngoại lai, tảo độc,… là yếu tố được người nuôi lưu ý hàng đầu. Từ trước đến nay, người nuôi vẫn có nhiều phương pháp khác nhau để giải quyết vấn đề này. Trong số đó, sử dụng Chlorine vẫn được xem là lựa chọn tối ưu về hiệu quả và chi phí và được áp dụng nhiều nhất.

Chlorine AQUA - ORG
• 23:35 27/04/2024

Tôm nổi đầu vào lúc sáng sớm là do đâu?

Nhiều người nuôi thắc mắc rằng khi đi thăm ao vào buổi sáng sớm, thường bắt gặp hiện tượng tôm nổi đầu trên mặt nước, bơi lờ đờ hoặc tấp mé. Vậy khi xảy ra hiện tượng đó, liệu tôm có phải đang gặp vấn đề cần giải quyết kịp thời hay không? Cùng giải đáp qua bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ chân trắng
• 23:35 27/04/2024

Hội chứng chết sớm EMS trên tôm và giải pháp phòng ngừa hiệu quả.

Nuôi tôm không phải là một công việc dễ dàng. Trong quá trình nuôi tôm thường xuất hiện rất nhiều loại bệnh khác nhau. Một trong số đó là EMS, hay Hội chứng chết sớm, còn được gọi là AHPNS hoặc Hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính.

Tôm nhiễm bệnh
• 23:35 27/04/2024

Sự phục hồi của thị trường tôm sú

Tôm sú đang trải qua thời kỳ phục hưng, đặc biệt là ở Ấn Độ và Trung Quốc. Tuy nhiên, các chuyên gia như Ida Skancke của Kontali và Tiến sĩ Manoj Sharma cho rằng, việc loại bỏ tôm thẻ chân trắng là vẫn còn quá sớm và thật ngốc khi thực hiện điều đó.

Tôm sú
• 23:35 27/04/2024

Kinh tế tuần hoàn với giải pháp nội tại ngành tôm

Chuyên gia Huỳnh Quốc Tịnh ở Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam (WWF Việt Nam) phân tích giải pháp tiếp cận đối với sản phẩm tôm theo định hướng kinh tế tuần hoàn bằng việc thực hiện tuần hoàn trong nội tại ngành tôm.

Khu nuôi tôm
• 23:35 27/04/2024