Tôm thẻ chân trắng có truy xuất nguồn gốc

Trung tâm KNKN Quảng Bình phối hợp với Công ty CP Thanh Hương xây dựng mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng theo VietGAP gắn với tiêu thụ sản phẩm, cung cấp cho thị trường một sản phẩm nông nghiệp có truy xuất nguồn gốc điện tử của tỉnh Quảng Bình.

Tôm thẻ chân trắng có truy xuất nguồn gốc
Truy xuất nguồn gốc tôm nuôi đáp ứng nhu cầu của khách hàng doanh nghiệp xuất khẩu tôm.

Mô hình thực hiện 2 ao nuôi tôm có tổng diện tích 6.000m2 áp dụng quy trình VietGAP tại Công ty Cổ phần Thanh Hương, xã Hải Ninh, huyện Quảng Ninh với sự hỗ trợ của Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư Quảng Bình. Mục tiêu của mô hình là chuyển giao quy trình nuôi tôm thẻ chân trắng theo VietGAP cho người nuôi, đồng thời cung cấp cho thị trường sản phẩm tôm nuôi đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm và có truy xuất nguồn gốc điện tử.

Kết quả của mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng theo VietGAP tại Công ty Cổ phần Thanh Hương cho thấy quy trình VietGAP giúp người nuôi tôm kiểm soát tốt được chất lượng nguồn nước, dịch bệnh, hạn chế rủi ro, và tiết kiệm được chi phí sản xuất mặc dù điều kiện cơ sở hạ tầng và đầu tư trang thiết bị vùng nuôi tôm phải đáp ứng các yêu cầu khá khắt khe. Vùng nuôi bắt buộc phải có ao chứa, ao lắng, ao xử lý bùn, địa điểm nuôi phải nằm trong vùng quy hoạch. Con giống thả nuôi phải được kiểm dịch, kích cỡ đồng đều, khỏe và sạch bệnh. Mẫu tôm giống đã được xét nghiệm và công nhận chất lượng, mật độ thả 200 con/m2. Cái được lớn nhất của mô hình là phát triển nghề nuôi tôm một cách bền vững, thân thiện với môi trường nhờ giảm lượng thuốc, hóa chất do sức khỏe tôm tốt, môi trường ổn định hơn; kiểm soát thức ăn tốt, không để dư thừa. Sản phẩm tôm nuôi theo VietGAP đảm bảo đủ các tiêu chí: an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh, an toàn môi trường và an sinh xã hội.

Anh Nguyễn Văn Hùng, cán bộ Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư Quảng Bình cho biết, năm 2017, Trung tâm phối hợp với Công ty Cổ phần Thanh Hương triển khai mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng theo VietGAP để tạo ra sản phẩm có thị trường tiêu thụ ổn định, đảm bảo an toàn thực phẩm. Qua đó tạo niềm tin cho người tiêu dùng thông qua việc quét mã vạch bằng cách ứng dụng điện thoại thông minh truy xuất nguồn gốc trên bao bì sản phẩm. Đây chính là cơ sở để nhân rộng mô hình theo chuỗi liên kết, hướng tới nuôi trồng thủy sản bền vững.

Trong quá trình thực hiện mô hình với những yêu cầu khắt khe của VietGAP, các nhân viên kỹ thuật của Công ty cổ phần Thanh Hương đã hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của việc nuôi tôm theo hướng an toàn sinh học, an toàn vệ sinh thực phẩm. Việc ghi chép đầy đủ các thông tin chế độ ăn, loại thức ăn, thuốc thú y thuỷ sản dùng trong suốt quá trình nuôi giúp cho sản phẩm tôm thẻ VietGAP Thanh Hương thực hiện được việc cung cấp thông tin truy xuất nguồn gốc, tạo ra sản phẩm có tính cạnh tranh trên thị trường. Tôm thương phẩm được đóng gói có logo của đơn vị sản xuất, được dán tem truy xuất nguồn gốc điện tử trên bao bì. Tất cả các thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm sẽ được hiển thị khi người tiêu dùng sử dụng một ứng dụng từ chiếc điện thoại thông minh để quét mã vạch trên bao bì sản phẩm. Đây là một giải pháp để Công ty Cổ phần Thanh Hương giúp người tiêu dùng có được thông tin minh bạch, đầy đủ nhất, truy xuất nguồn gốc về sản phẩm tôm thẻ chân trắng VietGAP Thanh Hương từ khâu sản xuất, nguyên liệu, đóng gói và vận chuyển phân phối, đem lại uy tín cho doanh nghiệp sản xuất cũng như bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng.

Hiện tại, tôm thẻ chân trắng VietGAP Thanh Hương đã được bán rộng rãi trên thị trường tại các cửa hàng thực phẩm sạch và đặc biệt là được đưa vào các siêu thị lớn như siêu thị Coop-Mart Quảng Bình, giúp người dân dễ dàng lựa chọn thực phẩm sạch, an toàn.

Hiệu quả nuôi tôm theo quy trình VietGAP đã được khẳng định thông qua kết quả bước đầu của mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng theo VietGAP gắn với tiêu thụ sản phẩm tại Công ty Cổ phần Thanh Hương.

Tuy nhiên, đối với nghề nuôi tôm ở Quảng Bình, việc áp dụng bộ tiêu chuẩn VietGAP gặp nhiều khó khăn do nhiều hộ nuôi chưa quen ghi chép sổ sách, hạ tầng vùng nuôi còn yếu kém, diện tích nhỏ lẻ và chưa có sự rạch ròi giữa sản phẩm tôm VietGAP và tôm thông thường nên giá bán không cao. Nhiều hộ dân nuôi nhỏ lẻ không muốn áp dụng VietGAP vì cho rằng các tiêu chí còn rườm rà và nhiều tiêu chí cần phải có kinh phí đầu tư.

Trong bối cảnh người nuôi tôm chịu nhiều rủi ro do dịch bệnh, thị trường xuất khẩu có tiêu chuẩn ngày càng khắt khe thì việc tuân thủ quy trình sản xuất tôm an toàn theo quy phạm VietGAP là yêu cầu cấp bách đặt ra cho nông dân Quảng Bình hiện nay. Mô hình nuôi tôm VietGAP với sản phẩm có truy xuất nguồn gốc điện tử do Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư Quảng Bình và Công ty Cổ phần Thanh Hương thực hiện đã mở ra hướng đi mới cho người nuôi tôm Quảng Bình để nâng cao giá trị con tôm nuôi, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, doanh nghiệp xuất khẩu, ổn định đầu ra sản phẩm và phát triển nghề nuôi tôm bền vững.

TTKNQG
Đăng ngày 14/11/2017
Thùy Trang
Doanh nghiệp

Tôm giống theo Tiêu chuẩn Tép Bạc – Nhịp cầu vững chắc kết nối trại giống và người nuôi

Tép Bạc ra mắt Tôm giống theo Tiêu chuẩn Tép Bạc với mục tiêu giúp người nuôi an tâm về chất lượng con giống và hỗ trợ trại giống quản lý sản xuất hiệu quả hơn. Đồng thời, đây sẽ là nhịp cầu vững chắc kết nối niềm tin giữa trại giống và người nuôi, hướng tới một ngành sản xuất giống tin cậy và phát triển bền vững.

Soi tôm giống
• 10:15 15/02/2025

Tương Lai Thủy Sản Việt Thế Hệ Mới, Level Mới: Trải nghiệm nuôi tôm thẻ công nghệ cao tại Thụy Sĩ

Chúng tôi là một nhóm sinh viên theo học ngành Nuôi trồng Thủy sản tại Đại học Cần Thơ, những người đã có cơ hội quý giá trải nghiệm thực tập từ 3 tháng đến 1 năm tại các công ty nuôi tôm giống và tôm thịt ở Thụy Sĩ. Trong bài viết này, chúng tôi muốn chia sẻ những khó khăn, mô hình công nghệ cùng trải nghiệm thực tế khi nuôi tôm tại một quốc gia nổi tiếng về du lịch nhưng lại hoàn toàn xa lạ với ngành thuỷ sản này.

Bài dự thi
• 17:51 10/02/2025

Tương Lai Thủy Sản Việt Thế Hệ Mới, Level Mới: Các mô hình kinh tế du lịch thuỷ sản

Trước làn sóng quan tâm của du khách quốc tế đến các tour du lịch trải nghiệm bản địa tại Việt Nam, từ chăn vịt, hái chè, đập lúa đến đốt vàng mã, bài viết tập trung khám phá tiềm năng của việc kết hợp thủy sản với du lịch. Thông qua việc giới thiệu các mô hình du lịch thủy sản độc đáo trên thế giới và tại Việt Nam, bài viết mong muốn gợi ý những ý tưởng phát triển kinh tế du lịch bền vững, vừa gia tăng thu nhập cho bà con nuôi trồng thuỷ sản, vừa thúc đẩy kinh tế du lịch tại địa phương

Bài dự thi
• 17:38 10/02/2025

Tương Lai Thủy Sản Việt Thế Hệ Mới, Level Mới: Quy trình Marketing số trong nuôi trồng thủy sản

Hiện nay kinh tế bây giờ là kinh tế kết nối tất cả các nước trên thế giới. Việt Nam ta là một trong những nước có bước đà phát triển mạnh mẽ vượt trội so với các nước khác có xu hướng phát triển bền vững.

Lâm Minh Luân
• 17:33 10/02/2025

Tôm giống theo Tiêu chuẩn Tép Bạc – Nhịp cầu vững chắc kết nối trại giống và người nuôi

Tép Bạc ra mắt Tôm giống theo Tiêu chuẩn Tép Bạc với mục tiêu giúp người nuôi an tâm về chất lượng con giống và hỗ trợ trại giống quản lý sản xuất hiệu quả hơn. Đồng thời, đây sẽ là nhịp cầu vững chắc kết nối niềm tin giữa trại giống và người nuôi, hướng tới một ngành sản xuất giống tin cậy và phát triển bền vững.

Soi tôm giống
• 04:37 17/02/2025

Lợi ích kinh tế của công nghệ thông minh trong nuôi trồng thủy sản

Trong bối cảnh ngành nuôi trồng thủy sản ngày càng phát triển, việc áp dụng công nghệ thông minh đã trở thành xu hướng tất yếu để tối ưu hóa chi phí, nâng cao năng suất và cải thiện chất lượng sản phẩm.

Ao nuôi tôm
• 04:37 17/02/2025

Nghề nuôi tôm vẫn giữ vững tốc độ phát triển qua bao thăng trầm

Trên dải đất ven biển hình chữ S, nơi từng giọt nước mặn hòa lẫn vào nhịp sống cần lao, nghề nuôi tôm không chỉ là một ngành kinh tế mà còn là câu chuyện của lòng kiên trì, sự thích nghi và khát vọng vươn lên.

Thu tôm
• 04:37 17/02/2025

Ngành tôm chuyển động hướng bền vững

Hướng bền vững là làm ra sản phẩm chú trọng yếu tố bảo vệ môi trường, đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng. Từ đây cũng lộ rõ các hạn chế của ngành tôm nước ta hiện nay. Đồng thời, cho thấy những chuyển động tích cực theo hướng bền vững của doanh nghiệp và người nuôi mà bài viết sau đây cung cấp ví dụ cụ thể.

Nuôi tôm
• 04:37 17/02/2025

Đầu tư nạo vét kênh mương và công trình phục vụ thủy lợi

Đầu tư nạo vét kênh mương và các công trình phục vụ thủy lợi đang trở thành một yếu tố quan trọng trong việc phát triển nông nghiệp bền vững và ứng phó với các thách thức về biến đổi khí hậu. Như vậy, bài viết sau đây sẽ tìm hiểu về tầm quan trọng của việc đầu tư vào các công trình này, cũng như những lợi ích lâu dài mà nó mang lại cho nền nông nghiệp và đời sống cộng đồng.

Nạo vét kênh
• 04:37 17/02/2025
Some text some message..