Một nghiên cứu về tăng năng suất và hiệu suất môi trường trong nuôi trồng thủy sản cũng cho thấy rằng mặc dù những tác động của môi trường nuôi trồng thủy sản có khả năng tăng vì sự tăng trưởng về sản lượng nhưng có nhiều cách mà các nhà sản xuất có thể dùng để giảm thiểu tác động lên môi trường và khuyến khích sự phát triển bền vững của ngành công nghiệp nuôi trồng thủy sản.
Các cách tiếp cận để nuôi trồng thủy sản bền vững cần thiết là phải đầu tư để cải tiến và chuyển giao công nghệ, sử dụng và khoanh vùng các quy hoạch không gian để chỉ ra được sức tải của hệ thống nuôi, thay đổi động lực để phát triển bền vững và thay đổi hướng tiêu thụ thủy sản sang các loài thủy sản có bậc thấp trong chuỗi thức ăn như cá rô phi, cá da trơn, cá chép và nhuyễn thể 2 mảnh vỏ.
Một phức hợp trang trại tôm và hải sâm trị giá 120 triệu USD sẽ được xây dựng tại Qurun, Oman bởi sự tài trợ của lien doanh giữa tổ chức phát triển biển Ả rập, ngân hàng Sohar và tổ chức Lim Shrimp. Phức hợp thủy sản này được kỳ vọng sẽ sản xuất 4.000 tấn tôm và 2.000 tấn hải sâm mỗi năm.
Việc sử đụng các nhuyễn thể và rong biển để tiêu thụ các chất thải từ các trang trại thủy sản, đặc biệt là các trang trại gắn kết trực tiếp với các cấu trúc của biển (ví dụ như trang trại nuôi cá biển nằm trên biển hoặc các trại sản xuất giống, trang trại nuôi ven bờ dùng nước biển và thải nước biển ra biển) đang được nghiên cứu tại đại học Aberdeen, Scotland để cải thiện và bảo vệ môi trường biển.
Các nhà nghiên cứu cũng đang xem xét cách vẹm xanh có thể bảo vệ cá hồi tránh khỏi bệnh mang do amip (amoebic gill disease) trong hệ thống nuôi trồng thủy sản kết hợp nhiều bậc dinh dưỡng.
Nguồn: http://www.thefishsite.com/fishnews/23378/weekly-overview-new-study-highlights-the-path-for-sustainable-aquaculture#sthash.3WEYrqAX.dpuf