TP HCM: Thông tin kết quả quan trắc môi trường nuôi thủy sản

Chi cục thủy sản Tp HCM vừa công bố các chỉ tiêu về môi trường nuôi thủy sản ghi nhận vào ngày 03/6/2019.

TP HCM: Thông tin kết quả quan trắc môi trường nuôi thủy sản
Quan trắc môi trường nước. Ảnh minh họa: Internet

a) Vùng nuôi tôm huyện Nhà Bè

   - Chỉ số độ mặn (6-9‰), pH (7.11-7.30), DO (4.46-4.55), NH4-N (<0.01mg/l ), độ trong, nhiệt độ đạt giới hạn cho phép. 

   - Độ kiềm thấp hơn giới hạn cho phép (43.5-55.5mgCaCO3/l).  

   - Chỉ số COD (3.84-7.04mg/l), TSS (126-146mg/l) vượt giới hạn cho phép.

   - Chỉ tiêu vi sinh: Đa số các khu vực có sự hiện diện của Vibrio spp với mật độ thấp (<10-0.135x103CFU/ml).

b) Vùng nuôi tôm huyện Cần Giờ

   - Hiện nay chỉ số độ mặn (6-18‰), DO (4.48-4.60), NH4-N, nhiệt độ, độ trong tại các khu vực nằm trong giới hạn cho phép.

   - Đa số các khu vực có chỉ số pH đều nằm trong giới hạn cho phép (7.04-7.42). Trừ khu vực Doi Tiều-xã Lý Nhơn thấp hơn giới hạn cho phép (6.88).

   - Độ kiềm khu vực Kinh Hốc Hỏa-xã An Thới Đông, Rạch Đước-xã Tam Thôn Hiệp, xã Lý Nhơn nằm trong giới hạn cho phép (60.5-82.5 mgCaCO3/l), các khu cực còn lại thấp hơn giới hạn cho phép (50.5-57.0mgCaCO3/l).

   - Chỉ số COD (3.12-6.56mg/l), chất rắn lơ lửng TSS (122-161mg/l) tại các khu vực đều vượt giới hạn cho phép.

   - Chỉ tiêu vi sinh: Đa số các khu vực có sự hiện diện của Vibrio spp với mật độ thấp (<10-0.28x103 CFU/ml), trừ khu vực Cống T3-xã Lý Nhơn có sự hiện diện của Vibrio spp với mật độ cao (3.3x103 CFU/ml).

   - Chất lượng nước chưa phù hợp cho việc lấy nước trực tiếp vào ao nuôi, cần phải qua ao lắng để xử lý nhằm đảm bảo chất lượng nước phù hợp nhất khi đưa vào ao nuôi. Chú ý nhất là các khu vực có độ mặn và độ kiềm thấp, cần sử dụng hợp chất có chứa Nacl, Canxi, alkaline để ổn định độ mặn, độ kiềm.

   - Vệ sinh trang trại, lao động trong trại nuôi, cần hạn chế đi lại giữa các trại, bao lưới khu vực ao nuôi nhằm hạn chế sự xâm nhập của các ký chủ trung gian mang mầm bệnh (như cua, còng, tép)… Chú ý không sử dụng các sản phẩm có chứa hoạt chất là gốc thuốc trừ sâu như Cypermethrin... để diệt giáp xác.

c) Vùng nuôi nghêu huyện Cần Giờ 

   - Khuyến cáo người dân tuyệt đối không nên thả giống nghêu không rõ nguồn gốc.

   - Nên thả nuôi mật độ từ 180-200 con/m2; cỡ giống nuôi từ 400-600 con/kg.

   - Đối với nghêu đạt cỡ thu hoạch thì khẩn trương thu hoạch tránh thiệt hại xảy ra.

   - Đối với nghêu chưa đạt cỡ thu hoạch thì chủ động san thưa không để mật độ nuôi quá dày.

   - Có hiện tượng nghêu chết, tấp vào bờ, nhanh chóng thu gom xác nghêu trên bãi để tránh lây lan sang các cá thể nghêu còn sống. Trong trường hợp nghêu chết bị vùi dưới bãi, có biện pháp thu gom hợp lý, tránh làm ảnh hưởng môi trường sống của nghêu.

   - Chú ý vệ sinh bãi nuôi nghêu sau khi thu hoạch (cào, xới, hoặc bơm rửa, sát trùng bãi nuôi...).

d) Vùng nuôi thủy sản huyện Bình Chánh

   - Trong những trận mưa đầu mùa có thể xuất hiện những cơn mưa to đến rất to, biên độ giữa ngày và đêm cao. Nguồn nước bị ô nhiễm hữu cơ và nhiễm khuẩn, đề nghị bà con không nên cấp trực tiếp nước vào ao nuôi, cần phải qua ao lắng để xử lý làm giảm ô nhiễm hữu cơ, ổn định chỉ số COD và diệt vi khuẩn bằng các loại hoá chất sát khuẩn được phép sử dụng như BKC, Iodine...

TTKNTPHCM
Đăng ngày 24/06/2019
ML
Môi trường

Bảo vệ, phòng chống thiệt hại thủy sản nuôi trong mùa mưa bão

Bão lũ tác động trực tiếp đến các hoạt động nuôi trồng thủy sản, gây thiệt hại lớn cho người nuôi.

Ao tôm
• 10:02 31/10/2024

Nguồn nước ở khu nuôi ô nhiễm nghiêm trọng

Ô nhiễm nguồn nước trong khu vực nuôi tôm đang trở thành một vấn đề nghiêm trọng và ngày càng gây lo ngại cho nhiều người nuôi tôm. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của tôm mà còn làm giảm năng suất, tăng chi phí nuôi và gây thiệt hại lớn về kinh tế cho người nuôi.

Nước ô nhiễm
• 09:49 30/10/2024

Giải pháp kiểm soát giá giống thủy sản sau bão

Sau mỗi cơn bão, việc kiểm soát giá giống thủy sản trở thành vấn đề nóng, khi giá cả thường tăng cao do tình trạng đầu cơ và nguồn cung bị gián đoạn.

Nuôi tôm thẻ
• 09:47 24/10/2024

Giải pháp phục hồi bền vững nguồn lợi thủy sản tại Việt Nam

Nguồn lợi thủy sản đóng vai trò quan trọng trong cả hệ sinh thái tự nhiên và nền kinh tế của Việt Nam. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, việc khai thác quá mức, ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu đã dẫn đến suy giảm nghiêm trọng trữ lượng thủy sản, gây ảnh hưởng lớn đến sự cân bằng sinh thái và sinh kế của người dân.

Đánh bắt cá
• 09:38 23/10/2024

Có phải khi lột vỏ, tôm sẽ trốn dưới đáy ao?

Hành vi của tôm trong giai đoạn lột vỏ có những đặc điểm rất khác biệt so với lúc bình thường. Trong đó, một trong những hành vi dễ nhận thấy nhất là tôm có xu hướng trốn dưới đáy ao hoặc các khu vực an toàn hơn.

Tôm thẻ
• 21:06 02/11/2024

Chọn và thả giống tôm sú cho ao nuôi quảng canh mùa mưa

Mùa mưa là thời điểm có nhiều biến động môi trường, nên chọn và thả giống tôm sú cần được thực hiện cẩn thận để tối ưu sức khỏe và khả năng phát triển của tôm trong điều kiện khắc nghiệt. Vậy làm sao để có thể chọn và thả giống hạn chế rủi ro nhất có thể?

Tôm sú
• 21:06 02/11/2024

Liên kết khép kín chuỗi rong biển

Sáng 25/10/2024, tại Hà Nội, diễn ra lễ ký liên kết khép kín chuỗi rong biển giá trị cao giữa doanh nghiệp thu mua chế biến và doanh nghiệp cung cấp giống với Trung tâm ICAFIS thuộc Hội Thủy sản Việt Nam (đang phối hợp thúc đẩy chương trình hỗ trợ người dân trồng 1.000 ha rong biển).

Rong biển
• 21:06 02/11/2024

Cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản những tháng cuối năm

Cuối năm là giai đoạn đặc biệt quan trọng với các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam, khi nhu cầu nhập khẩu thủy sản trên thị trường quốc tế tăng cao nhằm đáp ứng dịp lễ, tết.

Chế biến tôm
• 21:06 02/11/2024

Đồng Nai kiên quyết dẹp ngư cụ cấm và đánh bắt tự diệt

Trong thời gian qua, Đồng Nai đã nỗ lực thực hiện nhiều biện pháp mạnh mẽ nhằm dẹp bỏ ngư cụ cấm và các hình thức đánh bắt kiểu “tự diệt”.

Người dân
• 21:06 02/11/2024
Some text some message..