Trà Vinh khống chế dịch tôm ở vùng ngập mặn, ven biển

Mặc dù tập trung chỉ đạo, huy động mọi nguồn lực triển khai thực hiện nhiều giải pháp bảo vệ đàn tôm nuôi và khống chế dịch tôm ở vùng ngập mặn, ven biển nhưng lượng tôm sú nuôi ở Trà Vinh tiếp tục bị chết gia tăng từng ngày và đang có chiều hướng lây lan trên diện rộng.

Tôm bệnh

Chỉ tính trong vòng 20 ngày (từ 24/4 đến 13/5/2012) Trà Vinh có thêm gần 1.500 ha nuôi tôm sú bị thiệt hại với lượng giống thả nuôi khoảng 150 triệu con, nâng diện tích nuôi tôm sú của tỉnh bị thiệt hại kể từ đầu vụ đến nay lên đến gần 7.300 ha, với lượng giống bị chết khoảng 750 triệu con, chiếm gần 42% lượng giống thả nuôi. Tôm sú bị thiệt hại t ập trung chủ yếu ở vùng nuôi theo hình thức thâm canh và vùng có độ mặn cao ở hai huyện Cầu Ngang và Duyên Hải; tôm nuôi bị chết ở giai đoạn từ 15- 70 ngày tuổi, do nhiễm bệnh hội chứng hoại tử gan tụy, hoại tử dưới vỏ và cơ quan tạo máu (IHHNV).

Theo các nhà chuyên môn, đây là loại bệnh mới do dư lượng thuốc bảo vệ thực vật gây ra, hiện chỉ áp dụng cách phòng bệnh, chưa có phương pháp chữa trị hiệu quả. Điều đáng lo ngại là tình trạng tôm sú nuôi bị chết ở Trà Vinh, không dừng lại trong phạm vi huyện Cầu Ngang, nó còn đang lây sang vùng nuôi tôm trọng điểm khác, như: xã Long Toàn, Hiệp Thạnh, Long Hữu, Long Khánh… thuộc huyện Duyên Hải. Nếu công tác phòng chống không hiệu quả như hiện nay, nguy cơ trở thành dịch trong phạm vi toàn tỉnh là rất lớn.

Tại buổi làm việc với Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và lãnh đạo UBND, Phòng nông nghiệp 4 huyện vùng ngập mặn, ven biển: Cầu Ngang, Duyên Hải, Trà Cú và Châu Thành về tình hình phòng chống dịch trên tôm sú mới đây, ông Nguyễn Văn Phong, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trà Vinh chỉ đạo: Kể từ nay đến ngày 31/5/2012 kiên quyết không tiếp tục thả tôm giống lấp vụ; riêng các hộ đã cải tạo xong ao đầm nên lùi lại chờ đến khi các nhà chuyên môn thông báo mới tiến hành thả giống… Đối với khu vực tôm nuôi bị chết, vận động các hộ nuôi nên cắt vụ và tiến hành khoanh vùng lại, xử lý nước triệt để ao nuôi bằng hoá chất Chlorine theo đúng sự hướng dẫn của cán bộ chuyên môn…

Ngoài việc tổ chức tiếp nhận, phân bổ kịp thời, đúng đối tượng 40 tấn hóa chất Chlorine (nguồn dự trữ quốc gia) do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xuất khẩn cấp hỗ trợ để cải tạo ao tôm nuôi bị chết ở hai huyện Cầu Ngang và Duyên Hải, UBND tỉnh Trà Vinh còn đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hỗ trợ thêm 80 tấn Chlorine và xuất ngân sách địa phương mua bổ sung thêm 20 tấn Chlorine để xử lý và phòng, chống dịch bệnh trên tôm nuôi./.

agroviet.gov.vn
Đăng ngày 21/05/2012
TTXVN
Dịch bệnh

Ghẹ vuông chắc thịt không thua ghẹ biển!

Nếu có dịp về Năm Căn, Ngọc Hiển, Ðầm Dơi, ngoài tôm, cua, cá, sò…. thì đừng quên thưởng thức đặc sản ghẹ vuông. Ghẹ vuông chắc thịt, ngon nên được nhiều người dân địa phương, du khách cũng như thị trường tiêu thụ ưa chuộng.

Ghẹ vuông
• 11:58 07/06/2021

Ảnh đẹp thủy sản: Món ăn mang đậm nét đồng quê Việt

Ảnh đẹp thủy sản hôm nay lại mang chúng ta đến gần hơn với những món ăn gắn liền của tuổi thơ qua các nhìn ảnh vô cùng đẹp đẽ, những món ăn mà đã gắn liền với biết bao thế hệ.

Cua đồng.
• 19:49 28/05/2021

Ảnh đẹp: Loài hoa của miền sông nước

Miền Tây không chỉ có sông nước mênh mông mà cảnh sắc lại hữu tình. Kết hợp từ những loài hoa tím hồng rực rỡ hòa quyện tạo nên màu sắc của đồng bằng. Đi đâu chúng ta cũng có thể bắt gặp dễ dàng các loài hoa ấy.

Hoa sen.
• 12:13 24/05/2021

Nhật ký về quê

Quê hương là chùm khế ngọt, dù bạn có đi xa bao lâu thì quê hương cũng luôn mở vòng tay chào đón bạn quay trở về, nếu có một ngày bản thân cảm thấy mệt mỏi ở chốn sài gòn nhộn nhịp thì hãy tạm gác mọi chuyện về quê một chuyến nhé!

Tôm càng xanh.
• 13:44 20/05/2021

Hiệu quả của peptide kháng khuẩn (AMPs) trong phòng trị bệnh tôm

Trong ngành nuôi tôm, so với giai đoạn năm 1991, người nuôi từng sử dụng nhiều loại kháng sinh để phòng và trị bệnh.

Vi khuẩn
• 10:36 24/04/2025

Phòng chống dịch bệnh thủy sản trong mùa nắng nóng

Mùa nắng nóng đang đến gần, kéo theo nguy cơ bùng phát nhiều loại dịch bệnh trên thủy sản, đặc biệt là tôm, cá nuôi nước ngọt và nước lợ. Để đảm bảo năng suất và chất lượng, người nuôi cần chủ động áp dụng các biện pháp phòng chống dịch bệnh kịp thời và hiệu quả.

Ao tôm
• 10:02 18/04/2025

Chia sẻ kinh nghiệm phân biệt và xử lý bệnh gan tụy và đường ruột ở tôm

Mặc dù không phải là chuyên gia trong lĩnh vực nuôi tôm, nhưng với sự mạnh dạn và kinh nghiệm tích lũy qua quá trình thực tiễn chẩn đoán và điều trị bệnh cho tôm, tôi xin được chia sẻ một số quan sát và kinh nghiệm cá nhân.

Bệnh tôm
• 09:46 16/04/2025

Vi bào tử trùng EHP: Hiểu để phòng trị hiệu quả

Bệnh EHP (Enterocytozoon Hepatopenaei), hay còn gọi là bệnh vi bào tử trùng EHP, một trong những mối đe dọa nghiêm trọng đối với ngành tôm.T

Tôm thẻ
• 10:09 08/04/2025

Hiệu quả của peptide kháng khuẩn (AMPs) trong phòng trị bệnh tôm

Trong ngành nuôi tôm, so với giai đoạn năm 1991, người nuôi từng sử dụng nhiều loại kháng sinh để phòng và trị bệnh.

Vi khuẩn
• 22:51 24/04/2025

Tình hình khuẩn Vibrio ngày càng tăng

Trong những năm gần đây, ngành nuôi tôm tại Việt Nam đang đối mặt với một thách thức lớn: sự gia tăng nhanh chóng của vi khuẩn Vibrio trong các ao nuôi. Đây là một mối đe dọa nghiêm trọng đối với sức khỏe của tôm và hiệu quả kinh tế của người nuôi.

Tôm bệnh
• 22:51 24/04/2025

Chung tay gìn giữ sông Cầu khỏi biến đổi khí hậu

Sông Cầu – dòng chảy quan trọng ở miền Bắc Việt Nam – đang đối mặt với những thách thức nghiêm trọng từ biến đổi khí hậu, hoạt động sản xuất – kinh doanh và sự gia tăng dân số đô thị. Việc bảo vệ dòng sông này là nhiệm vụ cấp thiết nhằm gìn giữ tài nguyên thiên nhiên, bảo đảm an ninh nguồn nước và sự phát triển bền vững cho cả khu vực.

Sông Cầu
• 22:51 24/04/2025

Công nghệ chỉnh sửa gen trong nuôi tôm: Tăng sức đề kháng bệnh mà không cần kháng sinh

Ngành nuôi tôm Việt Nam đang đối mặt với nỗi lo lớn: dịch bệnh như đốm trắng (WSSV) hay hoại tử gan (AHPND) khiến tôm chết hàng loạt, gây thiệt hại nặng nề.

Tôm
• 22:51 24/04/2025

Mối quan hệ thời gian đông máu và sức khỏe tôm nuôi

Sức khoẻ tôm nuôi trong ao ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố tác động như thời tiết khí hậu, mùa vụ, chất lượng nguồn nước với các thông số môi trường liên quan, dịch bệnh, chất lượng giống, thức ăn, mật độ nuôi, kỹ thuật chăm sóc quản lý... Đánh giá tôm khoẻ, tôm yếu, thông qua hoạt động bơi lội, tiêu thụ mồi, tăng trưởng, tỷ lệ sống, độ đồng đều size cỡ, cơ thịt, màu sắc vỏ, những vấn đề liên quan đến gan, ruột tôm…Một phương pháp đánh giá nhanh, thông qua thời gian đông máu tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 22:51 24/04/2025
Some text some message..