Trắng đêm cứu cá hồ Hoàng Cầu

Để xử lý vấn đề cá chết trắng hồ Hoàng Cầu, UBND thành phố Hà Nội đã yêu cầu đưa các máy sục tạo oxy từ trung tâm xử lý rác Nam Sơn và tiến hành sục hồ, vớt cá chết trong đêm.

cá chết trắng
Các lực lượng túc trực suốt đêm đảm bảo vớt toàn bộ cá chết, không gây ảnh hưởng đến môi trường.

Từ sáng ngày 8-6, tại hồ Hoàng Cầu xảy ra hiện tượng cá chết lác đác, kéo dài đến chiều tối và xuất hiện ngày càng nhiều, có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường. Số lượng cá chết theo đánh giá ban đầu của người dân xung quanh hồ có thể lên đến nhiều tấn.

Chiều tối 8-6, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung, Phó Chủ tịch Nguyễn Thế Hùng, Giám đốc Công an Hà Nội Đoàn Duy Khương, Giám đốc Sở Xây dựng Lê Văn Dục, Chủ tịch UBND quận Đống Đa Nguyễn Song Hào đã đến hồ Hoàng Cầu (quận Đống Đa, Hà Nội) thị sát tình hình cá chết và chỉ đạo các biện pháp khẩn cấp để cứu cá và làm sạch môi trường hồ.

Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Đức Chung giao Công ty thoát nước chủ trì, phối hợp với UBND phường, quận thực hiện ngay việc vớt toàn bộ số cá chết trên măt hồ và mặt kè hồ. Các lực lượng túc trực suốt đêm đảm bảo vớt toàn bộ cá chết, không gây ảnh hưởng đến môi trường. Nhiều xuồng máy được huy động để vớt cá ở khu vực xa bờ. Khu vực gần bờ, lượng cá được vớt lên ngày càng nhiều và bốc mùi hôi thối nồng nặc, từng bao tải cá chết được vận chuyển nhanh chóng để đảm bảo vệ sinh môi trường.

Cơ quan chức năng đã xuống hiện trường lấy mẫu nước để kiểm tra.


Nhiều xuồng máy được huy động để vớt cá ở khu vực xa bờ 

Tại khu vực gần cửa trạm bơm của hồ, các váng bẩn chất thải nổi trên mặt hồ. UBND thành phố Hà Nội yêu cầu Công ty TNHH Một thành viên Môi trường Đô thị Hà Nội đưa máy sục, tạo oxy từ Khu liên hiệp xử lý rác thải (xã Nam Sơn, huyện Sóc Sơn) về hồ Hoàng Cầu, tiến hành sục tạo oxy ngay trong đêm nhằm cứu số cá còn sống trong hồ. 


Cơ quan chức năng xuống hiện trường hồ Hoàng Cầu lấy mẫu nước để kiểm tra

Công ty TNHH Một thành viên Môi trường Đô thị Hà Nội đưa máy sục, tạo oxy cứu cá

Ông Triệu Tuấn Đức – Giám đốc Chi nhánh Urenco 8 (thuộc Cty TNHH MTV Môi trường đô thị Hà Nội) cho biết, Trung tâm xử lý rác Nam Sơn đã đưa đến hồ Hoàng Cầu 8 máy sục tạo oxy công suất lớn. Dự kiến 8 máy sục khí sẽ được đặt tại hồ Hoàng Cầu khoảng 1-2 tuần.  Trước mắt, công tác sục oxy và vớt cá chết trong hồ được tiến hành xuyên đêm. 

Sài Gòn Giải Phóng, 09/06/2016
Đăng ngày 10/06/2016
Lã Anh
Môi trường

Chủ động tránh rét cho cá vào mùa đông

Mùa đông là thời điểm thời tiết lạnh giá, ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của cá nuôi. Để hạn chế thiệt hại do rét gây ra, bà con cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng chống rét cho cá.

Ao cá
• 08:00 02/12/2023

Rong biển là giải pháp nhanh chóng cho biến đổi khí hậu?

Thực phẩm thủy sản ngày càng được đặt lên vị trí cao hơn trong các chương trình nghị sự cho các hệ thống thực phẩm bền vững trong tương lai. Rong biển là sinh vật thủy sinh sống tự nhiên ở các bờ biển trên khắp thế giới và ngoài việc tạo nên các hệ sinh thái quan trọng ở cả khu vực nhiệt đới và ôn đới.

Rong biển
• 11:40 28/11/2023

Thực hư vật liệu nổi nhựa HDPE có gây ảnh hưởng đến hệ sinh vật biển

Hiện nay, mô hình nuôi thủy sản lồng bè tại một số địa phương trên cả nước, đang bắt đầu chuyển đổi từ vật liệu nổi xốp sang vật liệu nhựa HDPE. Tuy nhiên, vẫn nhiều ngư dân còn lo lắng về vấn đề các hạt vi nhựa có trong HDPE gây ảnh hưởng đến hệ sinh vật biển. Thực hư như thế nào, chúng ta cùng nhau tìm hiểu trong phạm vi bài viết này nhé!.

Phao nổi
• 11:27 23/11/2023

Cung cấp dinh dưỡng cho vi sinh vật trong ao nuôi

Vi sinh vật là một phần quan trọng của hệ sinh thái ao nuôi, đóng vai trò quan trọng trong việc phân hủy chất thải hữu cơ, cân bằng hệ vi sinh vật, cải thiện chất lượng nước, tăng sức đề kháng cho tôm cá. Do đó, việc cung cấp dinh dưỡng cho vi sinh vật trong ao nuôi là vô cùng cần thiết.

Vi sinh vật
• 10:18 22/11/2023

Tép Bạc chính thức ra mắt chuỗi Farmext LAB

Tép Bạc chính thức ra mắt chuỗi Farmext LAB – Xét nghiệm tầm soát bệnh tôm.

Farmext LAB
• 08:45 02/12/2023

Thế nào là phòng xét nghiệm thủy sản (phòng Lab)?

Tình hình dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản ngày càng khó kiểm soát, các mầm bệnh cần được thực hiện các xét nghiệm cơ bản thì mới có thể phát hiện ra. Vì vậy, để tránh các rủi ro không đáng có, các phòng xét nghiệm (hay phòng Lab) dần được xuất hiện phổ biến tại các khu vực nuôi.

Phòng Lab
• 08:45 02/12/2023

GROFARM PRO: Mô hình nuôi tôm công nghệ cao, bền vững mang năng suất vượt trội với chi phí sản xuất thấp

Nuôi tôm công nghệ cao, hạn chế các tác động tiêu cực đến môi trường đang là định hướng được ưu tiên hàng đầu của ngành tôm. Bắt kịp xu hướng phát triển ấy, mô hình GROFARM PRO từ Grobest ra đời góp phần mang đến giải pháp nuôi trồng toàn diện, đạt năng suất cao mà vẫn đảm bảo tính bền vững.

Tôm thẻ
• 08:45 02/12/2023

Nguyên nhân nguồn nước bị đục trong nuôi tôm thẻ

Có nhiều nguyên nhân làm nguồn nước nuôi tôm bị đục được biết đến như sự xói mòn do dòng chảy gây ra từ bờ các dòng sông, suối, ao, hồ, dẫn vào khu nuôi.

Nước ao nuôi
• 08:45 02/12/2023

Proquatic™ Plus 10™ - Vi sinh kiểm soát vi khuẩn Vibrio trong nuôi trồng thủy sản

Vibrio là tác nhân gây nhiều bệnh nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu quả sản xuất và lợi nhuận trong ngành nuôi trồng thủy sản. Bên cạnh nhu cầu sản xuất ngày càng tăng, dịch bệnh đang diễn biến phức tạp hơn: nhiều chủng vi khuẩn có tính kháng, mang độc tính cao, nhiều bệnh chưa xác định được nguyên nhân là thách thức lớn của nhiều trang trại, người nuôi.

Proquatic
• 08:45 02/12/2023