Thủ phủ tôm ở miền Tây
Hai trong số các tỉnh trọng điểm thủ phủ ngành tôm ở Miền Tây là Cà Mau, Bạc Liêu cũng chịu tác động không nhỏ do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 trong năm 2021, nhiều thời điểm giá tôm giảm mạnh đã tác động tiêu cực đến tình hình thả giống nuôi tôm trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên hai tỉnh trên vẫn đạt trên 25% so với năm 2020 về diện tích nuôi tôm thâm canh 10.260 ha và nuôi tôm siêu thâm canh đạt trên 10.600 ha.
Mô hình nuôi tôm ở cả 2 tỉnh đã tập trung phát triển theo tiêu chuẩn quốc tế và đã được cấp các chứng nhận Naturland, BAP, EU, Selva Shrimp và VietGap với tổng diện tích như liệt kê ở trên.
Dù trầy trật, nhưng con tôm vẫn vượt bão COVID-19. Ảnh: Tạp chí thời đại.
Nhờ những cách làm sáng tạo, hiệu quả, nên tăng tưởng của thủy sản tăng. Năm 2021, khó khăn lớn nhất là tác động của dịch bệnh COVID-19 kéo theo giá chi phí vật tư thức ăn tôm, thuốc tăng, tuy nhiên thời tiết khá thuận lợi, người nuôi dễ thành công tôm về đích nhanh.
Con tôm thẻ trầy trật vượt qua đại dịch COVID-19 nhưng hiện nay đang có dấu hiệu giảm giá do việc xuất khẩu nguyên con đang gặp khó khăn. Năm qua, lĩnh vực chế biến tôm được xem là một trong những điểm sáng của ngành công nghiệp. Mặc dù ảnh hưởng của dịch COVID-19, nhưng các doanh nghiệp đã nỗ lực thực hiện tốt các giải pháp vừa phòng, chống dịch vừa phát triển sản xuất phù hợp. Tuy đối mặt với nhiều khó khăn, nhưng sản lượng tôm chế biến năm 2021 vẫn tăng.
Mặt hàng cua biển, đặc biệt là cua Năm Căn, năm nay xuất khẩu khó khăn. Cận Tết, giá cua giảm mạnh, hiện nay chỉ trên 200.000 đồng/kg loại ngon. Bên cạnh đó, du lịch trong tỉnh cũng như toàn khu vực miền Tây gần như "đóng băng" nên các mặt hàng thủy sản bán nội địa đều khó tiêu thụ.
Người nuôi Nghêu điêu đứng
Tưởng chừng như sẽ thuận lợi cho năng suất tốt lợi nhuận cho người nông dân nuôi nghêu, nhưng những ngày qua, nghêu chết hàng loạt, giá lại giảm khiến người nuôi rơi vào cảnh khó khăn tại tỉnh Bạc Liêu. Ngày 1/1/2022, ông Mã Thanh Phương, Phó Chủ tịch UBND huyện Hòa Bình đã chủ trì buổi làm việc nhằm mục đích lắng nghe các bên trình bày liên quan đến vụ việc, xem xét các yếu tố tác động, nguyên nhân nghêu chết để từ đó thống nhất các biện pháp hỗ trợ, giải quyết, hướng đến đảm bảo hài hòa lợi ích của các bên.
Nghề nuôi nghêu ngày càng bạc bẽo khi nghêu chết, giá giảm. Ảnh: VNExpress.
Tuy nhiên, tình hình dịch bệnh Covid-19 vẫn còn diễn biến phức tạp với việc xuất hiện các biến chủng mới. Việc giao thương giữa các quốc gia vẫn còn khó khăn, giá cước vận chuyển quốc tế chưa có xu hướng giảm. Yêu cầu ngày càng cao về an toàn thực phẩm và truy xuất nguồn gốc của các thị trường, thẻ vàng của EC chưa được tháo gỡ. Các quy định mới của Luật Thủy sản 2017 về quản lý khai thác theo hướng bền vững, hiệu quả, có trách nhiệm đang được triển khai thực hiện tuy nhiên vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc cần có thời gian để thực hiện là những khó khăn, thách thức đối với kế hoạch năm 2022.
Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt của thị trường quốc tế và các khó khăn do dịch bệnh Covid-19 vẫn còn tiếp diễn, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam và cộng đồng doanh nghiệp thủy sản đề nghị tiếp tục nhận được sự quan tâm, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để hỗ trợ doanh nghiệp giải quyết khó khăn, vướng mắc trong quá trình sản xuất, kinh doanh và có được nhiều cơ hội cho doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất, xuất khẩu và gia tăng năng lực cạnh tranh.