Truy xuất nguồn gốc thủy sản: Nghiêm túc, hiệu quả và có trách nhiệm

Sản phẩm được khai thác trên vùng biển hợp pháp, đảm bảo nguyên liệu thủy sản có nguồn gốc rõ ràng là những điểm rất quan trọng để “bộ hồ sơ” sản phẩm thủy sản đáp ứng các quy định của Ủy ban châu Âu (EC). Chính vì vậy, thời gian qua, ngành chức năng của tỉnh tập trung kiểm tra, giám sát và hỗ trợ ngư dân, hướng tới phát triển nghề cá hiệu quả và có trách nhiệm.

Truy xuất nguồn gốc thủy sản: Nghiêm túc, hiệu quả và có trách nhiệm
Tổ thanh tra, kiểm soát nghề cá tại cảng cá Quy Nhơn kiểm tra, xác nhận nguồn gốc thủy sản cho tàu cá của ngư dân cập cảng.

Để thực hiện công tác truy xuất nguồn gốc thủy sản từ cảng cá, Sở NN&PTNT đã thành lập Văn phòng đại diện thanh tra, kiểm soát nghề cá và 3 tổ thường trực tại các cảng cá: Quy Nhơn, Đề Gi, Tam Quan để thanh tra, kiểm tra hoạt động khai thác thủy sản (KTTS) và xác nhận nguồn gốc nguyên liệu thủy sản.

Ông Nguyễn Anh Dũng, Phó Giám đốc Ban Quản lý cảng cá Bình Định - phụ trách cảng cá Quy Nhơn, cho biết: “Ngoài việc kiểm tra các giấy tờ, tổ thường trực tại cảng cá Quy Nhơn còn kiểm tra thực tế khi tàu cập bến để xác nhận nguồn gốc thủy sản”.

Sau chuyến biển 20 ngày, tàu cá BĐ 97534 TS của ngư dân Nguyễn Dăng (ở xã Hoài Hải, huyện Hoài Nhơn), cập cảng cá Quy Nhơn để bán sản phẩm. Ông Dăng cho hay: “Theo quy định, giờ đây, mỗi khi cập cảng, tôi phải đến báo cáo chi tiết với ngành chức năng về hoạt động KTTS, hành trình chuyến biển, tổng sản lượng khai thác được, sản lượng từng loại sản phẩm… Tất cả đã được ghi đầy đủ trong sổ nhật ký KTTS, phải đảm bảo đúng quy định thì mới được xác nhận sản phẩm thủy sản hợp pháp”.

truy xuất nguồn gốc, nguồn gốc thủy sản, thủy sản, đánh bắt, thẻ vàng

Trước khi tàu xuất bến, chủ tàu phải trình các giấy tờ về đăng ký, đăng kiểm, giấy phép KTTS, danh bạ thuyền viên, thuyền trưởng, máy trưởng…

Có thể khẳng định, giờ đây câu chuyện “thẻ vàng EC” và “sản phẩm thủy sản hợp pháp” đã tác động đến sinh kế của từng ngư dân. Ông Võ Trung (ở xã Hoài Thanh, Hoài Nhơn), chủ tàu cá BĐ 97189 TS, bộc bạch: “Trước khi tàu xuất bến, mình phải khai báo các giấy tờ về đăng ký, đăng kiểm, giấy phép KTTS, danh bạ thuyền viên, thuyền trưởng, máy trưởng… Khi đánh bắt trên biển phải ghi nhật ký KTTS về tọa độ vùng biển đánh bắt, sản lượng khai thác được để khi tàu cập cảng sẽ được ngành chức năng kiểm tra thực tế, xác nhận nguồn gốc thủy sản. Không nghiêm túc, minh bạch như thế là không được!”.

Theo ông Nguyễn Minh Khải, Giám đốc Ban Quản lý cảng cá Tam Quan, các bước thực hiện công tác xác nhận nguồn gốc nguyên liệu thủy sản khai thác được Tổ thường trực thanh tra, kiểm soát nghề cá tại cảng cá Tam Quan thực hiện rất chặt chẽ. Đến nay ngư dân cũng đã tuân thủ tốt các quy định về xuất trình hồ sơ thủ tục để ngành chức năng kiểm tra, theo dõi trước khi tàu xuất, cập bến.

Theo ông Trần Văn Phúc, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT, việc xác nhận, chứng nhận nguồn gốc thủy sản tại tỉnh ta được thực hiện theo các quy trình rất nghiêm ngặt, nhằm giám sát hoạt động KTTS, nỗ lực triển khai Luật Thủy sản năm 2017 cùng các giải pháp cấp bách về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU), nhằm góp phần xóa bỏ “thẻ vàng” của EC. Tuy nhiên, công tác này hiện đang gặp nhiều khó khăn do vướng các quy định của Luật Thủy sản 2017 và Thông tư 21 ngày 15.11.2018 của Bộ NN&PTNT, với quy định cảng được xác nhận nguồn gốc thủy sản phải đáp ứng tiêu chí của cảng cá loại I hoặc II; trong khi đó, cảng cá Quy Nhơn hiện đang quy hoạch cảng cá loại I; cảng Đề Gi, Tam Quan được quy hoạch cảng cá loại II. Căn cứ quy định nêu trên thì các cảng cá trong tỉnh chưa đủ điều kiện để được xác nhận nguồn gốc thủy sản vì chưa được công bố cảng đạt tiêu chí mà chỉ mới là quy hoạch.

“Để thực hiện đúng Luật, Sở đã báo cáo UBND tỉnh về những vướng mắc trong việc xác nhận nguồn gốc nguyên liệu thủy sản. UBND tỉnh cũng đã có văn bản đề nghị Bộ NN&PTNT sớm có văn bản hướng dẫn các cảng cá tiếp tục triển khai các hoạt động xác nhận nguồn gốc thủy sản khai thác trước ngày 1.1.2019 để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của ngư dân và DN xuất khẩu thủy sản. Song, đến nay Bộ NN&PTNT vẫn chưa có phản hồi. Chúng tôi đang tiếp tục tác động để đảm bảo việc KTTS và các hoạt động có liên quan diễn ra thông suốt, thuận lợi cho ngư dân và DN”, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Trần Văn Phúc cho biết thêm.

Năm 2018, các tổ thường trực KTTS tại các cảng cá đã kiểm tra 19.693 lượt tàu xuất, nhập bến; cấp 311 giấy xác nhận cho 16.678 tấn thủy sản.

Chi cục Thủy sản cũng đã cấp 424 giấy chứng nhận cho 5.483 tấn thủy sản thành phẩm đã truy xuất nguồn gốc.

Từ đầu năm đến nay, ngành chức năng tỉnh cũng đã kiểm tra hơn 4.000 lượt tàu cá xuất, nhập bến; xác nhận 387 tấn thủy sản; chứng nhận 180 tấn thủy sản thành phẩm.

Báo Bình Định
Đăng ngày 23/03/2019
Đoàn Ngọc Thuận
Dịch bệnh

Tăng cường sản xuất nuôi trồng thủy sản các tháng cuối năm 2024

Trong 9 tháng đầu năm 2024, sản xuất nuôi trồng thuỷ sản của nước ta đã đối mặt với nắng nóng tại miền Trung, khô hạn tại Tây nguyên, xâm nhập mặn tại miền Nam, bão, lũ xảy ra tại các tỉnh phía Bắc.

Tôm thẻ
• 10:44 18/11/2024

Bệnh thường gặp trên cá tra và biện pháp phòng chống

Cục Thủy sản vừa cho biết đặc điểm dịch tễ của một số bệnh thường gặp trên cá tra và biện pháp phòng trị có hiệu quả.

Cá tra
• 10:15 06/11/2024

Thời điểm giao mùa tôm dễ bị bệnh đốm trắng

Thời điểm giao mùa luôn là lúc dễ xảy ra các vấn đề sức khỏe cho tôm, đặc biệt là bệnh đốm trắng - một căn bệnh phổ biến và gây thiệt hại nghiêm trọng cho người nuôi. Bệnh đốm trắng thường xuất hiện vào những thời điểm khí hậu thay đổi thất thường, chẳng hạn như khi mùa mưa bắt đầu hoặc khi trời chuyển sang lạnh.

Tôm đốm trắng
• 09:55 06/11/2024

Những hạn chế trong phòng dịch bệnh cho cá tra

Cá tra ương dưỡng giống và nuôi thương phẩm còn hao hụt nhiều, có nguyên nhân ở công tác quản lý dịch bệnh chưa đáp ứng yêu cầu. Mới đây, Cục Thú y cho biết những hạn chế trong phòng dịch hiện nay: Thiếu kinh phí, nhân lực và vắc xin.

Nuôi cá tra
• 11:35 31/10/2024

Sách Thực hành Chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản: Giảm ngay 15% cho 50 khách hàng đầu tiên

Ngành thủy sản hiện nay đang không ngừng phát triển và đổi mới, nhưng một trong những yếu tố cốt lõi giúp các nhà chuyên môn, kỹ thuật viên và sinh viên ngành thủy sản nâng cao kiến thức chính là sở hữu tài liệu chuyên sâu, đáng tin cậy. Hiểu được điều đó, quyển sách "Thực hành Chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản" - một tác phẩm được đánh giá cao bởi các chuyên gia đầu ngành, nay đã chính thức tái bản, đáp ứng nhu cầu học tập và ứng dụng thực tiễn trong công việc.

Đặt hàng trước giảm 15%
• 02:42 19/11/2024

Hành trình đổi đời nhờ nuôi cá chạch lấu của chàng dược sĩ bỏ phố về quê

Võ Lê Hoàng Tuấn, 32 tuổi, từng là một Dược sĩ làm việc tại TP.HCM với mức lương ổn định 15 triệu đồng mỗi tháng.

Nông dân
• 02:42 19/11/2024

Xuất khẩu cua ghẹ và nhuyễn thể tiếp tục tăng từ đầu năm đến nay

Ngành thủy sản Việt Nam đã ghi nhận những tín hiệu khả quan trong xuất khẩu, đặc biệt đối với nhóm sản phẩm cua ghẹ và nhuyễn thể có vỏ. Theo thông tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu thủy sản cả nước đã đạt mức ấn tượng trong tháng 10/2024, với kim ngạch hơn 1 tỷ USD, tăng 28% so với cùng kỳ năm ngoái.

Nhuyễn thể
• 02:42 19/11/2024

Tăng cường sản xuất nuôi trồng thủy sản các tháng cuối năm 2024

Trong 9 tháng đầu năm 2024, sản xuất nuôi trồng thuỷ sản của nước ta đã đối mặt với nắng nóng tại miền Trung, khô hạn tại Tây nguyên, xâm nhập mặn tại miền Nam, bão, lũ xảy ra tại các tỉnh phía Bắc.

Tôm thẻ
• 02:42 19/11/2024

Theo dõi chặt chẽ thời tiết là biện pháp tốt giúp vụ nuôi thành công

Thời tiết là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống của tôm. Những thay đổi đột ngột về nhiệt độ, mưa lớn, hoặc gió mạnh có thể làm biến đổi chất lượng nước và gây căng thẳng cho tôm, dẫn đến nguy cơ dịch bệnh hoặc chậm phát triển.

Ao tôm
• 02:42 19/11/2024
Some text some message..