Từ 1.7: Sử dụng chất cấm sẽ bị phạt tù tới 20 năm

“Theo quy định trong Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi sẽ chính thức áp dụng vào 1.7 tới đây, những tổ chức, cá nhân sử dụng chất cấm trong chăn nuôi có thể phải lĩnh mức án 20 năm tù, bị phạt tiền tới 1 tỉ đồng và bị cấm sản xuất, kinh doanh. Người chăn nuôi lợn sử dụng chất cấm có thể bị mất trắng vì đàn lợn sẽ bị tiêu huỷ khi phát hiện dùng chất cấm”- ông Nguyễn Văn Việt, Chánh Thanh tra Bộ NNPTNT đã trao đổi như trên với PV Trang Trại Việt.

kiem tra thuc an
Lực lượng chức năng kiểm tra và phát hiện một doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi ở Hải Dương cố tình trộn chất cấm vào thức ăn gia súc. Ảnh: Thanh Xuân

Thưa ông, trong thời gian qua, dư luận rất bức xúc trước hàng loạt vụ sử dụng chất cấm trong chăn nuôi nhưng không thể xử lý được hình sự. Vậy với Bộ Luật Hình sự 2015 sửa đổi sẽ nâng mức xử phạt đối với hành vi này như thế nào?

- Năm 2015, lực lượng thanh tra chuyên ngành và Cục Cảnh sát Phòng chống tội phạm về môi trường (C49), Bộ Công an đã phát hiện rất nhiều công ty sử dụng chất cấm, nhưng nếu theo Điều, Khoản của Bộ Luật hình sự trước năm 2015 thì không thể “hình sự hóa”. Tuy nhiên, Bộ Luật Hình sự năm 2015 sửa đổi quy định cấu thành tội phạm là cấu thành hình thức khi người sử dụng chất cấm có tổ chức, có hệ thống, hoặc cố ý sử dụng là bị xử phạt. Vì vậy, bây giờ không cần có văn bản hướng dẫn mà khi phát hiện tổ chức, cá nhân sử dụng chất cấm có thể truy tố hình sự vì hành vi cấu thành tội phạm sử dụng chất cấm. Khi đó, tổ chức, cá nhân khi bị xử phạt hoặc truy tố đồng nghĩa với thiệt hại trong kinh doanh, thậm chí là phá sản.

Ông có thể cho biết, những hành vi sử dụng chất cấm sẽ bị xử lý theo khung hình phạt như thế nào?

- Sau khi có chỉ đạo của Bộ NNPTNT, Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Y tế, lực lượng thanh tra chuyên ngành đã làm rất quyết liệt trong kiểm tra, xử lý các hành vi liên quan đến sử dụng chất cấm trong chăn nuôi. Căn cứ vào thực tế xử lý chất cấm, Quốc hội cũng đã xem xét và thấy cần thiết phải xử lý hình sự đối với những người sử dụng chất cấm. Chính vì vậy, Bộ Luật hình sự  năm 2015 đã đưa vào Điều 190, 191, 195 và quan trọng nhất là Điều 317 là hành vi cấu thành tội phạm hình thức. Tức là chỉ cần đưa hóa chất cấm không được sử dụng vào thực phẩm; vận chuyển, buôn bán, tàng trữ và đưa vào thực phẩm thì đã đủ yếu tố để khẳng định cá nhân, tổ chức phạm tội.

Mức phạt cao nhất cho khung hình phạt này là bao nhiêu năm tù giam, thưa ông?

- Thứ nhất là xử lý hành chính theo hình thức phạt tiền. Trong Bộ Luật hình sự 2015 sửa đổi cao hơn rất nhiều so với các Nghị định về xử lý vi phạm hành chính trước đây. Thứ hai, tùy theo tính chất, mức độ hành vi sử dụng chất cấm các cá nhân, tổ chức sẽ bị xử lý phạt tù từ 1 đến 10 năm; nhẹ là từ 1 đến 5 năm tù; 5 đến 10 năm và cao nhất lên tới 20 năm khi vi phạm mang tính chất có tổ chức, tính hệ thống. Chúng tôi hy vọng rằng từ 1.7, khi Bộ Luật Hình sự 2015 có hiệu lực bất cứ tổ chức, cá nhân khi sử dụng, buôn bán hay vận chuyển chất cấm  đều phải cân nhắc trước việc làm của mình.

Theo kế hoạch, Bộ NNPTNT đặt mục tiêu đến hết năm nay sẽ đẩy lùi và triệt phá việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi. Ông có thể cho biết cụ thể kế hoạch này?

- Theo kế hoạch của Bộ NNPTNT, mục tiêu đặt ra trong năm 2016 là chấm dứt sử dụng chất cấm trong chăn nuôi. thời gian tới cơ quan chức năng chuyển sang thanh tra đột xuất, có trinh sát trước mới thanh tra, đặc biệt mức xử phạt các hành vi sử dụng chất cấm trong chăn nuôi sẽ được nâng lên nhiều so với hiện nay. Thay vì chỉ phạt tiền (7,5 triệu đồng với hộ chăn nuôi nhỏ và 15 triệu đồng với trang trại chăn nuôi) và giữ heo hai tuần để thải hết chất cấm rồi cho tái xuất chuồng, cơ quan chức năng sẽ áp dụng biện pháp tiêu hủy cả đàn heo nếu phát hiện vi phạm.

Việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi đã diễn ra trong suốt một thời gian dài, song vì sao chúng ta vẫn chưa ngăn chặn triệt để được tình trạng này, mà một trong những nguyên nhân là chất cấm Salbutamol vẫn được Bộ Y tế cho nhập về để làm thuốc chữa bệnh. Vậy tới đây, việc này sẽ được tháo gỡ như thế nào, thưa ông?

- Trước tình hình phức tạp về sử dụng chất cấm trong chăn nuôi, ngày 20.11.2015, Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế đã có công văn số 21969/QLD-KD yêu cầu các đơn vị nhập khẩu Salbutamol tạm dừng nhập khẩu và tạm dừng cấp phép nhập khẩu nguyên liệu Salbutamol; Bộ Y tế đã kiến nghị sủa đổi Luật Dước để đưa nguyên liệu Salbutamol vào danh mục kiếm soát đặc biệt.

Thực tế, Salbutamol và một số chất khác là nguyên liệu sản xuất thuốc chữa bệnh cho người hoặc một số hóa chất sử dụng trong công nghiệp, nhưng lại thuộc danh mục chất cấm trong chăn nuôi; song việc kết nối thông tin giữa các Bộ, ngành, các cấp chưa được kịp thời, do đó công tác quản lý nhà nước còn có những bất cập, thiếu đồng bộ; chính vì vậy thời gian tới, các cơ quan chức năng Bộ Công an, Bộ NNPTNT, Bộ Y tế và Bộ Công Thương sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ hơn nhằm hoàn thiện các văn bản pháp luật làm hành lang pháp lý cho công tác quản lý và thanh tra, kiểm tra chất cấm, đảm bảo tính răn đe;

Mặt khác, các biện pháp sẽ được triển khai trong thời gian tới là: Tăng cường công tác quản lý, chỉ đạo điều hành, phối hợp của các Bộ, ngành để kịp thời phát hiện xủ lý hanh vi vi phạm trong việc kinh doanh, sử dụng Salbutamol và một số chất cấm khác trong chăn nuôi. Nâng cao năng lực của các phòng phân tích.

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra với hình thức thanh tra, kiểm tra đột xuất thông qua điều tra, trinh sát. Xác định đối tượng, khâu, địa bàn trọng tâm, trọng điểm để tập trung nguồn lực thanh tra, kiểm tra hiệu quả.

Huy động toàn bộ hệ thống chính trị vào cuộc đấu tranh với chất cấm; cơ chế phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương hiệu quả.

Tăng cường công tác thông tin truyền thông hiệu quả, có thông điệp rõ ràng, cụ thể. Công bố những tổ chức, cá nhân vi phạm trên các phương diện thông tin, đại chúng để đảm bảo tính răn đe; đảm bảo đủ nguồn lực, nhân lực cho hoạt động thanh tra kiểm tra. Đồng thời, khen thưởng, động viên kịp thời.

Xin cảm ơn ông!

Báo Dân Việt, 02/05/2016
Đăng ngày 03/05/2016
Minh Long (thực hiện)
Kinh tế

Tiêu hủy trên 2 triệu con tôm giống không qua kiểm dịch

Ngày 16/11, Phòng Cảnh sát về Môi trường Công an tỉnh Bạc Liêu vừa phối hợp các đơn vị liên quan bắt và tiêu hủy hơn 2 triệu con tôm giống không qua kiểm dịch.

tiêu hủy tôm giống
• 14:37 18/11/2022

Chấn chỉnh việc buôn bán, sử dụng kháng sinh cấm trong nuôi trồng thủy sản

Ngày 9/11, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có công văn gửi Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường quản lý buôn bán, sử dụng thuốc thú y thủy sản trong nuôi trồng thủy sản.

Cần quản lý chặt chẽ chất kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản. Ảnh: Tép Bạc
• 10:41 10/11/2022

Đừng nuôi tôm như... đánh số đề!

Giống tôm kháng bệnh có thể chậm lớn hơn, song sẽ khắc phục được bất lợi của thời tiết, dịch bệnh tại vùng nuôi tôm khu vực Bắc Trung bộ và các tỉnh phía Bắc.

Thu hoạch tôm. Ảnh: icdn.dantri.com.vn
• 09:41 03/11/2022

Bình Định: Đẩy mạnh công tác tuần tra kiểm soát và xử lý vi phạm trong lĩnh vực thủy sản

TTKN Bình Định phối hợp với Truyền hình Bình Định tổ chức tọa đàm tăng cường kiểm soát và xử lý vi phạm trong lĩnh vực thủy sản.

tọa đàm
• 11:58 02/11/2022

Sự phục hồi của thị trường tôm sú

Tôm sú đang trải qua thời kỳ phục hưng, đặc biệt là ở Ấn Độ và Trung Quốc. Tuy nhiên, các chuyên gia như Ida Skancke của Kontali và Tiến sĩ Manoj Sharma cho rằng, việc loại bỏ tôm thẻ chân trắng là vẫn còn quá sớm và thật ngốc khi thực hiện điều đó.

Tôm sú
• 12:00 26/04/2024

Thực phẩm chỉnh sửa gen của Nhật Bản đến tay người tiêu dùng

Nhật Bản là một trong những nước tiêu thụ thực phẩm thủy sản lớn nhất thế giới. Người Nhật thích ăn cá và một nghiên cứu do Trường Cao đẳng Tim mạch Hoa Kỳ thực hiện cho thấy trung bình người Nhật ăn khoảng 3 ounce cá mỗi ngày. Ẩm thực địa phương của Nhật Bản rất giàu cá và hải sản, nguồn protein chính trong chế độ ăn ít chất béo và giàu dinh dưỡng của người dân Nhật Bản.

Hải sản
• 12:02 25/04/2024

Tăng giá trị con tôm bằng cách nâng cao chất lượng tôm

Nuôi tôm là một trong những ngành kinh tế đóng góp quan trọng cho nền kinh tế nước ta, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất khẩu thủy sản. Mặc dù mang lại nhiều lợi ích, nhưng ngành nuôi tôm cũng đối mặt với hàng loạt khó khăn và thách thức như biến đổi khí hậu, dịch bệnh, và chi phí sản xuất cao.

Tôm thẻ
• 11:01 18/04/2024

Điểm danh một số thị trường xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam

Chỉ tính riêng 2 tháng đầu năm 2024, điểm đến xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam vinh danh 3 thị trường quốc tế, đó là: Mỹ, EU và Israel.

Cá ngừ
• 11:47 16/04/2024

Xem giá thủy sản ở đâu trên ứng dụng Farmext ?

Farmext tự hào là ứng dụng cung cấp giá thủy sản nhanh chóng và chính xác hàng đầu hiện nay, được tin dùng bởi đông đảo người nuôi trồng và kinh doanh thủy sản tại Việt Nam. Để bà con có thể dễ dàng xem giá thủy sản tại ứng dụng, chúng tôi xin được trình bày từng bước trong nội dung bài biết dưới đây.

Giá thủy sản
• 17:39 02/05/2024

Sò tai tượng: Kho báu nơi đại dương

Sò tai tượng được biết đến là động vật thân mềm có kích thước lớn nhất. Không chỉ có kích thước khủng, chúng còn mang lại rất nhiều giá trị về kinh tế và thẩm mỹ.

Sò tai tượng
• 17:39 02/05/2024

Tăng cường an ninh lượng thực toàn cầu bằng chỉnh sửa gen

Chỉnh sửa bộ gen đối tượng thủy sản đã được các nhà khoa trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản quan tâm và công nghệ này là tiềm năng to lớn để nâng cao khả năng quản lý môi trường, năng suất và khả năng kháng bệnh của ngành.

Biến đổi gen
• 17:39 02/05/2024

Quản lý tốt ao nuôi khi có mưa bất ngờ vào mùa nắng

Giai đoạn giao mùa nắng và mưa, sẽ xuất hiện những cơn mưa đầu mùa bất thường đang gây ra sự biến đổi đột ngột trong môi trường ao nuôi tôm. Sau cơn mưa đó là nắng nóng gay gắt, làm giảm sức đề kháng của tôm và tăng nguy cơ bùng phát bệnh.

Ao nuôi
• 17:39 02/05/2024

Ảnh hưởng tiêu cực từ nước xả thải ao tôm

Việc quản lý và xử lý chất thải, xử lý nước thải trong nuôi trồng thủy sản cũng cần được chú trọng. Các vật tư hóa chất, chế phẩm sinh học được sử dụng trong các mô hình canh tác ở các vùng kinh tế đáp ứng tiêu chuẩn môi trường và hạn chế dịch bệnh nuôi trồng thủy sản lây nhiễm để phát triển bền vững ngành nuôi trồng thủy sản.

Nước ao tôm
• 17:39 02/05/2024