“Tự đốt nhà mình” để… kiếm cơm

Thương quá người dân sống bám trong các cánh rừng ngập mặn Cà Mau. Trò chuyện với chúng tôi, ai cũng biết, cũng ý thức được việc họ đang làm là vi phạm pháp luật, thậm chí còn ví von đó là “tự đốt nhà mình” như một người tên Ngẩng ở ấp Mũi, xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển nói.

Đốt than lậu ở Cà Mau. ảnh: Nhật Hồ
Đốt than lậu ở Cà Mau. ảnh: Nhật Hồ

“Nhưng không làm vậy thì lấy gì mà bỏ vào miệng? Chúng tôi cùng đường nên mới làm cái việc cực chẳng đã là chặt rừng, đốt than lậu…” - Ngẩng hỏi rồi tự trả lời. 

Bị bắn chết vì chặt gỗ lậu

Như Lao Động đã thông tin, rạng sáng ngày 19.5, đội tuần tra 5 người thuộc Ban quản lý rừng phòng hộ Kiến Vàng (huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau) phát hiện ông Lê Minh Vui (42 tuổi) - một người dân nghèo đang ngụ tại xã Nguyễn Huân, huyện Đầm Dơi, Cà Mau - đang cặp xuồng máy trong rừng phòng hộ Kiến Vàng, có dấu hiệu khai thác cây rừng (cây đước) trái phép.

Lực lượng làm nhiệm vụ đề nghị ông Vui dừng lại để kiểm tra, nhưng ông Vui không dừng lại, mà còn đâm thẳng xuồng mình vào xuồng của lực lượng đang làm nhiệm vụ, đồng thời dùng chân vịt làm hai cán bộ là Phạm Văn Bờ và Phạm Văn Vệ bị thương nặng. Thấy tình thế nguy cấp, một trong 5 người của đội tuần tra đã nổ súng. Ông Vui tử vong trên đường đi cấp cứu.

Đó là theo báo cáo của UBND huyện Ngọc Hiển. Còn theo người nhà của ông Vui thì hôm xảy ra sự việc, gia đình ông Vui có 3 người. Khi đội tuần tra đến thì hai con trai ông Vui đang đốn củi trong rừng. Nghe tiếng súng nổ, họ chạy ra đến nơi thì lực lượng bảo vệ rừng đã chở ông Vui đi. Các con ông Vui nghĩ ông bị “giải về đồn”, phải đến sáng hôm sau mới hay tin cha họ đã chết.

Khi chúng tôi viết những dòng này, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau đã có văn bản đề nghị các cơ quan chức năng Cà Mau sớm làm rõ cái chết của ông Lê Minh Vui. Tuy nhiên, dù có làm rõ như thế nào, ai đúng, ai sai, rồi thậm chí cả xin lỗi, bồi thường nếu ông Vui không sai đi nữa thì ông  cũng không thể nào sống lại được.

Một câu chuyện khác của người đàn ông có tên là Ngẩng. Đầu hắn húi cua, mặt mũi bặm trợn kiểu rất khó ưa, đặc biệt là đôi mắt luôn dò xét, nửa như đe dọa, nửa như đang giấu người đối diện điều gì đó. Khi gặp chúng tôi, hắn khoe mới được trở về làm lại công dân của ấp Mũi, sau mấy năm ngồi đếm lịch trong tù vì tội vào rừng quốc gia Mũi Cà Mau chặt đến 5 khối đước về đốt than lậu, đem bán kiếm tiền nuôi vợ con sống qua ngày.

Hắn nói: “Cha tui đẻ tui ra đặt tên là Ngẩng, nhưng sống, làm người trên đời đến nay đã hơn 30 năm mà tui chưa có phút giây nào được ngẩng cao đầu với người ta. Nhiều lúc quẫn quá, tui nghĩ hay mình tự vẫn chết quách cho xong...”. Ngẩng kể, bây giờ mình đang sống bằng nghề thợ đụng, không còn dám vào rừng nữa sau mấy năm trải nghiệm ở trong tù. Và hắn rùng mình nhớ lại những năm tháng lén lút vào rừng chặt củi, đốt than. Hắn kể những ngày ở tù, lâu lâu hắn lại ho ra máu.

Nguyên nhân không phải do bị đánh đập, mà là hậu quả của những năm tháng “làm việc” không kể ngày đêm, đặc biệt là  vác thân đước quá nặng từ nơi đốn hạ về nơi hầm than. “Đêm xuống mới kinh hoàng” - hắn nói: “Đêm nào cũng một mình tui ngồi thu lu trong lán để canh chừng hầm than, bốn bề là rừng âm u, mờ mịt. Tui vốn sợ ma, nên chỉ cần nghe tiếng gió thổi hơi mạnh là toàn thân đã run lên bần bật. Có lần sợ quá, tui về mang con chó ra ngủ cùng, ai ngờ chó còn sợ ma hơn cả tui. Suốt đêm hắn hết run lại tru, khiến tui đã sợ càng sợ hơn...”.

Không chỉ sợ ma rừng…

Nhưng với Ngẩng và những người như hắn, không phải ma rừng, mà kiểm lâm mới là nỗi sợ lớn nhất. “Từ chặt cây cho đến hầm ra than phải mất hai ngày, hai đêm và trong thời gian đó ruột gan tui luôn như lửa đốt. Bởi kiểm lâm mà biết, ập đến một cái là không những công sức tiêu tan, mà còn tù tội, nhẹ nhất thì cũng xử phạt, đập lò than...”. Ông Hân - cha của Ngẩng - góp chuyện: “Người dân ở đây ai cũng biết vậy là sai, nhưng đâu còn cách nào khác? Nghèo, không có đất đai để nuôi trồng, cùng đường người dân mới phải liều mình vào rừng đốt than kiếm sống.

Mà mỗi ngày chỉ kiếm được vài chục ngàn chứ nhiều nhặn gì (mỗi kilôgram than đước bán từ 7.000-9.000 đồng). Nhưng cái ăn đôi khi phải đổi bằng sự tù tội, thậm chí là cả mạng sống...”. Nhắc đến chuyện tù tội, chúng tôi hỏi Ngẩng: “Chặt 5 khối gỗ đước mà phải lãnh án đến mấy năm tù giam?” Ngẩng lạnh lùng: “Cộng thêm tội chống người thi hành công vụ”. Ánh mắt Ngẩng lóe lên sắc lạnh khi nói, khiến chúng tôi giật mình nhớ lại cảnh anh em nhà hắn “tiếp đón” chúng tôi cách đây mấy phút.

Số là ngày chúng tôi đến, gặp lúc kiểm lâm và chính quyền địa phương huyện  phối hợp truy quét các lò than lậu ở khu vực này. Chiều hôm trước, đã có mười mấy lò ở ấp Mũi bị đập bỏ. Vì không còn lò than lậu nào để... xem, lại nghe đồn gia đình Ngẩng lúc đó vẫn lén lút  hầm than ngay sau nhà, chúng tôi tự tìm tới sau khi tất cả xe ôm trong ấp đều từ chối, vì sợ Ngẩng trả thù. Vừa vào tới sân, đã thấy cả nhà Ngẩng già trẻ lớn bé, trong đó có đến 5 thanh niên lực lưỡng đứng dàn hàng ngang, ai nấy mặt mũi hằm hằm.

Lát sau, khi nghe chúng tôi trình bày rằng ở “nước Huế” vô du lịch, nhỏ lớn chưa thấy hầm than bao giờ nên đi tìm xem cho biết, không khí “chào đón” mới dịu xuống dần. Nhưng chúng tôi không được nhìn thấy lò than nào ở nhà Ngẩng với lý do: “Nhà chỉ hầm lượng ít để dùng, nhưng mấy hôm nay nghỉ hầm nên chẳng có gì mà coi”.

Tùng, 28 tuổi, ở xã Tân Tiến, huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau. Tùng cưới vợ cách đây 5 năm, được cha mẹ cho “ra riêng” bằng 3 vuông tôm (mỗi vuông rộng khoảng 1.000m2) nằm sát cửa biển. Những năm trước tôm còn trúng, Tùng còn vào ra hàng ngày giữa nhà và vuông tôm. Hai năm trở lại đây tôm mất mùa, không đủ sống, Tùng cùng vợ con ở hẳn ngoài vuông để làm thêm bằng nghề đốt than lậu. Và tất nhiên, ở vùng này không chỉ mỗi Tùng phải “làm thêm”.  “Ở đây biệt lập gần như hoàn toàn với thế giới bên ngoài, nhưng đổi lại, tôm cộng với than cũng đủ sống qua ngày” - Tùng cười hiền lành.

Than lậu thì chỗ nào cũng bị cấm, nhưng do ở đây không phải là rừng quốc gia như bên Đất Mũi nên lực lượng kiểm lâm cũng nới tay hơn, làm ngơ cho Tùng tỉa rừng trong vuông của mình. Đổi lại, trong vuông của Tùng phải nuôi thêm một đàn gà, chủ yếu là gặp lúc “mấy ổng” đi qua, Tùng lại sai vợ giết gà để mời lai rai chút đỉnh. Hỏi chuyện tương lai, Tùng thở dài: “Sống được ngày nào hay ngày ấy. Em không nghề nghiệp, giờ rời vuông tôm, rời lò than lậu này ra là không biết làm gì để kiếm cơm, các anh ạ...”.

Khó kiểm soát

Theo số liệu của Sở NNPTNT Cà Mau, trong năm 2012 và đầu năm 2013 đã xảy ra hơn 400 vụ tác động đến rừng. Trong đó, lực lượng kiểm lâm phối hợp với chính quyền địa phương đã phá hơn 310 lò than tự phát của người dân, chủ yếu tập trung tại các huyện: Ngọc Hiển, Năm Căn, Đầm Dơi... Ông Trần Quốc Tuấn - Giám đốc Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau - cho biết: Tình trạng hầm than diễn ra nhiều nơi trong vườn. Thời gian qua, vườn đã phối hợp với chính quyền địa phương mở nhiều cuộc tuyên truyền vận động người dân, nhưng tình trạng phá rừng, hầm than lậu vẫn không có chiều hướng giảm. Điều khó là những lò than nằm ngay rừng phòng hộ (từ đê biển trở ra) nên lực lượng bảo vệ rừng rất khó kiểm soát.
Than Trần Lệ Xuân

Theo tài liệu của Bảo tàng Minh Hải (nay là Bảo tàng Bạc Liêu), dưới thời Pháp thuộc và  chính quyền Sài Gòn (1958 – 1963), than đước là mặt hàng quốc cấm cùng với muối và rượu. Người dân vùng Cà Mau không được phép khai thác đước hầm than, vì đây là tài sản quốc gia. Tuy nhiên, có rất nhiều đoàn ghe từ Sài Gòn xuống Cà Mau khai thác gỗ về hầm than. Ghe này được cho là của bà Trần Lê Xuân (vợ ông cố vấn Ngô Đình Nhu) nên người dân gọi là “than Trần Lệ Xuân”. Ghe của bà Xuân không bị kiểm lâm, quân cảnh bắt, trong khi ghe của các lực lượng khác phải nộp tiền. Trong vòng 2 năm 1960 -1961, rừng đước Cà Mau đã bị khai thác trên 1 triệu mét khối gỗ để chở đi Gài Gòn hầm than cho bà Trần Lệ Xuân.

 

Lao động
Đăng ngày 05/06/2013
Nông thôn

Tết về! Buồn của người nuôi tôm xa xứ!

Cái nghề nuôi tôm thăng trầm lắm. Tỷ phú cũng có mà nợ ngập đầu cũng có. Bởi vậy người ta thường nói cái nghề này thật sự nó bạc bẽo lắm, nhất là vào những ngày Tết.

nuôi tôm ngày tết
• 10:48 01/01/2023

Dự báo lũ đẹp vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Mùa nước lũ ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) năm nay được dự báo là “mùa lũ đẹp”, mang theo phù sa, thau rửa đồng ruộng và hứa hẹn mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân.

Lũ miền Tây
• 11:06 20/09/2022

Đầu nguồn mùa nước nổi

Tháng 7 nước nhảy khỏi bờ” là quy luật tự nhiên được cư dân vùng đầu nguồn đúc kết từ nhiều đời. Đây cũng là lúc mùa nước nổi bắt đầu, cư dân bước vào vụ làm ăn mới. Năm nay, nước lũ về sớm, dự báo sẽ dồi dào. Mọi người háo hức mong chờ mùa “lũ đẹp”, để khai thác sản vật từ thiên nhiên ban tặng.

cá linh
• 15:57 05/09/2022

Dưới sông cá chốt...

Hôm qua, tôi vô chợ, thật bất ngờ khi thấy một chị nọ mua 1kg cá chốt với giá 250.000 đồng. Không thể nào ngờ cá chốt bây giờ có giá cao như vậy.

Cá chốt sông
• 19:33 30/08/2022

Gặp gỡ, trao đổi với người dân về nuôi tôm thương phẩm ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc

Ngày 10/5, tại xã Phước Sơn (Bình Định), Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức Chương trình gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với 70 hộ nuôi tôm trên địa bàn các xã Phước Sơn, Phước Thuận và Phước Hòa về kỹ thuật nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc.

Cơ quan chuyển môn
• 09:53 13/05/2024

Tăng cường quản lý nuôi cá lồng bè trên các hồ chứa nước ngọt

Theo dự báo của Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia, hiện tượng El Nino kéo dài từ năm 2023 đến hết tháng 4/2024 làm mực nước trên các sông, hồ giảm mạnh, ảnh hưởng đến hoạt động nuôi thuỷ sản lồng bè.

Nuôi lồng bè
• 08:00 01/05/2024

Thả giống thực hiện mô hình nuôi thương phẩm tôm thẻ ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc

Thực hiện Chương trình Khuyến nông năm 2024, Trung tâm Khuyến nông Bình Định đã triển khai mô hình Nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng bán thâm canh – thâm canh hai giai đoạn ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc trên ao nuôi diện tích 1.000 m2 của ông Phạm Xuân Phương, thôn Đức Phổ 1, xã Cát Minh, huyện Phù Cát, Bình Định

Thả tôm giống
• 08:00 29/04/2024

“Khát” nước ở vùng sông nước

Miền Hạ. Cái tên đã nói lên tất cả, sở dĩ gọi miền hạ là do mảnh đất này ở “vùng thấp hơn” của huyện, có cao độ so với mặt nước biển chừng 0,5 – 0,8m, có mật độ sông rạch tự nhiên rất dày đặc.

Hạn hán
• 11:29 19/04/2024

Các bệnh thường gặp trên tôm và giải pháp phòng ngừa hiệu quả

Hầu hết các bệnh ở tôm thường có mức độ lây nhiễm cao, có thể lây lan nhanh chóng trong ao nuôi và sang các ao lân cận. Vì vậy cần có nhiều biện pháp phòng ngừa bệnh từ đầu vụ nhằm giảm thiệt hại cho vụ nuôi.

Tôm bệnh
• 16:55 16/05/2024

Tái chế nhựa trong nuôi trồng thủy sản ở Na Uy

Nuôi trồng thủy sản là một trong những ngành quan trọng nhất trong nền kinh tế Na Uy. Khối lượng xuất khẩu trị giá 13 tỷ USD (120 tỷ NOK) vào năm 2021 đã đưa ngành này trở thành ngành xuất khẩu lớn thứ hai ở Na Uy (Nærings- og Fiskeridepartementet, 2021). Ngành Thủy sản của Na Uy xuất khẩu sản phẩm của mình sang các thị trường ở Ba Lan, Đan Mạch, Pháp, Mỹ, Hà Lan, Trung Quốc và các nước khác (Norges Sjømatråd, 2021).

Rùa biển bị dính lưới cá
• 16:55 16/05/2024

An toàn điện trong nuôi tôm vào mùa mưa

Trong khi những người nuôi tôm đang tìm kiếm cách tối ưu hóa sản xuất và tăng cường năng suất, việc bảo đảm an toàn điện thường bị coi thường hoặc bị xem nhẹ. Tuy nhiên, việc này không chỉ là một vấn đề về tuân thủ quy định mà còn là một yếu tố quyết định đến sự tồn tại và phát triển bền vững của ngành nuôi tôm.

An toàn điện
• 16:55 16/05/2024

Cá chết sau mưa: Nguyên nhân và cách khắc phục

Mưa lớn kéo dài gây ảnh hưởng không nhỏ đến các hoạt động nuôi trồng thủy sản. Mưa tác động trực tiếp đến nước ao nuôi, làm giảm nhiệt độ, ôxy, pH,…Bên cạnh đó, có thể gây hiện tượng sụp tảo và sự tích tụ vật chất hữu cơ ở đáy ao. Do đó, cần thường xuyên, theo dõi nhằm nhận biết và có các biện pháp phòng ngừa kịp thời, giảm tổn thất cho ao nuôi.

Cá chết
• 16:55 16/05/2024

Cá thả ao tự nhiên sẽ ăn gì?

Cá thả ao tự nhiên sẽ ăn những gì phụ thuộc vào nhiều yếu tố như loài cá, độ tuổi, môi trường ao và nguồn thức ăn có sẵn. Tuy nhiên, nhìn chung, cá ao tự nhiên có thể ăn các loại thức ăn có sẵn trong tự nhiên hoặc do con người cung cấp thêm.

Cá ngoài tự nhiên
• 16:55 16/05/2024