Tương lai con người sẽ ăn thịt nuôi từ phòng thí nghiệm

Tyson Foods- nhà chế biến thịt lớn nhất của Mỹ- đã đầu tư vào một công ty công nghệ sinh học của Israel đang phát triển phương pháp tạo thịt với giá cả phải chăng trong phòng thí nghiệm, đưa động vật sống ra khỏi quy trình cung cấp.

Tương lai con người sẽ ăn thịt nuôi từ phòng thí nghiệm
Thịt được nuôi cấy trong phòng thí nghiệm. Ảnh Pool New/Reuters

Future Meat Technologies tập trung vào sản xuất mỡ và các tế bào cơ là các khối xây dựng cốt lõi của thịt và là một trong số các công ty chuyên về công nghệ đáp ứng nhu cầu thịt ngày một gia tăng mà không tạo thêm áp lực từ chăn nuôi.

Nhà sáng lập và nhà khoa học của công ty- Yaakov Nahmias- cho biết thịt nuôi có giá sản xuất khoảng 10.000 USD/kg nhưng đến nay công ty của ông đã giảm xuống còn 800 USD/kg và có lộ trình rõ ràng từ 5- 10 USD/kg vào năm 2020.

Nhu cầu về protein và thịt toàn cầu đang tăng trưởng nhanh chóng, với một thị trường toàn cầu ước tính hơn 1.000 tỷ USD, bao gồm cả tăng trưởng bùng nổ ở Trung Quốc.

Nhu cầu về thịt dự kiến sẽ tăng gấp đôi từ năm 2000- 2050, khi dân số thế giới được thiết lập vượt hơn 9 tỷ và những người ủng hộ việc nuôi trồng thịt trong phòng thí nghiệm nói rằng đó là cách duy nhất để đáp ứng nhu cầu mà không phá hủy môi trường.

Một nghiên cứu năm 2011 của nhà nghiên cứu ĐH Oxford, Hanna Tuomisto ước tính rằng sản xuất thịt bò sạch có thể yêu cầu ít hơn 99% tài nguyên đất và 96% nước, trong khi sản sinh ít hơn 96% lượng khí nhà kính so với sản xuất thịt bò thông thường.

Tuy nhiên cũng có nhiều nghi ngại cũng như những thách thức gặp phải cho ngành sản xuất thịt trong phòng thí nghiệm.

BVL Mail Online/Science
Đăng ngày 15/05/2018
Hải Huỳnh
Khoa học

Các công nghệ đếm con giống hiệu quả bạn nên biết

Trong ngành nuôi tôm, việc đếm số lượng tôm giống có vai trò vô cùng quan trọng, bởi sự thiếu sót hoặc dư thừa đều có thể gây tổn thất kinh tế đối với cả người bán và người mua. Cũng như điều này gây ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu suất sản xuất trong tương lai.

Đếm con giống
• 08:00 15/04/2024

Mô hình nuôi tôm càng xanh toàn cái

Trong ngành nuôi tôm hiện đại, việc tối ưu hóa quy trình nuôi trồng không chỉ là một mục tiêu mà còn là một thách thức. Trong số các mô hình nuôi phổ biến, mô hình nuôi tôm toàn cái đang thu hút sự chú ý đặc biệt của các nhà nghiên cứu và nhà nuôi.

Tôm càng xanh
• 09:55 11/04/2024

Môi trường dinh dưỡng và chu kỳ chiếu sáng đến sự phát triển của tảo

Tảo là nguồn thức ăn tự nhiên không thể thiếu trong tất cả các giai đoạn sinh trưởng của động vật thân mềm hai mảnh vỏ, giai đoạn ấu trùng của một số loài giáp xác và cá. Đồng thời chúng còn là nguồn thức ăn của động vật phù du, những đối tượng này lại được sử dụng làm thức ăn cho giai đoạn ấu trùng của giáp xác và cá.

Nuôi tảo
• 10:43 05/04/2024

Hạt Nano bạc có khả năng loại bỏ kim loại nặng trong nước

Kim loại nặng được coi là thành phần chính trong nước thải nuôi trồng thủy sản, gây ra rủi ro nghiêm trọng cho cả con người và môi trường. Do đó nghiên cứu loại bỏ kim loại nặng trong nước là cần thiết để đảm bảo nguồn nước sạch trong môi trường, ứng dụng rộng rãi trong đời sống và nuôi trồng thủy sản.

Nano bạc
• 10:53 03/04/2024

Điểm danh một số thị trường xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam

Chỉ tính riêng 2 tháng đầu năm 2024, điểm đến xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam vinh danh 3 thị trường quốc tế, đó là: Mỹ, EU và Israel.

Cá ngừ
• 23:48 16/04/2024

Con cà xỉu - Con vật lạ nhưng lại ngon

Cà xỉu là loài hải sản sống vùi dưới bùn, vùng nước lợ, bề ngoài kỳ lạ nhưng là món đặc sản ăn một lần nhớ mãi tuy nhiên được ít người biết đến.

Con cà xỉu
• 23:48 16/04/2024

Tình trạng kháng kháng sinh hiện nay trong nuôi trồng thủy sản

Trong ngành nuôi trồng thủy sản, việc sử dụng kháng sinh đã trở thành một vấn đề ngày càng phổ biến, đặc biệt là trong việc điều trị các bệnh ở tôm, đặc biệt là tôm thẻ chân trắng. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn đến một tình trạng lo ngại mới, đó là tình trạng kháng kháng sinh, khiến cho các bệnh do vi khuẩn trở nên khó điều trị hơn và tăng nguy cơ cho sức khỏe của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 23:48 16/04/2024

Diệt rong đuôi chồn ở ao nuôi quảng canh

Rong đuôi chồn hay còn gọi là rong mép, là loại rong tơ, sợi mảnh, màu xanh lục, thường phát triển mạnh ở đáy ao nuôi tôm quảng canh. Một mặt, loại rong này là nguồn cung cấp thức ăn tự nhiên cho tôm. Tuy nhiên, khi chúng phát triển quá mức sẽ đe dọa đến sự sinh trưởng và phát triển của tôm quảng canh.

Rong đuôi chồn
• 23:48 16/04/2024

Lợi hay hại khi kháng sinh trở nên phổ biến hơn

Trong ngành nuôi trồng thủy sản ngày nay, việc áp dụng các sản phẩm xử lý và cải thiện môi trường bằng kháng sinh là không thể tránh khỏi. Kháng sinh là nhóm thuốc có nguồn gốc từ tự nhiên hoặc được tổng hợp trong môi trường nhân tạo, có khả năng tiêu diệt hoặc ức chế sự phát triển của vi khuẩn, bao gồm cả các vi khuẩn có hại và lợi.

Tôm thẻ chân trắng
• 23:48 16/04/2024