Tương lai của nghề nuôi cá là ở... trên cạn

Các hệ thống mới giúp cắt giảm lượng nước và ô nhiễm đã cho phép nuôi cá ở mọi nơi trên thế giới.

Cá hồi
90% lượng cá trên thế giới được đánh bắt đang vượt quá khả năng của các đại dương - Ảnh: goodgoodgood.co

Ngân hàng Thế giới cho rằng 90% lượng cá trên thế giới được đánh bắt đang vượt quá khả năng của các đại dương. Vì vậy, việc nuôi cá đang dần trở nên cấp bách khi nhu cầu thế giới ngày một tăng.

Nuôi cá không gây ô nhiễm

Tuy nhiên, giống như canh tác trên đất liền, nuôi thủy sản có thể gây ra thiệt hại về môi trường. Nhiều loài cá được nuôi trong lồng lưới, ở sông hoặc ngoài biển khơi.

Thức ăn thừa và chất thải của cá có thể gây ô nhiễm vùng nước xung quanh. Chưa kể nuôi nhiều cá gần nhau có nguy cơ bùng phát dịch bệnh và ký sinh trùng từ vùng nước mở tràn vào. Điều đó đòi hỏi thuốc kháng sinh và các loại thuốc khác để giữ cho cá khỏe mạnh.

Nhưng một "hệ thống nuôi trồng thủy sản tuần hoàn" hay gọi tắt là RAS đang được phát triển mạnh có thể giải quyết vấn đề ô nhiễm trên.

RAS đang được ứng dụng tại Salten Smolt, một trong những trại cá tiên tiến nhất thế giới nằm ở vịnh Skjerstad Fjord, phía bắc Na Uy.

Bên trong tòa nhà chính rộng 7.000m2 của trại là những bể chứa có khả năng sản xuất 8 triệu con cá hồi Đại Tây Dương/năm.

Hệ thống lọc RAS giúp nuôi cá trên cạn trong các bể. Nước liên tục được làm sạch và tái chế.

Điều đó mang lại 3 lợi thế lớn. So với các hệ thống nuôi thủy sản tiêu chuẩn, trang trại RAS sử dụng ít nước hơn nhiều khi có thể giảm hơn 99% lượng nước sử dụng. Đồng thời cho phép người nuôi chăm sóc cá tốt hơn và có thể nuôi các loài kén chọn ở bất kỳ đâu trên thế giới.

Tại các trang trại RAS, các chất rắn không mong muốn - phần lớn là phân cá và thức ăn thừa - được xử lý trước tiên. Phần lớn chất thải còn lại là amoniac, cũng như phốt pho và kim loại nặng, cũng được xử lý.

Ông John Sällebrant, giám đốc sản xuất của Salten Smolt, cho biết công ty thu hồi chất thải và làm khô phân cá, cũng như thức ăn thừa, để chuyển đổi thành phân bón nông nghiệp.

Theo ông Kari Attramadal - trưởng bộ phận nghiên cứu của Nofitech, một công ty nuôi thủy sản của Na Uy, chất thải ra môi trường từ các trang trại nuôi cá chứa nhiều chất dinh dưỡng quý giá. Trong đó nitrat có thể được sử dụng làm thức ăn cho cây trồng thủy canh.

Nông nghiệp chính xác

Giữ cá sống trong bể nhân tạo phụ thuộc vào việc kiểm soát chặt chẽ toàn bộ hệ thống RAS. Tiến sĩ Attramadal cho biết nếu hệ thống oxy bị lỗi, cá có thể bắt đầu chết trong vòng 8 phút. Nhưng nhu cầu giám sát cẩn thận đó cũng mang lại một nền nông nghiệp chính xác.

Ví dụ cá hồi thích nước lạnh. Bể được kiểm soát nhiệt độ sẽ cung cấp nhiệt độ lý tưởng mọi lúc mà không phải lo lắng về dòng chảy, thủy triều hay thời tiết, thúc đẩy tốc độ phát triển của cá.

ReelData, một công ty khởi nghiệp có trụ sở tại Nova Scotia, sử dụng dữ liệu từ camera và cảm biến trong các bể RAS để ước tính mức độ đói của cá, cân nặng của chúng và thậm chí để đánh giá mức độ căng thẳng của chúng. Công ty cho biết công nghệ của họ có thể nâng cao năng suất của trang trại lên tới 20%.

Nhược điểm của RAS là chi phí cao. Đó cũng là lý do tại sao nhiều hệ thống hiện tại tập trung vào cá hồi, một loài cá tương đối đắt tiền.

Tuổi Trẻ
Đăng ngày 06/06/2023
Gia Minh
Khoa học

Cấu trúc ống tiêu hóa ảnh hưởng đến đặc tính ăn của cá thát lát còm

Trong quá trình sản xuất giống các loài thủy sản, xác định tính ăn của cá bột là có ý nghĩa quyết định sự thành công của quá trình sản xuất. Có rất nhiều nghiên cứu về tính ăn của cá bột cũng như sự phát triển của ống tiêu hóa để chọn lựa loại thức ăn thích hợp ương cá.

Cá thát lát còm
• 12:07 23/09/2023

Bệnh nấm và ký sinh trùng trên tôm càng xanh

Tôm càng xanh là loài giáp xác nước ngọt có giá trị thương mại quan trọng (Nguyen et al. 2019). Tuy nhiên, sự phát triển nhanh chóng của ngành nuôi tôm này đã dẫn đến các hậu quả liên quan đến tỷ lệ mắc các bệnh truyền nhiễm, chủ yếu do virus và vi khuẩn gây ra (Suanyuk và Dangwetngam 2014).

Tôm càng xanh
• 12:04 18/09/2023

Baicalein từ cây hoàng cầm giúp chống lại virus đốm trắng WSSV

Hiện nay, các quốc gia trên thế giới đang dần hạn chế việc sử dụng hóa chất và kháng sinh trong NTTS do tần suất dịch bệnh cao và dẫn đến suy thoái môi trường. Do đó, các loại phụ gia bổ sung trong thức ăn được ưu tiên nghiên cứu và phát triển.

Cây hoàng cầm
• 15:41 14/09/2023

Protein sinh học có thể thay thế cho kháng sinh trong nuôi tôm không?

Sử dụng protein sinh học thay thế kháng sinh trong nuôi tôm là một giải pháp hữu hiệu để đối phó với vấn đề lạm dụng kháng sinh và bảo vệ sức khỏe con người cũng như môi trường tự nhiên trong ngành nuôi trồng thủy sản.

Kháng sinh tôm
• 17:08 12/09/2023

Cấu trúc ống tiêu hóa ảnh hưởng đến đặc tính ăn của cá thát lát còm

Trong quá trình sản xuất giống các loài thủy sản, xác định tính ăn của cá bột là có ý nghĩa quyết định sự thành công của quá trình sản xuất. Có rất nhiều nghiên cứu về tính ăn của cá bột cũng như sự phát triển của ống tiêu hóa để chọn lựa loại thức ăn thích hợp ương cá.

Cá thát lát còm
• 14:56 23/09/2023

Loại cá nào nên và không nên có trong chế độ ăn

Nguồn dinh dưỡng từ cá có các chất quan trọng như protein, vitamin D và nguồn axit béo omega - 3 dồi dào, cực kỳ quan trọng đối với cơ thể và não.

Ăn cá
• 14:56 23/09/2023

Một số mầm bệnh phổ biến trên lươn đồng

Lươn đồng là đối tượng nuôi có nhiều tiềm năng do thịt lươn có nhiều dinh dưỡng, thời gian nuôi ngắn, chi phí đầu tư thấp, dễ nuôi, giá cả ổn định đem lại hiệu quả kinh tế cao, giúp cải thiện đời sống cho người dân.

Lươn
• 14:56 23/09/2023

Giải pháp dựa vào thiên nhiên để quản lý nước thải nuôi tôm

Theo một dự án nghiên cứu mới, các giải pháp dựa trên thiên nhiên có thể được sử dụng hiệu quả trong chiến lược xử lý nước thải cho ngành nuôi tôm.

Ao tôm
• 14:56 23/09/2023

Dư lượng kháng sinh tồn tại lớn trong tôm

Sử dụng kháng sinh bừa bãi trong nuôi tôm là tình trạng sử dụng kháng sinh không đúng cách, không đúng chỉ định của bác sĩ thú y, hoặc sử dụng kháng sinh quá liều. Tình trạng này đang trở thành một vấn đề nghiêm trọng, gây ra nhiều hậu quả cho sức khỏe con người, môi trường và ngành nuôi tôm.

Kháng sinh
• 14:56 23/09/2023