Tương lai của thịt, cá nhân tạo

Khi dân số bùng nổ cùng với thu nhập cao hơn và tốc độ đô thị hóa nhanh dẫn đến nhu cầu về thịt và hải sản ngày càng tăng. Trong khi đó, các phương pháp chăn nuôi truyền thống không thể đáp ứng đủ số lượng và chất lượng thực phẩm cho nhu cầu khổng lồ này. Trước thực tế đó, các startup công nghệ thực phẩm đang phát triển các loại thịt làm từ thực vật hoặc nuôi cấy từ tế bào.

Ảnh minh họa cho thịt cá nhân tạo
Nhu cầu về thịt và hải sản ngày càng tăng. Ảnh: coollogisticsresources.com
Hiện các nhà khoa học đã tạo ra một số loại protein thay thế, như thịt “chay” từ đậu nành, trái cây hoặc một số loại cây trồng khác. Thậm chí, có loại thịt được tạo ra từ phương pháp nuôi cấy tế bào từ động vật trong đĩa thí nghiệm. Quá trình sản xuất các loại protein này thường tốn ít tài nguyên hơn so với chăn nuôi truyền thống và việc áp dụng các loại protein thay thế có thể giúp giảm phát thải nông nghiệp tới 60%.

Thực phẩm
Một số loại protein khả năng thay thế để tạo ra sản phẩm như thịt, cá thật. Ảnh: healthandhumansciences.fsu.edu

Karana là công ty đầu tiên tại châu Á ra mắt sản phẩm thịt lợn làm từ mít. Công ty Umami Meats thì tập trung vào việc tạo ra các loại hải sản nuôi cấy từ tế bào không chứa kim loại nặng, vi nhựa và kháng sinh. Trong khu vực Đông Nam Á, hầu hết các hoạt động kinh doanh thực phẩm có nguồn gốc thực vật và nuôi cấy từ tế bào đều tập trung ở Singapore. Một nguồn protein thay thế khác là côn trùng. So với các vật nuôi thông thường, côn trùng ăn ít thức ăn hơn, phát triển và sinh sản nhanh. Quá trình nuôi côn trùng cũng tạo ra ít chất thải hơn và thải ra lượng khí nhà kính nhỏ hơn, dẫn đến lượng khí carbon phát thải ít hơn nhiều so với chăn nuôi gia súc.

Thịt cá hồi nhân tạo
Umami Meats thì tập trung vào việc tạo ra các loại hải sản nuôi cấy từ tế bào không chứa kim loại nặng, vi nhựa và kháng sinh. Ảnh: greenqueen.com.hk

Thị trường thịt nhân tạo ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương dự kiến sẽ tăng 25% từ năm 2020 đến năm 2025, thậm chí tăng tới 200% ở Trung Quốc và Thái Lan. 2 tiêu chí lớn mà người tiêu dùng đặt ra đối với thịt nhân tạo là hương vị và kết cấu. Theo khảo sát, 75% người tiêu dùng nơi đây sẵn sàng trả tiền cho thịt nhân tạo, nếu giá cả tương đương với thịt thông thường và hợp khẩu vị.

Báo Hà Nội mới
Đăng ngày 22/10/2022
Trần Nhân
Khoa học

Các mục tiêu kháng vi-rút tiềm năng trong quá trình nhiễm vi-rút hoại tử cơ ở tôm thẻ chân trắng

Trong những năm gần đây, giải trình tự phiên mã đã được áp dụng rộng rãi để nghiên cứu tương tác giữa virus và vật chủ. Bằng cách so sánh các hồ sơ biểu hiện gen vật chủ ở các giai đoạn nhiễm khác nhau, các nhà nghiên cứu có thể xác định các yếu tố chính và những thay đổi trong đường dẫn truyền tín hiệu do nhiễm virus gây ra, giúp nhận định được các chiến lược xâm nhập của virus và cơ chế kháng vi-rút của vật chủ.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:53 18/12/2024

Hướng đi mới trong nuôi trồng thủy sản: Mô hình Aquaponics

Mô hình Aquaponics đang được xem là một trong những giải pháp đột phá cho ngành nuôi trồng thủy sản trong thời kỳ hiện đại. Không chỉ kết hợp hiệu quả giữa nuôi thủy sản và trồng cây trong hệ thống tuần hoàn khép kín, mô hình này còn tối ưu hóa tài nguyên, mang lại lợi ích kinh tế và bảo vệ môi trường.

Mô hình Aquaponics
• 14:27 16/12/2024

Giải pháp công nghệ hiện đại trong kiểm soát rận biển trên cá hồi

Rận biển, một loại ký sinh trùng nguy hiểm, đang trở thành vấn đề lớn trong ngành nuôi trồng cá hồi. Chúng không chỉ gây tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe cá mà còn làm giảm năng suất và gia tăng chi phí sản xuất.

Cá hồi
• 10:20 12/12/2024

Vật chủ trung gian truyền bệnh EHP trên tôm

Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) lây truyền bệnh cho tôm chủ yếu xảy ra qua đường miệng bằng cách ăn phải bào tử các mô, trầm tích và nước bị ô nhiễm. Đồng thời chúng cũng được xác định có ở động vật không xương sống hoang dã như giun nhiều tơ, cua, động vật thân mềm và các loài động vật đáy khác như artemia, v.v. và chúng bị nghi ngờ là vật truyền mầm bệnh cho tôm giữa môi trường hoang dã và hệ thống nuôi.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:18 11/12/2024

Chẩn đoán đúng bệnh, điều trị đúng thuốc: Kháng sinh đồ cho tôm cá

Sự gia tăng các vấn đề dịch bệnh đã khiến nhiều hộ nuôi đối mặt với những tác động nặng nề. Bạn đã bao giờ tự hỏi liệu mình có đang sử dụng kháng sinh một cách hiệu quả hay không? Làm thế nào để đảm bảo rằng các loại thuốc mà bạn đang dùng thực sự phù hợp với tác nhân gây bệnh? Câu trả lời chính là kháng sinh đồ. Nhưng liệu bạn đã hiểu đúng cách đọc và áp dụng kháng sinh đồ để tối ưu hóa quy trình điều trị chưa?

Đĩa khuẩn
• 13:57 26/12/2024

Tiềm năng của cá cảnh trong thị trường xuất khẩu

Ngành nuôi trồng thủy sản không chỉ tập trung vào tôm, cá nuôi thương phẩm mà còn bao gồm cả ngành cá cảnh, một lĩnh vực đang ngày càng khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế. Với sự phát triển của công nghệ nuôi trồng và nhu cầu ngày càng tăng từ các thị trường lớn, cá cảnh đã trở thành một sản phẩm xuất khẩu đầy tiềm năng.

Cá cảnh
• 13:57 26/12/2024

Câu chuyện thành công trong nuôi tôm

Những ngày gần đây, bà con nông dân nuôi tôm ở các tỉnh miền Tây Nam Bộ đang thu được những thành công lớn từ mô hình nuôi tôm kết hợp với trồng lúa, đặc biệt là khi giá tôm đạt mức kỷ lục. Những câu chuyện thành công từ các mô hình nuôi tôm, đặc biệt là ở Kiên Giang và Cà Mau, đang được chia sẻ rộng rãi và tạo động lực lớn cho người dân trong khu vực và trên cả nước.

Tôm thẻ chân trắng
• 13:57 26/12/2024

Phân tích tác động kinh tế và môi trường của việc loại bỏ kháng sinh

Kháng sinh đã được sử dụng phổ biến để phòng và điều trị bệnh cho vật nuôi, từ đó nâng cao năng suất và giảm rủi ro dịch bệnh. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng, bao gồm nguy cơ kháng kháng sinh, ô nhiễm môi trường, và ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Tôm thẻ
• 13:57 26/12/2024

Xuất khẩu tôm: Lợi thế cạnh tranh của Việt Nam trên thị trường thế giới

Ngành tôm xuất khẩu của Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu kinh tế thủy sản, với kim ngạch đạt hàng tỷ USD mỗi năm.

Tôm xuất khẩu
• 13:57 26/12/2024
Some text some message..