Ứng dụng thực tế của prebiotic trong nuôi trồng thủy sản

Prebiotic hiện đang trở thành những nghiên cứu quan trọng, nổi lên vài năm gần đây trong ngành thủy sản, nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về tính an toàn, bền vững và không sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm cá. Bài viết cung cấp cái nhìn sâu rộng về cơ chế hoạt động, lợi ích và ứng dụng thực tế của prebiotic trong nuôi trồng thủy sản.

Prebiotic
Prebiotic trong nuôi trồng thủy sản

Prebiotic là gì?

Prebiotic được định nghĩa là những chất không tiêu hóa được bởi vật chủ nhưng có thể được lên men bởi vi khuẩn đường ruột, từ đó kích thích sự phát triển và hoạt động của một hoặc một nhóm vi khuẩn có lợi tại đường ruột. Prebiotic góp phần vào sức khỏe đường ruột tôm cá bằng cách cải thiện cấu trúc và chức năng của hệ vi sinh vật đường ruột, từ đó nâng cao hệ miễn dịch và cải thiện khả năng hấp thu dinh dưỡng của vật chủ. Trong ngành thủy sản, prebiotic đã được chứng minh là có khả năng cải thiện sự tăng trưởng, tăng cường hệ thống miễn dịch và giảm tỷ lệ nhiễm bệnh.

Fructooligosaccharides (FOS)

FOS là một loại carbohydrate phức tạp được tìm thấy tự nhiên trong nhiều loại rau, củ, quả như hành tây, tỏi, và chuối. Chúng cũng có thể được sản xuất công nghiệp thông qua quá trình thủy phân enzyme của inulin, một loại polysaccharide phức tạp được tìm thấy trong rễ của hoa hồi đất và rễ rau diếp xoăn.

FOSFOS là một loại carbohydrate phức tạp được tìm thấy tự nhiên trong nhiều loại rau, củ

Galactooligosaccharides (GOS)

GOS thường được sản xuất từ lactose, thành phần chính của sữa, thông qua quá trình thủy phân enzymatic. Chúng là một thành phần phổ biến trong sữa công thức cho trẻ sơ sinh do khả năng kích thích sự phát triển của vi khuẩn Bifidobacterium trong đường ruột, tạo môi trường đường ruột giống như trẻ em bú mẹ.

Mannan-Oligosaccharides (MOS)

MOS thường được chiết xuất từ thành tế bào của men bia, là sản phẩm phụ của quá trình sản xuất bia. MOS hoạt động bằng cách gắn kết với vi khuẩn có hại trong đường ruột và ngăn chúng gắn kết vào thành ruột, từ đó giúp loại bỏ chúng qua đường tiêu hóa.

Xylooligosaccharides (XOS)

XOS được sản xuất từ xylan, một loại hemicellulose phổ biến trong các thực vật như rơm lúa mì, tre, và gỗ. Quá trình sản xuất XOS bao gồm thủy phân xylan bằng xylanase để tạo ra các chuỗi oligosaccharide ngắn. XOS được biết đến với khả năng thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn Bifidobacterium trong đường ruột.

XOS
XOS được sản xuất từ xylan, một loại hemicellulose phổ biến trong các thực vật

Inulin

Inulin là một dạng polysaccharide được tìm thấy trong nhiều loại rau củ như hoa hồi đất, hành tây và rau diếp xoăn. Inulin có chuỗi fructose dài có thể lên men trong đường ruột, giúp kích thích sự phát triển của các vi khuẩn có lợi.

Cơ chế hoạt động

Các loại prebiotic như FOS, GOS, MOS, AXOS, Inulin và Beta-glucans là những prebiotic phổ biến, đang được sử dụng trong nuôi trồng thủy sản. Cơ chế hoạt động của chúng bao gồm việc kích thích sự phát triển của vi khuẩn có lợi, đồng thời ức chế sự phát triển của các vi khuẩn gây hại. Điều này không chỉ giúp cải thiện sức khỏe và hiệu suất sinh trưởng của tôm cá, mà còn giảm nhu cầu sử dụng kháng sinh, hướng tới một môi trường nuôi trồng thủy sản bền vững hơn.

Việc sử dụng hỗn hợp prebiotic cũng cần được lưu ý, vì không phải tất cả các loại prebiotic đều có tác dụng như nhau đối với tất cả các loại vi khuẩn đường ruột. Ví dụ, FOS và GOS được biết đến là thúc đẩy sự phát triển của Lactobacillus sp.Bifidobacterium sp., những vi khuẩn có khả năng lên men FOS và GOS. Ngoài ra, việc bổ sung thêm prebiotic trong thức ăn thủy sản có thể thúc đẩy sự phát triển của nhiều loài vi khuẩn đường ruột hơn, từ đó cải thiện sức khỏe tổng thể của các loài thủy sản.

Prebiotic giúp cải thiện chất lượng nước bằng cách giảm lượng chất thải hữu cơ

Lợi ích của prebiotic đối với thủy sản

Prebiotic cung cấp nhiều lợi ích cho sức khỏe của tôm cá như tăng cường khả năng miễn dịch, cải thiện chức năng đường ruột và tăng cường khả năng chống lại các mầm bệnh.

Ngoài ra, chúng còn giúp cải thiện chất lượng nước bằng cách giảm lượng chất thải hữu cơ, qua đó giảm bớt sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh và cải thiện điều kiện sống trong ao nuôi. Điều này đặc biệt quan trọng đối với các hệ thống nuôi trồng kín và bền vững, nơi mà chất lượng nước là yếu tố quyết định đến sự thành công của quá trình nuôi.

Thách thức và hướng phát triển

Mặc dù prebiotic mang lại nhiều lợi ích, nhưng chưa được áp dụng rộng rãi trong ngành thủy sản. Một trong những nguyên nhân chính là chi phí cao, nên prebiotic bị hạn chế khả khả năng tiếp cận một số vùng nuôi quy mô nhỏ. Hơn nữa, việc hiểu biết về cơ chế tương tác giữa các loại prebiotic và hệ vi sinh vật đường ruột còn hạn chế, đòi hỏi cần có thêm nghiên cứu để tối ưu hóa liều lượng và phương pháp sử dụng.

Trong tương lai, với sự phát triển của công nghệ sinh học và nghiên cứu khoa học, prebiotic có thể trở thành một phần không thể thiếu trong các chiến lược nuôi trồng thủy sản bền vững. 

Đăng ngày 09/07/2024
Hà Tử @ha-tu
Khoa học

Biện pháp phòng vệ chống lại vi-rút đốm trắng: Bảo vệ qua trung gian RNAi ở tôm

Vi-rút gây hội chứng đốm trắng (WSSV) đe dọa đáng kể đến ngành nuôi tôm trên toàn thế giới.

Tôm bệnh đốm trắng
• 09:00 10/10/2024

Những lưu ý khi sử dụng Probiotics trong nuôi trồng thủy sản

Hệ sinh thái của các thủy vực nuôi trồng thủy sản (NTTS) luôn thay đổi, việc duy trì sức khỏe và sản lượng của các loài thủy sản là rất quan trọng. Probiotics đã nổi lên như một giải pháp hiệu quả trong nỗ lực này, cung cấp một cách tiếp cận tự nhiên và lâu dài để cải thiện sự tăng trưởng, tăng khả năng miễn dịch và giảm tỷ lệ mắc bệnh (Singh và cộng sự, 2023).

Tôm giống
• 09:51 09/10/2024

Bán tín chỉ carbon biển

Trung tâm Hợp tác Quốc tế về Nuôi trồng Thủy sản và Nghề cá Bền vững (ICAFIS) thuộc Hiệp hội Nghề cá Việt Nam, hợp tác với JAPIFoods của Công ty Cổ phần WinEco Việt Nam, đã phát động chương trình “Blue Ocean – Blue Foods”. Sáng kiến ​​này nhằm mục đích tạo ra một bể chứa carbon biển cho ngành thủy sản, giảm phát thải khí nhà kính, cải thiện môi trường biển và phát triển sinh kế cộng đồng.

Rong biển
• 10:48 08/10/2024

Tảo Thalassiosira trong sản xuất giống tôm

Trong các loại thức ăn bổ sung, sử dụng vi tảo biển Thalassiosira làm thức ăn tươi sống cho ấu trùng zoea của tôm cua biển được xem là hiệu quả tốt nhất.

Tảo Thalassiosira
• 10:17 02/10/2024

Điểm nhấn tại tuần lễ Sinh vật cảnh 2024

Tuần lễ Sinh vật cảnh năm 2024, do Chi hội Cá cảnh Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), sự kiện lần này hứa hẹn mang đến một trải nghiệm sôi động và đa dạng cho những người yêu thích cá cảnh và thú cưng.

Tuần lễ Sinh vật cảnh
• 23:59 12/10/2024

Gấu nước: Một sinh vật bé nhỏ với sức sống mãnh liệt

Trong thế giới tự nhiên, không hiếm sinh vật có đời sống lâu dài; tuy nhiên, sinh vật biển có khả năng sinh tồn trong gần như mọi điều kiện môi trường như gấu nước thì thật sự rất hiếm hoi.

Bọ gấu nước
• 23:59 12/10/2024

Biện pháp phòng vệ chống lại vi-rút đốm trắng: Bảo vệ qua trung gian RNAi ở tôm

Vi-rút gây hội chứng đốm trắng (WSSV) đe dọa đáng kể đến ngành nuôi tôm trên toàn thế giới.

Tôm bệnh đốm trắng
• 23:59 12/10/2024

Tôm đóng rong nhớt cách nhận biết và giải pháp

Tôm bị đóng rong, nhớt thì trên một phần hoặc toàn bộ cơ thể sẽ bị phủ một lớp rong rêu màu xanh đen, khiến tôm hoạt động khó khăn, khó lột vỏ và chậm lớn.

Tôm đóng rong
• 23:59 12/10/2024

Chuyển đổi sang các nguồn thức ăn bền vững

Ngừng phụ thuộc vào các thành phần có nguồn gốc từ biển là ưu tiên của ngành nuôi trồng thủy sản trong nhiều thập kỷ. Protein thực vật hiện là thành phần được sử dụng nhiều nhất trong sản xuất thức ăn thủy sản trên toàn cầu

Đậu nành
• 23:59 12/10/2024
Some text some message..