Vẫn chưa công bố chính thức nguyên nhân cá chết trên sông La Ngà

Cục Bảo vệ môi trường miền Nam (trực thuộc Tổng cục Môi trường, Bộ TNMT) cũng đã xuống hiện trường khảo sát tìm nguyên nhân. Mẫu nước đã được gửi đi xét nghiệm, và theo cơ quan chức năng thì đến hôm nay, 30-5, có thể công bố nguyên nhân.

Vẫn chưa công bố chính thức nguyên nhân cá chết trên sông La Ngà
Người nuôi cá trên sông La Ngà bất lực nhìn đàn cá chết. Ảnh: Zing.vn

Thế là đã 10 ngày kể từ khi những người nuôi cá trên sông La Ngà (huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai) bất lực nhìn những đàn cá chết. Tối 20 và rạng sáng 21/5, người dân nuôi cá lồng bè dọc sông La Ngà hốt hoảng khi thấy những đàn cá chép, cá lăng, điêu hồng… sắp đến ngày thu hoạch bỗng dưng chết trắng. Cá chết khiến nhiều người lâm vào cảnh nợ nần, hy vọng thu nhập để trang trải cũng mất đi. Và dòng nước trên sông La Ngà cũng ô nhiễm bởi có tới 1.500 tấn cá bị chết.

Thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đồng Nai, có 322 bè cá trên sông La Ngà của 80 hộ dân bị thiệt hại với tổng cộng hơn 1.500 tấn. Trong đó, 37 hộ nuôi thuộc xã La Ngà thiệt hại 700 tấn và 43 hộ nuôi ở xã Phú Ngọc thiệt hại trên 800 tấn. Sự thiệt hại quá lớn.

Về xác đinh nguyên nhân, theo báo cáo nhanh của Sở NNPTNT Đồng Nai, kết quả kiểm tra tại chỗ mẫu nước tại hiện trường cho thấy nhiều chỉ tiêu về môi trường vượt ngưỡng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia trong khi hàm lượng oxy hòa tan trong nước thấp hơn khuyến cáo. Nhận định ban đầu được đưa  ra là cá chết do có sự biến đổi bất lợi về môi trường.

Trước tình trạng lượng lớn cá nuôi trên sông chết bất thường, Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường (PC49) Công an tỉnh Đồng Nai, Chi cục Thủy sản tỉnh này cũng đã nhanh chóng vào cuộc. Những ngày qua, lượng cá chết khổng lồ kia gây ô nhiễm nghiêm trọng. Đặc biệt, khu vực bến La Ngà ngập trong mùi hôi thối.

Người nuôi cá phải thuê nhân công ra sức vớt cá chết lên bờ bán cho người dân mang về ủ phân. Người nuôi cá cho biết, cá chết đang trong quá trình phân hủy nên họ bán với giá từ 2.000-6.000 đồng mỗi kg để ủ phân, trong khi nếu cá sống, giá mỗi loại dao động từ 20.000-75.000 đồng/kg. Có hộ nuôi cá chỉ trong 1 đêm đã mất đi cả tỷ đồng. Nhìn cảnh người dân chất cá chết lên những chiếc xe tải mang đi tiêu hủy, không ai không xót lòng.

Cho đến ngày 24/5, Cục Bảo vệ môi trường miền Nam (trực thuộc Tổng cục Môi trường, Bộ TNMT) cũng đã xuống hiện trường khảo sát tìm nguyên nhân. Mẫu nước đã được gửi đi xét nghiệm, và theo cơ quan chức năng thì đến hôm nay, 30-5, có thể công bố nguyên nhân.

Trước đó, cơ quan chức năng của tỉnh Đồng Nai cho rằng cá chết hàng loạt có thể do môi trường nước thay đổi đột ngột khi mưa nhiều. Tuy nhiên, người nuôi cá lại cho rằng cá chết là do doanh nghiệp gần sông La Ngà xả thải, trong đó có Công ty cổ phần mía đường La Ngà và Công ty TNHH AB Mauri VN. 

Việc xác định nguyên nhân khiến cá chết đồng loạt  trong thời gian ngắn với số lượng cực lớn là điều rất cần thiết. Để quy trách nhiệm và nghĩa vụ bồi thường, cũng như phải chịu trách nhiệm về mặt pháp luật khi làm ô nhiễm môi trường. Người nuôi cá ở đây rất mong cơ quan chức năng sớm có kết luận, kết luận chính xác.

Việc 1.500 tấn cá nuôi lồng bè trên sông La Ngà chết lần này đáng tiếc không phải là lần đầu. Vào ngày 15-4-2011, cũng đã xảy ra một vụ cá chết trên khúc sông này, ảnh hưởng tới 70 hộ người dân nuôi cá, trong đó có 50 hộ gần như chết sạch đàn cá. Lúc ấy, nguyên nhân được cho là bắt nguồn từ sự cố nước rỉ mật của Công ty Mía đường La Ngà tràn ra sông. Lãnh đạo Công ty này cho biết đó là sự cố ngoài ý muốn.

Lui lại 4 năm,  các hộ dân trong làng cá bè cho biết vào các ngày 18/1 và ngày 15/3/2007, hàng chục tấn cá của họ cũng đã bị chết do ô nhiễm. Tiếp đến, ngày 5/3 và ngày 1/4/2008 đã có 236 tấn cá chết do ô nhiễm nguồn nước. Lúc này, cơ quan chức năng tỉnh Đồng Nai cho rằng các công ty gây ô nhiễm là Công ty TNHH AB Mauri Việt Nam và Công ty cổ phần Mía đường La Ngà. Tuy nhiên, mức bồi thường, hỗ trợ của hai công ty này rất thấp so với thiệt hại của dân.

Như vậy, các đợt cá chết trước đó đều có nguyên nhân từ 2 công ty trên. Lần này, cơ quan chức năng cũng sẽ làm rõ. Người dân rất mong mỏi điều đó, vì không chỉ phải được đền bù thiệt hại mà còn có thể chấm dứt cảnh gây ô nhiễm khiến đàn cá nuôi bị chết. Không thể để lặp đi lặp lại tình cảnh ấy; cũng không thể chỉ gây hại rồi đền bù là xong.

Cái chính là trong quá trình hoạt động làm lợi cho mình thì phải bảo đảm sinh kế của những người khác và phải có trách nhiệm với môi trường. Khi dòng sông bị ô nhiễm, không thể nói chỉ một khúc sông bị đầu độc mà còn nhiều hơn thế vì dòng nước cuốn chất độc hại đi rất xa, ngấm vào đất và đáy sông. Di hại của nó không phải chỉ là một sự cố cá chết, mà còn rất lâu dài và rất rộng.

Cũng chưa vội kết luận nước sông La Ngà ô nhiễm do hai công ty kể trên gây ra, điều đáng bàn ở đây là họ đã từng là nguyên nhân chính gây ô nhiễm và đã từng phải đến bù. Vậy thì hoạt động xả thải của các công ty ấy phải được giám sát chặt chẽ, chứ không thể đợi khi cá nuôi của người dân bị chết hàng loạt mới mang mẫu nước đi xét nghiệm.

Sinh kế lâu dài và ổn định của người dân mới quan trọng, chứ không phải chỉ là chuyện đền bù thiệt hại. Và nếu như không xác định được nguyên nhân cá chết từ việc xả thải, thì ai sẽ đứng ra chia sẻ thua thiệt của người nuôi cá? Chẳng lẽ, người nuôi cá không có tội tình gì mà phải gánh cả chục tỷ đồng do cá chết?

Chuyện con cá cũng là chuyện con người- đó là sinh kế và cuộc sống của biết bao con người. Và cũng là chuyện của các cơ quan chức năng có trách nhiệm bảo vệ môi trường; của chính quyền địa phương phải hành động đủ trách nhiệm trước khi sự cố xảy ra.   

Báo Đại Đoàn Kết
Đăng ngày 30/05/2018
Hoàng Đan
Môi trường

Việt Nam hướng đến ngăn ngừa rác thải ngư cụ

Chính phủ Đức đã tài trợ cho trường Đại học Ostfalia (Đức) phối hợp với các trường đại học và viện nghiên cứu của Việt Nam thực hiện Dự án REVFIN, đây là dự án nghiên cứu và phát triển mới nhằm ngăn chặn rác thải ngư cụ ở các vùng ven bờ biển Việt Nam.

Môi trường biển
• 10:34 09/12/2024

Ngành thủy sản Việt Nam trước những quy định mới của EU năm 2025

Liên minh châu Âu (EU) luôn là thị trường lớn và quan trọng với những sản phẩm thủy sản chủ lực như tôm, cá tra và cá ngừ từ Việt Nam. Tuy nhiên, từ năm 2025, EU sẽ áp dụng những quy định mới về bảo vệ môi trường đối với ngành thủy sản, yêu cầu các nhà xuất khẩu phải đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe hơn về chất lượng và sự bền vững. Đây là thách thức nhưng cũng là cơ hội để nâng cao chất lượng sản phẩm, khẳng định thủy sản Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Môi trường ao nuôi
• 11:26 02/12/2024

Sử dụng men vi sinh trong nuôi trồng thủy sản

Men vi sinh (probiotic) là các vi sinh vật có lợi, khi được bổ sung vào môi trường nuôi trồng thủy sản, giúp cải thiện chất lượng nước, nâng cao sức khỏe của động vật thủy sản và hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh.

Ao nuôi tôm
• 10:55 20/11/2024

Tổng hợp các phương pháp kiểm soát nguồn gốc chất thải

Kiểm soát nguồn gốc chất thải thủy sản đặc biệt là nuôi tôm là một khâu quan trọng trong quản lý chất thải, nhằm xác định nguồn phát sinh, loại chất thải, lượng chất thải và các thông tin liên quan khác. Các phương pháp này giúp chúng ta có những biện pháp xử lý và giảm thiểu chất thải hiệu quả hơn.

Nguồn gốc chất thải
• 09:42 14/11/2024

Các mục tiêu kháng vi-rút tiềm năng trong quá trình nhiễm vi-rút hoại tử cơ ở tôm thẻ chân trắng

Trong những năm gần đây, giải trình tự phiên mã đã được áp dụng rộng rãi để nghiên cứu tương tác giữa virus và vật chủ. Bằng cách so sánh các hồ sơ biểu hiện gen vật chủ ở các giai đoạn nhiễm khác nhau, các nhà nghiên cứu có thể xác định các yếu tố chính và những thay đổi trong đường dẫn truyền tín hiệu do nhiễm virus gây ra, giúp nhận định được các chiến lược xâm nhập của virus và cơ chế kháng vi-rút của vật chủ.

Tôm thẻ chân trắng
• 23:16 18/12/2024

Ứng dụng các loại vi sinh trong nuôi tôm

Việc sử dụng hóa chất và kháng sinh có thể mang lại hiệu quả tức thời nhưng tiềm ẩn nhiều tác hại như tích tụ dư lượng, ô nhiễm môi trường và nguy cơ kháng kháng sinh.

Tạt vi sinh
• 23:16 18/12/2024

Một số loài cá có tiếng kêu "lạ" có thể bạn chưa biết

Trong thế giới tự nhiên phong phú và huyền bí, động vật biết phát ra tiếng kêu thường gây bất ngờ cho con người. Tuy nhiên, điều ít ai biết là ngay cả những loài cá – vốn bị coi là "lặng thinh" dưới nước – cũng có khả năng phát ra tiếng kêu đồng thanh điệu rất độc đáo.

Cá
• 23:16 18/12/2024

Tìm kiếm các giải pháp để nâng cao chất lượng thịt tôm

Chất lượng thịt tôm đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo giá trị kinh tế và uy tín của ngành nuôi trồng thuỷ sản. Hiện nay, ngành nuôi tôm đang đối diện với nhiều thách thức trong việc đảm bảo thịt tôm đạt chuẩn cao, từ môi trường nuôi đến công nghệ nuôi trồng và chế độ dinh dưỡng. Hãy cùng tìm hiểu các giải pháp hiệu quả nhất để nâng cao chất lượng thịt tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 23:16 18/12/2024

Thị trường tiêu thụ tôm trước những ngày cận kề tết dương lịch

Cứ mỗi dịp cuối năm, nhu cầu tiêu thụ tôm trên thị trường nội địa và quốc tế đều tăng đột biến. Trong đó, nổi bật nhất là sản phẩm tôm - một nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng, thường được lựa chọn cho các bữa tiệc gia đình và những sự kiện quan trọng. Theo thông lệ, trong những ngày cận Tết Dương Lịch, tỷ lệ người dùng tôm gia tăng đến 25 - 30% so với các tháng bình thường.

Tôm thẻ
• 23:16 18/12/2024
Some text some message..