Vi nhựa ảnh hưởng trực tiếp đến cá rô vàng như thế nào?

Một nghiên cứu gần đây từ Mỹ cho thấy cá rô vàng có thể loại bỏ vi nhựa khỏi hệ tiêu hóa của chúng, nhưng việc loại bỏ này sẽ ảnh hưởng đến hệ vi sinh vật và sự phát triển của loài cá này.

cá rô vàng
Cá rô vàng (Perca flavescens). Ảnh: krasivosti

Nghiên cứu được thực hiện bởi phòng thí nghiệm của Giáo sư Dong-Fang Deng tại Đại học Wisconsin Milwaukee của Hoa Kỳ, nhóm tiến hành đánh giá về việc tiêu hóa thức ăn bị nhiễm polyethylene (HDPE) ở nồng độ cao đối với cá rô vàng và việc tiêu hóa này sẽ tác động như thế nào đến cấu trúc ruột, thành phần gan của cá. Kết quả cho thấy mặc dù cá có thể loại bỏ các vi nhựa từ ruột nhưng việc này dẫn đến giảm các giá trị dinh dưỡng của chúng, thay đổi chức năng gan, ruột và thay đổi về hệ vi sinh vật trong ruột.

Đối với nghiên cứu này, cá rô vàng được cho ăn ba lần/ngày thức ăn có bổ sung hạt vi nhựa. Cụ thể, cá rô vàng mỗi lần ăn thức ăn có chứa 4,5 mg đến 36 mg HDPE trên 100g cá. Kích thước hạt của HDPE nằm trong khoảng từ 100 đến 125 micromet (μm), đây là kích thước phổ biến cho các thành phần được sử dụng trong thức ăn thủy sản, sau đó ghi nhận sự tiêu hóa các hạt vi nhựa đối với cá rô vàng trong suốt 9 tuần.

Kết quả cho thấy những con cá rô vàng này không chỉ sống sót sau 9 tuần tiếp xúc với hạt vi nhựa, mà chúng còn có khả năng loại bỏ các vi nhựa ra khỏi cơ thể của chúng. Tuy nhiên, quá trình này đã có những tác động tiêu cực đối với cá. 

vi nhựa ảnh hưởng cá
Tiếp xúc lâu dài với polyethylene (HDPE) mật độ cao làm thay đổi quá trình chuyển hóa chất dinh dưỡng của cá rô con.

Cụ thể như chất lượng dinh dưỡng của cá bị giảm, lượng protein và chất khoáng (tro) trong cơ thể thấp hơn so với cá được cho ăn chế độ ăn đối chứng không bổ sung HDPE. Ngoài ra, việc cá ăn thức ăn có chứa các hạt vi nhựa HDPE còn làm thay đổi chức năng gan của chúng, hàm lượng glycogen (đường) và axit mật tăng cao, nhưng mức độ lipid (chất béo) thấp hơn, tế bào gan to ra và tác động đến quá trình trao đổi chất, giải độc và tổng hợp chất dinh dưỡng. Bên cạnh đó, nó cũng làm xáo trộn trong cấu trúc ruột và hệ vi sinh vật liên quan đến khả năng miễn dịch, tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng.

Nhóm nghiên cứu cho rằng, có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc tiêu hóa các hạt vi nhựa như loại chất dẻo (nhựa) ở các cấp độ khác nhau và với kích thước, hình thức và hình dạng khác nhau có thể làm thay đổi kết quả. Ngoài ra, tập tính ăn khác nhau như động vật ăn thịt, động vật ăn cỏ, động vật ăn tạp hay động vật ăn thịt,… cũng có thể ảnh hưởng đến cách chúng tiêu hóa thức ăn nhiễm hạt vi nhựa; ví dụ như động vật ăn cỏ có ruột dài hơn và có thể cần nhiều thời gian hơn để làm sạch chúng. 

Khi nhựa xâm nhập vào đại dương, hồ và suối, nó có thể phân hủy thành các hạt vi nhựa, các hạt nhựa này có kích thước nhỏ hơn 5 mm. Mặt dù hiện nay có nhiều sự quan tâm về tác động của vi nhựa đối với môi trường, nhưng chúng ta vẫn biết rất ít về cách chúng ảnh hưởng đến cá nuôi; mặc dù sự phụ thuộc của chúng ta vào cá nuôi như một nguồn thực phẩm cần thiết và nhu cầu ngày càng tăng.

Cá rô vàng là loài cá được yêu thích của người dân sống ở các hồ lớn của Hoa Kỳ và là nguồn cung cấp cá tự nhiên bên cạnh nguồn cá nuôi. Trong thực tế, HDPE được sử dụng rộng rãi bởi sự tiện lợi mà nó mang lại, chúng là nguyên liệu chủ yếu để sản xuất các sản phẩm như túi đựng hàng tạp hóa và dụng cụ đựng dung dịch tẩy rửa đến đồ chơi,... Kết quả là nhựa trở thành một trong những chất dẻo phổ biến và được tìm thấy trong cá đánh bắt tự nhiên, bên cạnh đó nó cũng được phát hiện trong bột cá, một thành phần chính trong thức ăn cho cá. 

Nguồn: Lua, X. et al., (2022). Chronic exposure to high-density polyethylene microplastic through feeding alters the nutrient metabolism of juvenile yellow perch (Perca flavescens). Animal nutrition.

Đăng ngày 14/04/2022
Hồng Huyền @hong-huyen
Sinh học

Thị trường đang phát triển thúc đẩy nhu cầu về ngành nuôi trồng rong biển

Theo báo cáo mới, mặc dù nhiều người vẫn không chắc chắn về khả năng và tính lâu dài của việc chiết xuất carbon từ rong biển, nhưng nhiều nghiên cứu cho thấy carbon từ rong biển có tác động đến môi trường thấp hơn so với các sản phẩm truyền thống.

Rong biển
• 14:13 25/09/2023

Sự tương thích giữa chất xử lý nước và bộ lọc sinh học trong RAS

RAS (Recirculating Aquaculture System) là hệ thống nước tuần hoàn, là một mô hình tuy không mới nhưng lại được sử dụng rất phổ trong nuôi trồng thủy sản.

Hệ thống nuôi RAS
• 10:16 20/09/2023

Sông Mê Kông xuất hiện loài cá quý hiếm sau 40 năm biến mất

Một loài cá quý hiếm đặc hữu ở cao nguyên Tây Tạng (Trung Quốc) đã được phát hiện sau hơn 40 năm biến mất trong lưu vực sông Mê Kông.

Loài cá Pareuchiloglanis gracilicaudata
• 11:27 11/08/2023

Sứa mặt trăng chứa đựng nhiều tiềm năng cần được khám phá

Sứa mặt trăng được biết đến là loài sứa có khả năng tự chữa lành vết thương, mọc lại phần phụ bị đứt, tái sinh, đảo ngược quá trình lão hoá. Những năng lực kỳ lạ này trực tiếp giúp chúng sinh tồn hiệu quả, tuy nhiên những năng lực này vẫn chưa được khai thác và áp dụng chúng vào các nhu cầu của con người, đặt biệt là tiềm năng kiểm soát bệnh ung thư.

Sứa mặt trăng
• 10:02 07/07/2023

Tại sao người Nhật ăn cá sống mỗi ngày mà không sợ bị nhiễm ký sinh trùng?

Văn hóa ăn cá sống ở Nhật Bản không chỉ là một nét đặc trưng độc đáo mà còn nổi tiếng trên toàn thế giới qua các món ăn như sushi và sashimi. Điều thú vị là mặc dù ăn cá sống, người Nhật ít lo lắng về nguy cơ nhiễm ký sinh trùng hay các mầm bệnh từ thực phẩm sống.

sashimi
• 05:48 01/10/2024

Vi khuẩn phát sáng Vibrio harveyi

Vibrio harveyi là một loại vi khuẩn phát sáng thuộc họ Vibrionaceae, được tìm thấy phổ biến trong môi trường nước biển.

Vi khuẩn
• 05:48 01/10/2024

Sau mưa bão khí độc trong ao thường tăng cao

Sau những cơn mưa bão, một hiện tượng phổ biến trong ao nuôi thủy sản là nồng độ các loại khí độc tăng cao, đặc biệt là khí NH3 (ammonia), H2S (hydro sulfide), và CO2 (carbon dioxide). Điều này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của các loài thủy sản nuôi như cá và tôm, làm giảm năng suất và chất lượng sản phẩm.

tôm thẻ
• 05:48 01/10/2024

Vai trò của rong và cá nuôi ghép với nuôi tôm theo hình thức sạch nước

Nuôi tôm theo hình thức sạch nước là một phương pháp thân thiện với môi trường và bền vững. Trong mô hình này, việc kết hợp với rong (tảo) và cá nuôi ghép đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì cân bằng sinh thái và cải thiện chất lượng nước ao nuôi. Cả rong và cá đều có những chức năng cụ thể giúp tối ưu hóa quá trình nuôi tôm.

Cá rô phi
• 05:48 01/10/2024

Khuyến khích người dân áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong nuôi trồng thủy sản

Nuôi trồng thủy sản là một ngành kinh tế quan trọng tại nhiều tỉnh thành trên cả nước, trong đó có Đồng Nai.

Ao tôm
• 05:48 01/10/2024
Some text some message..