Vĩnh Phúc: Ông Công làm giàu nhờ nuôi ba ba

Với nghị lực vượt khó, ham học hỏi tìm hướng đi mới trong phát triển kinh tế gia đình, Ông Nguyễn Văn Công, thôn Ngạc Thị, xã Phương Khoan (Sông Lô) đã thành công trong mô hình nuôi ba ba, cho thu nhập trên 300 triệu đồng/ năm.

ba ba
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Vừa dẫn chúng tôi đi thăm mô hình nuôi ba ba của gia đình, ông Công vừa cho biết: Trước đây, gia đình tôi khó khăn lắm (nghèo nhất huyện), làm đủ nghề mong sao cuộc sống gia đình được cải thiện. Năm 2006, khi thị trường ươm cá giống được nhân rộng, nghề nuôi trồng thuỷ sản không đem lại thu nhập cao như trước kia, gia đình tôi chuyển từ nghề ươm cá giống sang mô hình chăn nuôi . Qua quá trình tìm hiểu, ở các nhà hàng sang trọng trong thành phố lớn, ba ba là một món ăn đặc sản, nó không chỉ thơm ngon mà còn là một vị thuốc chữa được nhiều bệnh như:Ho lao, thận yếu, đau lưng, rụng tóc… được nhiều người ưa chuộng, đặc biệt những người khá giả.

Sẵn có diện tích ao nuôi của gia đình, tôi được đứa cháu họ mua 500 con ba ba giống ở tỉnh Bình Dương về nuôi. Ban đầu, do chưa có kinh nghiệm nên gia đình gặp rất nhiều khó khăn trong cách chăm sóc như: Thả chìm thức ăn xuống ao gây ô nhiễm nguồn nước, thiếu ô xy, ba ba bị bệnh, chậm lớn, không kiểm soát được lượng thức ăn dư thừa. Khi đó cứ tưởng bao nhiêu công sức, của cải mất hết, nhưng không nản chí, tôi tiếp tục tìm hiểu và học hỏi kỹ thuật chăm sóc những mô hình đạt hiệu quả cao, sau đó,chuyển sang cho ba ba ăn trên cạn;đồng thời kết hợp thả cá mè, rô phi, ốc để tận dụng sự tương trợ giữa các loài với nhau, vừa đảm bảo nguồn thức ăn, vừa cải thiện nguồn nước: Cá ăn chất thải từ ba ba, ốc ăn chất thải từ cá và ốc, cá con là thức ăn cho ba ba,nhờ đó, mô hình nuôi ba ba của gia đình đã thành công, cho hiệu quả kinh tế cao.

Năm 2009, gia đình ông Công đã gây dựng được ba ba bố mẹ, cung cấp trên 3 vạn con giống/năm cho các tỉnh,thành trên cả nước như: Hà Tĩnh, Quảng Nam, Đà Nẵng, Thái Nguyên, Hà Nội, Tuyên Quang, Phú Thọ… . Từ 500 con giống, đến nay, gia đình ông Công đã có trên 3 nghìn con ba ba thương phẩm và bố mẹ, trung bình một năm cung ứng ra thị trường trên 1 tấn ba ba thịt và 1 vạn con giống, thu lãi trên 300 triệu đồng/năm. Ngoài ra, gia đình ông Công đang nuôi 5 con hươu sao, dự kiến sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Có kinh nghiệm gần 10 năm nuôi ba ba, ông Công chia sẻ: Nuôi ba ba không phức tạp, dễ nuôi chỉ cần chịu khó học hỏi kinh nghiệm của những người đi trước, chú ý cho ăn đúng, đủ chất và vệ sinh môi trường nước sạch, tránh gây ô nhiễm, như vậy sẽ đạt hiệu quả cao. Không chỉ phát triển kinh tế gia đình, ông Công luôn sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm nuôi và cung cấp con giống cho bà con trên khắp mọi miền để cùng nhau phát triển kinh tế gia đình, vươn lên làm giàu chính đáng.

Báo Vĩnh Phúc, 08/12/2015
Đăng ngày 10/12/2015
Hồng Tính
Nuôi trồng

Mô hình nuôi ghép đang sốt trở lại

Mô hình nuôi ghép thủy sản đang trở lại mạnh mẽ nhờ khả năng tối ưu hoá diện tích canh tác và giảm thiểu rủi ro trong nuôi trồng thủy sản.

Nuôi ghép
• 11:08 17/10/2024

Xóa đói giảm nghèo bằng ba ba núi

Xóa đói giảm nghèo bằng nuôi ba ba núi (còn gọi là ba ba đá hoặc ba ba rừng) là một mô hình kinh tế đầy tiềm năng ở nhiều vùng nông thôn và miền núi Việt Nam. Đây là loài ba ba được ưa chuộng vì giá trị kinh tế cao nhờ thịt ngon, bổ dưỡng, và được sử dụng trong y học cổ truyền. Việc nuôi ba ba núi không chỉ giúp tăng thu nhập cho các hộ gia đình mà còn tạo ra cơ hội việc làm, góp phần xóa đói giảm nghèo và phát triển kinh tế bền vững.

Baba núi
• 10:29 17/10/2024

Hiệu quả nuôi tôm kết hợp rong biển ở ĐBSCL

Mấy năm thực nghiệm nghiên cứu nuôi tôm kết hợp trồng rong biển ở Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng, các nhà khoa học ở Trường Thủy sản thuộc Trường Đại học Cần Thơ vừa cho biết kết quả rất tốt.

Rong nho
• 09:49 17/10/2024

Đối đầu nhiều thử thách lớn trên đường nuôi tôm về cỡ lớn

Nuôi tôm đến cỡ lớn luôn đi kèm với nhiều thử thách lớn, đòi hỏi sự quản lý chặt chẽ và kỹ thuật cao. Một trong những thách thức phổ biến là kiểm soát môi trường ao nuôi, đặc biệt về chất lượng nước, độ pH và hàm lượng oxy hòa tan.

Tôm thẻ
• 09:46 16/10/2024

Nhìn bọt có thể đóan được môi trường ao nuôi đang tốt hay xấu hay không?

Nhìn vào hiện tượng bọt trong ao nuôi tôm có thể cung cấp một số thông tin hữu ích về tình trạng môi trường nước, từ đó giúp người nuôi đánh giá xem môi trường ao đang ở trạng thái tốt hay xấu. Tuy nhiên, việc đánh giá này cần phải dựa vào các quan sát kỹ lưỡng và kết hợp với các yếu tố khác, vì hiện tượng bọt có thể do nhiều nguyên nhân gây ra.

Bọt ao nuôi
• 09:52 18/10/2024

Thuật ngữ “chống bán phá giá” trong xuất khẩu tôm

Vào tháng 10 năm 2023, quan hệ xuất khẩu tôm giữa Indonesia và Hoa Kỳ đã trải qua căng thẳng do cáo buộc vi phạm chống bán phá giá do Hoa Kỳ đưa ra. Không chỉ Indonesia, cáo buộc này cũng ảnh hưởng đến các quốc gia khác như Ecuador, Việt Nam và Ấn Độ. Vậy, thuật ngữ chống bán phá giá trong xuất khẩu tôm chính xác là gì?

Tôm thẻ
• 09:52 18/10/2024

Nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng bè gắn liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nhằm tận dụng tiềm năng dồi dào nguồn nước của các hồ chứa thủy lợi, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân.

Nuôi lồng bè
• 09:52 18/10/2024

Mô hình nuôi ghép đang sốt trở lại

Mô hình nuôi ghép thủy sản đang trở lại mạnh mẽ nhờ khả năng tối ưu hoá diện tích canh tác và giảm thiểu rủi ro trong nuôi trồng thủy sản.

Nuôi ghép
• 09:52 18/10/2024

Xóa đói giảm nghèo bằng ba ba núi

Xóa đói giảm nghèo bằng nuôi ba ba núi (còn gọi là ba ba đá hoặc ba ba rừng) là một mô hình kinh tế đầy tiềm năng ở nhiều vùng nông thôn và miền núi Việt Nam. Đây là loài ba ba được ưa chuộng vì giá trị kinh tế cao nhờ thịt ngon, bổ dưỡng, và được sử dụng trong y học cổ truyền. Việc nuôi ba ba núi không chỉ giúp tăng thu nhập cho các hộ gia đình mà còn tạo ra cơ hội việc làm, góp phần xóa đói giảm nghèo và phát triển kinh tế bền vững.

Baba núi
• 09:52 18/10/2024
Some text some message..