Vùng trọng điểm tôm Bạc Liêu: Cuộc chiến với tôm tạp chất

Đưa tạp chất vào tôm nguyên liệu là hành vi bị nghiêm cấm. Tuy nhiên, hiện tượng này tiếp diễn ở nhiều địa phương, nhiều năm khiến lực lượng chức năng “mệt mỏi” phòng chống.

Vùng trọng điểm tôm Bạc Liêu: Cuộc chiến với tôm tạp chất
Kiểm tra, xử lý trường hợp bơm, chích tạp chất vào tôm nguyên liệu. Ảnh: NHẬT HỒ

Bơm chích tạp chất ngày càng tinh vi

Ngày 16.10 tỉnh Bạc Liêu tổ chức sơ kết đề án kiểm soát ngăn chặn hành vi đưa tạp chất vào tôm nguyên liệu và sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh (đề án). Tại đây, một lần nữa người đứng đầu tỉnh cương quyết với hành vi đưa tạp chất vào tôm nguyên liệu.

Báo cáo của Công an tỉnh Bạc Liêu cho thấy, từ ngày 15.12.2016 đến ngày 15.7.2018, các cơ quan chức năng trong tỉnh Bạc Liêu đã phát hiện 120 trường hợp vi phạm tôm có chứa tạp chất, với số lượng trên 21 tấn (trong đó, có 44 trường hợp tổ chức bơm chích tạp chất vào tôm, 28 trường hợp thu gom tôm có chứa tạp chất, 48 trường hợp vận chuyển tôm có chứa tạp chất); loại tạp chất được bơm vào tôm chủ yếu là Agar (rau câu) và CMC. Các ngành chức năng đã đề xuất và xử lý vi phạm hành chính với tổng số tiền trên 5 tỉ đồng.

Đại tá Nguyễn Văn Hận - Phó Giám đốc Công an tỉnh Bạc Liêu - thẳng thắng: “Một số địa phương chưa thật sự quan tâm chỉ đạo quyết liệt xử lý tình trạng tôm tạp chất; ý thức chấp hành của một số doanh nghiệp trong chế biến, sản xuất, kinh doanh sản phẩm tôm còn hạn chế. Hoạt động của các đối tượng bơm chích ngày càng tinh vi, khó lường, luôn tìm cách đối phó và sẵn sàng chống đối lực lượng chức năng. “Tổ chức chích tôm vào ban đêm, nơi hẻo lánh, bố trí trong nhà cửa cài rất kiên cố… nên lực lượng chức năng rất khó khăn để phát hiện, bắt giữ”.

Thực tế, sau những đợt ra quân rầm rộ, các đối tượng bơm chích tạp chất không còn “công khai” như trước mà thực hiện có “tổ chức”. Đó là tổ chức làm hàng rào, bố trí người canh gác. Thậm chí có nơi trang bị máy móc bơm chích tạp chất thay vì làm thủ công như trước đây. Việc kiểm tra tại một số doanh nghiệp vô cùng khó khăn, do DN bất hợp tác, trì hoãn thời gian để “dọn dẹp” dụng cụ, phương tiện bơm chích tạp chất. Chính vì vậy, khi đoàn kiểm tra vào theo phản ảnh thì không phát hiện được.

Sẽ xử lý nghiêm cán bộ tiếp tay

Ông Đỗ Minh Thắng - Chủ tịch UBND thị xã Giá Rai - nêu một thực tế là trong thi hành công vụ một số cán bộ “chưa tốt lắm”. Chính vì vậy, lịch trình của đoàn kiểm tra được các đối tượng biết trước nhằm tẩu tán. Ông Thắng kể: “Chính tôi đề nghị kỷ luật một Phó chủ tịch UBND xã vì xác nhận vào đơn xin miễn phạt vi phạm hành chính của một hộ dân bơm chích tạp chất vì... gia đình khó khăn”.

Cùng quan điểm này, ông Phan Thanh Hải - Chủ tịch UBND huyện Phước Long - trần tình: “Thẩm quyền cấp huyện không thể vào các nhà máy lớn kiểm tra được. Điều này khiến cử tri bức xúc, nhưng chúng tôi không thể làm gì được. Theo tôi cần có sự phối hợp đồng bộ từ Trung ương đến địa phương trong việc này”. Địa phương này cũng đã xử lý trách nhiệm 5 cán bộ xã vì để xảy ra bơm chích tạp chất trên địa bàn.

Bà Phan Thị Thu Oanh - Phó Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Bạc Liêu - cho biết, trong 4 tỉnh trọng điểm (Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Kiên Giang) thì Bạc Liêu là địa bàn phát hiện và bắt giữ số lượng tôm tạp chất nhiều nhất. Theo bà Oanh, một khó khăn là lực lượng công tác thanh tra chuyên ngành khó tiếp cận các doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu, đây là điểm đến cuối cùng của tôm nguyên liệu có chứa tạp chất.

Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu Dương Thành Trung thẳng thắn đề nghị: Nếu cán bộ, công an… có dấu hiệu dung túng, bao che cơ sở vi phạm thì phải chuyển địa bàn và hạ chức, hạ cấp. Đề nghị ngành công an cho kiểm tra chéo giữa các địa bàn, để xem có hay không việc bao che của lực lượng ở địa bàn khác.

Báo Lao Động
Đăng ngày 18/10/2018
Nhật Hồ
Chế biến

Cách chọn cá tra đảm bảo tươi ngon

Cá tra là loại “vua cá xuất nhập khẩu” của Việt Nam nhờ vào hương vị thơm ngon và cực kỳ dinh dưỡng. Không chỉ người nước ngoài mà ngay cả Việt Nam ta cũng cực kỳ ưa chuộng loại cá này, vậy làm thế nào để chọn được cá tra luôn tươi ngon? Hãy cùng Tép Bạc tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Cá tra
• 10:45 02/01/2024

Thách thức lớn nhất của lĩnh vực thủy sản thay thế

Thủy sản “thay thế” có nguồn gốc từ thực vật đang đối mặt với 2 thách thức lớn, đó là kỳ vọng của người tiêu dùng và giá cả.

Cá ngừ
• 10:50 01/11/2023

Loại cá nào nên và không nên có trong chế độ ăn

Nguồn dinh dưỡng từ cá có các chất quan trọng như protein, vitamin D và nguồn axit béo omega - 3 dồi dào, cực kỳ quan trọng đối với cơ thể và não.

Ăn cá
• 11:16 23/09/2023

Những bộ phận độc hại của tôm không nên ăn

Tôm là một trong những loài hải sản rất giàu chất dinh dưỡng, điển hình như: Canxi, Protein, Omega - 3,.. Tuy nhiên, khi ăn tôm, chúng ta nên lưu vì có một số bộ phận cần loại bỏ. Vậy, bạn đã biết gì về những bộ phận độc hại của tôm không nên ăn chưa? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé.

Ăn tôm
• 10:10 19/09/2023

Cẩn thận với mùa sứa biển Vũng Tàu 

Mùa hè là thời điểm lý tưởng để du lịch biển, nhưng cũng là lúc bạn cần cẩn thận với sự xuất hiện của sứa biển, đặc biệt là tại Vũng Tàu. Sứa biển có thể gây ra những vết ngứa rát khó chịu, thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe nếu bị đốt nghiêm trọng.

Sứa biển
• 19:54 25/04/2024

Công cụ săn mồi độc đáo của cá nheo châu Âu

Cá nheo châu Âu là loài cá sở hữu kích thước “khủng” có nguồn gốc từ Đông Âu, nhưng nay đã có mặt ở nhiều nơi trên thế giới. Không chỉ gây chú ý về kích thước, loài cá này còn được biết đến nhờ tuyệt chiêu săn mồi có một không hai của mình.

Cá nheo
• 19:54 25/04/2024

Nói không với kháng sinh trong nuôi tôm?

Khi tiếp cận với việc sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm, việc áp dụng chúng một cách chính xác và hiệu quả là vô cùng quan trọng để đảm bảo sức khỏe của tôm và người tiêu dùng, cũng như duy trì sự bền vững của ngành nuôi tôm.

Tôm sú
• 19:54 25/04/2024

Thực phẩm chỉnh sửa gen của Nhật Bản đến tay người tiêu dùng

Nhật Bản là một trong những nước tiêu thụ thực phẩm thủy sản lớn nhất thế giới. Người Nhật thích ăn cá và một nghiên cứu do Trường Cao đẳng Tim mạch Hoa Kỳ thực hiện cho thấy trung bình người Nhật ăn khoảng 3 ounce cá mỗi ngày. Ẩm thực địa phương của Nhật Bản rất giàu cá và hải sản, nguồn protein chính trong chế độ ăn ít chất béo và giàu dinh dưỡng của người dân Nhật Bản.

Hải sản
• 19:54 25/04/2024

Nhiệt độ ao nuôi tăng cao do thời tiết nắng nóng

Hiện nay, thời tiết nắng nóng kéo dài gây nhiều ảnh hưởng đến các khu vực nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt với thời tiết ngày và đêm chênh nhiệt độ rõ rệt, việc nhiệt độ của nước ao nuôi liên tục tăng là điều đáng chú ý cho các hộ nuôi.

Nắng nóng
• 19:54 25/04/2024