Xuất khẩu cá ngừ đại dương khởi sắc

Đầu năm 2021, tình hình xuất khẩu cá ngừ đại dương của các doanh nghiệp (DN) trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa có tín hiệu khởi sắc. Tuy nhiên, các DN đang đối diện với nỗi lo thiếu nguyên liệu đầu vào phục vụ chế biến xuất khẩu.

Chế biến cá ngừ xuất khẩu tại Công ty YNHH Cá ngừ Việt Nam

Tín hiệu khả quan

Năm 2020, do ảnh hưởng đại dịch Covid-19, cùng với việc thủy sản Việt Nam bị cảnh báo “thẻ vàng” của Ủy ban châu Âu (EC) về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định nên việc xuất khẩu cá ngừ Việt Nam sang thị trường các nước gặp nhiều khó khăn, nhất là thị trường châu Âu. Các DN trên địa bàn tỉnh nhận rất ít đơn đặt hàng, thậm chí một số DN ngừng thu mua cá nguyên liệu. Tuy nhiên, những tháng đầu năm 2021, việc xuất khẩu cá ngừ Việt Nam sang các nước dần phục hồi trở lại, nhất là thị trường Mỹ có nhiều tín hiệu khởi sắc.


Tại Công ty TNHH Thịnh Hưng (Khu Công nghiệp Suối Dầu), năm 2020, kim ngạch xuất khẩu cá ngừ đại dương chỉ đạt khoảng 70% so với năm 2019. Tuy nhiên, 2 tháng đầu năm 2021, tình hình có vẻ khởi sắc khi DN nhận được nhiều đơn đặt hàng. Nhờ có đơn đặt hàng xuất khẩu, công ty đã đẩy mạnh thu mua cá ngừ đại dương, giá thu mua ở mức 115.000 đồng/kg, tăng hơn 15.000 đồng/kg so với những tháng trong năm 2020.

Ông Lê Bửu Quốc - Trưởng phòng thu mua nguyên liệu Công ty TNHH Thịnh Hưng cho biết, ngoài thị trường châu Âu, DN còn nhận nhiều đơn đặt hàng phục vụ các siêu thị từ Mỹ, Canada… Tương tự, những tháng đầu năm nay, Công ty TNHH T-H Nha Trang (huyện Diên Khánh) cũng nhận nhiều đơn đặt hàng xuất khẩu cá ngừ vào thị trường châu Âu và Mỹ. Tuy dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp nhưng DN đã nhận đơn đặt hàng đạt khoảng 80% so với thời điểm chưa ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Đây là tin vui trong mùa bán hàng năm nay của các DN chế biến, xuất khẩu cá ngừ đại dương.

Tại Khu Công nghiệp Suối Dầu, Công ty TNHH Hải Vương (có 5 công ty thành viên) hoạt động trong lĩnh vực chế biến, xuất khẩu thủy sản với các sản phẩm chủ lực từ cá ngừ đại dương. Năm 2020, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, kim ngạch xuất khẩu của công ty giảm 14% so với năm 2019. Những tháng đầu năm 2021, công ty đã nhận được nhiều đơn hàng xuất khẩu chủ yếu từ thị trường Mỹ, EU, các nước Trung Đông…, trong đó thị trường Mỹ chiếm tỷ trọng lớn nhất. Năm nay, DN đặt mục tiêu sẽ xuất khẩu khoảng 51.700 tấn sản phẩm cá ngừ đại dương và các loại cá biển; ổn định việc làm cho 3.420 lao động tại 5 công ty thành viên. 

Theo ông Vũ Đình Đáp - Chủ tịch Hiệp hội Cá ngừ Việt Nam, hiện nay, cả nước có 17 DN với 24 nhà máy chế biến, xuất khẩu cá ngừ đại dương, tập trung chủ yếu tại các tỉnh: Khánh Hòa, Bình Định và Phú Yên. Cá ngừ đại dương Việt Nam được xuất khẩu đến hơn 100 nước trên thế giới. Trong năm 2020, tổng kim ngạch xuất khẩu cá ngừ của các DN đạt 648 triệu USD, trong đó thị trường Mỹ chiếm gần 41%, khu vực Trung Đông 15%, EU 14%, khu vực ASEAN 5%, Nhật Bản 4%, còn lại là các nước khác. Những tháng đầu năm 2021, việc xuất khẩu cá ngừ Việt Nam sang các nước có nhiều khởi sắc. DN đã nhận được nhiều đơn hàng xuất khẩu, nhờ vậy, giá cá ngừ đại dương được các DN thu mua tăng 10 - 15% so với năm trước.

Lo thiếu nguyên liệu

Mặc dù thị trường xuất khẩu có dấu hiệu phục hồi nhưng các DN chế biến, xuất khẩu cá ngừ đại dương trên địa bàn tỉnh lại đang lo lắng vì thiếu nguyên liệu đầu vào. Đơn cử như 5 đơn vị thành viên của Công ty TNHH Hải Vương có năng lực sản xuất lên đến 450 tấn/ngày, tuy nhiên nguồn nguyên liệu lại phụ thuộc chủ yếu vào nhập khẩu. Ông Nguyễn Văn Dư - Giám đốc Công ty TNHH Cá ngừ Việt Nam (đơn vị thành viên của Công ty TNHH Hải Vương) cho hay: “Hiện nay, công ty cần nguồn nguyên liệu đầu vào rất lớn, nhưng nguồn cá ngừ đại dương thu mua trong nước (chủ yếu trong tỉnh) đạt chưa đến 10% nhu cầu chế biến xuất khẩu của DN. Để đảm bảo các đơn hàng, công ty phải nhập hơn 90% nguyên liệu từ các nước; giá nguyên liệu nhập khẩu chênh lệch cao hơn 10 - 15% so với thu mua trong nước. Nguyên nhân một phần do sản lượng đánh bắt của ngư dân thời gian qua đạt thấp, một phần do nhiều DN tham gia vào thị trường chế biến, xuất khẩu cá ngừ đại dương…”.

Trong khi đó, dù đẩy mạnh thu mua trong và ngoài tỉnh; tham gia các chuỗi khai thác, chế biến, tiêu thụ cá ngừ đại dương nhưng sản lượng nguyên liệu trong nước cũng chỉ đáp ứng được chưa đến 2/3 đơn hàng xuất khẩu của Công ty TNHH Thịnh Hưng. Để đảm bảo sản xuất, DN đã nhập nguyên liệu cá ngừ từ các nước như: Đài Loan, Trung Quốc, Indonesia…

Theo lãnh đạo Hiệp hội Cá ngừ Việt Nam, tình trạng thiếu nguyên liệu phục vụ cho các DN chế biến xuất khẩu cá ngừ là chuyện lâu nay. Bởi nguyên liệu tại chỗ chỉ đáp ứng 30 - 35%, số còn lại các DN đều nhập khẩu từ các nước. Trong khi đó, chỉ các nhà máy chế biến lớn mới có đủ năng lực và khả năng nhập nguyên liệu, còn nhà máy chế biến nhỏ phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn nguyên liệu trong nước.

Báo Khánh Hoà
Đăng ngày 02/03/2021
Hải Lăng
Đánh bắt

Loài tôm nào là nguồn xuất khẩu chủ lực ở nước ta?

Hiện nay, với sản lượng lên đến 27.504 tấn (tháng 5/2023), tôm thẻ chân trắng được xem là đối tượng xuất khẩu chính ở nước ta. Dự đoán trong tương lai, loài tôm này sẽ có sản lượng xuất khẩu vượt bậc.

Tôm thẻ
• 12:02 17/09/2023

Xuất khẩu thủy sản 2023 đạt 9 tỷ USD nếu đi đúng theo kịch bản

Nền kinh tế thế giới đang dần đi vào giai đoạn phục hồi, lạm phát đã giảm, nhu cầu tiêu dùng gia tăng trở lại. Với tình hình này, xuất khẩu thủy sản sẽ phát triển theo hướng đúng với kịch bản mà chúng ta đã đề ra, đạt 9 tỷ USD năm 2023.

Chế biến cá
• 11:12 07/09/2023

Ngành tôm phải giữ được thế mạnh chế biến

Ngành tôm Việt Nam có một thế mạnh lớn là trình độ chế biến ở vào đẳng cấp cao nhất của thế giới. Vì vậy, ngành tôm phải giữ vững được lợi thế này.

Tôm chế biến
• 11:00 20/07/2023

“Bắt bệnh” sức cạnh tranh yếu trong xuất khẩu con tôm Việt Nam

Giá thành cao từ 30 - 100% khiến con tôm Việt Nam ngày càng mất sức cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu.

Tôm thẻ
• 12:02 26/06/2023

Hậu quả kép cho việc đánh bắt cá bằng xung điện

Hiện nay trên địa bàn các tỉnh, việc đánh bắt cá bằng cách xung điện vẫn đang được sử dụng tràn lan, mặc dù chính quyền địa phương đã có thông báo xử phạt hành chính cho các hành vi trên. Hôm nay, hãy cùng điểm qua các hậu quả mà đánh bắt cá bằng xung điện mang đến, cũng như các quy định xử phạt cho người vi phạm ra sao nhé!

Đánh bắt cá bằng chích điện
• 10:59 27/03/2024

Giải mã những khó khăn của nghề đánh bắt sứa biển

Các món ăn làm từ sứa biển ngày càng thu hút nhiều tín đồ đam mê ẩm thực, nhưng có lẽ ít người biết rằng quá trình tạo ra sứa thương phẩm kỳ công ra sao.

Sứa
• 11:08 25/03/2024

Bình Định: Ngư dân trúng mùa cá cơm

Trong 2 ngày, từ 13-14.3, vùng biển ven bờ xã Nhơn Lý ( TP Quy Nhơn) và xã Mỹ An ( huyện Phù Mỹ) xuất hiện đàn cá cơm dày đặc, ngư dân làm nghề mành rút trủ ra khơi khai thác cá cơm trúng đậm, sản lượng đánh bắt cao.

Cá cơm
• 09:50 15/03/2024

Bình Định: Đẩy mạnh tuyên truyền IUU năm 2024

Trong 2 ngày 11 và 12.01, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Phù Cát phối hợp với Trung tâm VH-TT-TT huyện tổ chức xe hoa lưu động tuyên truyền về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) trên địa bàn xã Cát Minh, Cát Khánh và thị trấn Cát Tiến huyện Phù Cát, Bình Định.

IUU
• 09:57 12/01/2024

Các loài cá lóc nuôi cảnh thú vị cho người chơi cá cảnh

Trong những năm gần đây, việc nuôi cá lóc cảnh tại Việt Nam đã trở nên phổ biến hơn. Đây là loại cá săn mồi có nhiều màu sắc đẹp, mà trước đây chỉ được một số ít người chơi quan tâm.

Cá lóc cảnh
• 12:51 29/03/2024

Những điều cần biết về bệnh đốm trắng và biện pháp phòng bệnh hiệu quả

Bệnh đốm trắng trên tôm do virus gây ra là một trong những bệnh vô cùng nguy hiểm, tỷ lệ chết của tôm lên tới 90 – 100% chỉ sau từ 3 – 10 ngày nhiễm bệnh, xuất hiện chủ yếu khi nhiệt độ xuống thấp dưới 320C.

Bệnh đốm trắng trên tôm
• 12:51 29/03/2024

Công tác chuẩn bị để khởi đầu vụ nuôi mới thành công

Khi bắt đầu nuôi tôm hoặc sau mỗi kỳ thu hoạch, mọi người thường quan tâm đến việc chuẩn bị những gì để khởi đầu vụ nuôi mới thành công hơn và đạt được thuận lợi. Để bảo đảm rằng quá trình chuẩn bị ao nuôi tôm mới ít gặp rủi ro, tôm phát triển đều, cũng như để làm cho các vụ nuôi sau này trở nên dễ dàng hơn. Bài viết dưới đây sẽ trình bày những điểm cần lưu ý khi tiến hành chuẩn bị khởi đầu vụ nuôi mới cho bà con.

Tôm thẻ chân trắng
• 12:51 29/03/2024

Chuyển dịch xanh: Yêu cầu và cơ hội tăng cao với thủy sản

Ngày 28/3/2024, VCCI Cần Thơ tổ chức hội thảo “Chuyển dịch xanh: Thách thức, cơ hội cho doanh nghiệp ĐBSCL và giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp” trao đổi về những yêu cầu và cơ hội cho doanh nghiệp xuất khẩu trong bối cảnh giảm phát thải khí nhà kính.

Thủy sản
• 12:51 29/03/2024

Chất kích thích hệ miễn dịch ở tôm

Nhắc đến tôm, có lẽ bạn chưa biết chúng là một loài động vật không có cơ quan miễn dịch. Vì vậy, việc sử dụng chất kích thích miễn dịch là biện pháp hiệu quả giúp tăng cường đề kháng cho tôm, công cụ quan trọng trong quá trình kiểm soát bệnh tôm nuôi.

Tôm thẻ chân trắng
• 12:51 29/03/2024