Xuất khẩu cá vào thị trường Campuchia tăng mạnh

Xuất khẩu cá vào thị trường Campuchia tăng mạnh, đây là tín hiệu vui đối với những hộ dân nuôi cá chợ. Trong khi đó, giá cá tra thịt còn 20.500đồng/kg, hàng loạt hộ nuôi (không có hợp đồng tiêu thụ) “ồ ạt” mang cá ra bán tại các chợ truyền thống.

Xuất khẩu cá vào thị trường Campuchia tăng mạnh
Cá trê xuất vào thị trường Campuchia với nhiều kích cỡ khác nhau

Giải tỏa áp lực

Hiện nay, các loại cá chợ như: cá lóc, cá trê, cá rô, cá điêu hồng được các thương lái thu mua với số lượng lớn để xuất sang thị trường Campuchia. Động thái này đã góp phần giải tỏa áp lực cho thị trường nội địa trong tình hình hiện nay. Bởi, khi cá tra nguyên liệu (phục vụ xuất khẩu) rớt xuống dưới giá thành sản xuất, để “gỡ lỗ”, nhiều ngư dân nuôi cá tra (không có hợp đồng tiêu thụ) mang cá ra chợ làng, chợ xã, chợ đầu mối để bán. Lượng cá tra đưa ra chợ mỗi ngày quá lớn gây nên tình trạng dư thừa, “cung cầu bất nhất”. “Trong 2 tuần gần đây, thương lái Campuchia đặt hàng tăng lên gấp đôi so với trước. Vào đầu tháng 5, bình quân mỗi ngày tôi xuất sang Campuchia 20 tấn cá các loại, nay họ đặt hàng 40 tấn/ngày, trong đó mặt hàng cá lóc được tiêu thụ rất mạnh, điều này góp phần giải tỏa áp lực cho thị trường cá nội địa. Áp lực ở đây là áp lực về sản lượng, giá cả, đầu mối mua hàng. Giải tỏa được áp lực này, ngư dân yên tâm sản xuất. Mỗi kg cá lóc, cá trê, ngư dân lãi ít nhất 4.000 - 5.000 đồng/kg, so với trước, mức lời này rất tốt” - bà Trần Lệ Vân (thương lái xuất khẩu cá vào thị trường Campuchia) thông tin.

Để có được lượng cá 40 tấn/ngày xuất sang thị trường Campuchia, đáp ứng yêu cầu của khách hàng, bà Vân đã tổ chức một mạng lưới thu mua tại thị trường nội địa. Mạng lưới này không chỉ có ở An Giang mà phủ khắp các địa phương như: Đồng Tháp, TP. Cần Thơ, Trà Vinh, Hậu Giang… miễn nơi nào có nuôi các loài cá xuất được vào thị trường Campuchia, nơi đó sẽ hình thành mạng lưới thương lái. Mạng lưới này, ngoài việc giúp ngư dân tiêu thụ cá sau mỗi vụ nuôi còn giải quyết việc làm cho hàng ngàn người trở về từ các tỉnh như: Bình Dương, Đồng Nai…

Nắm bắt cơ hội

30 năm trước, đất nước Campuchia được xem là “mỏ cá” ở Đông Dương, vì nơi đây có Biển Hồ. Biển Hồ có diện tích 2.700km2, là hệ thống kết hợp giữa hồ và sông, có tầm quan trọng trong điều tiết nước, phục vụ phát triển sản xuất và nuôi trồng thủy sản. Đây được xem là hồ nước ngọt lớn nhất Đông Nam Á, được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới vào năm 1997. Mùa khô, mặt nước hồ rút xuống, độ sâu của nước còn khoảng 1m. Mùa mưa, nước từ sông Mekong đổ vào, mức nước hồ có năm dâng lên 8m. Đây là điều kiện lý tưởng cho các loại cá nước ngọt sinh sản, phát triển. Nghề khai thác thủy sản nơi đây đã nuôi sống 3 triệu ngư dân, cung cấp 75% lượng thủy sản nước ngọt cho người tiêu dùng đất nước Chùa Tháp.

cá trê, thủy sản, xuất khẩu thủy sản, thị trường Campuchia, nuôi cá, giá cá

Các xe chuyên dùng chờ nhận cá để mang ra cửa khẩu xuất sang Campuchia     

Thời gian qua, do việc đánh bắt, khai thác quá mức nên lượng thủy sản trong hồ “cạn dần”, từ đó lượng cá nước ngọt khai thác tại đây không đủ cung cấp cho thị trường nội địa. Doanh nhân Campuchia nhanh chóng tìm nguồn cá nuôi khác từ Việt Nam để thay thế. Lúc này, tại An Giang, ngư dân nhiều địa phương nghiên cứu, tìm hiểu thị hiếu của người tiêu dùng Campuchia, nhanh chóng tổ chức nuôi cá để đáp ứng yêu cầu. Tiên phong cho phong trào này là người dân ở xã Vĩnh Thạnh Trung, thị trấn Cái Dầu (Châu Phú), xã Hòa Lạc, Phú Bình (Phú Tân) với mô hình nuôi cá lóc xuất khẩu. Về sau, các địa phương khác như: xã Mỹ Hòa Hưng, phường Mỹ Thạnh (TP. Long Xuyên); xã Vĩnh Hanh, Vĩnh Bình (Châu Thành) đã tổ chức nuôi cá rô, lươn để xuất vào thị trường này. “Ngư dân trong tỉnh rất nhạy bén, nắm bắt tình hình kịp thời, từ đó đã có nhiều hộ giàu lên từ nghề nuôi cá để cung cấp cho thị trường Campuchia. Đây là thị trường có tiềm năng rất lớn, bởi dân số Campuchia hiện nay là 16 triệu người. Nuôi cá để xuất sang thị trường này, góp phần giải quyết cho nhiều người có việc làm ổn định. Tuy nhiên, thị trường này hiện nay đặt ra yêu cầu kiểm soát về dư lượng kháng sinh, vì vậy ngư dân cần lưu ý điều này nếu muốn xuất khẩu cá sang thị trường Campuchia” - ông Trần Văn Lực (thương lái cá thị trường Campuchia) lưu ý.

Lượng cá xuất vào thị trường Campuchia tăng mạnh giúp ngư dân thu được lợi nhuận đáng kể, thị trường nội địa giảm bớt áp lực tiêu thụ, thương lái nắm bắt cơ hội để làm giàu. Tuy nhiên về lâu dài, cần có chiến lược trong phát triển thị trường này, bởi lượng cá vào Campuchia hiện nay không chỉ từ Việt Nam, mà còn có cả Thái Lan và các quốc gia khác, vì vậy chất lượng, giá bán, phương thức thanh toán và sản lượng (vừa đủ đáp ứng) là những vấn đề quan trọng, ngư dân lẫn thương lái cần chú ý.

 “Bệnh dịch tả heo Châu Phi đã có tác động rất lớn đến tâm lý của người tiêu dùng. Khi Trung Quốc, Việt Nam công bố dịch, ngay lập tức, tại thị trường Campuchia, thịt heo tại các chợ tiêu thụ chậm lại. Người dân đất nước Chùa Tháp sử dụng các loại cá nuôi ở Việt Nam để thay thế. Đây cũng là thời điểm cá trong thiên nhiên ôm trứng nên Chính phủ Campuchia hạn chế cho người dân khai thác, từ đó mà lượng cá nuôi của ngư dân An Giang được tiêu thụ mạnh ở thị trường này” - bà Trần Lệ Vân (thương lái xuất khẩu cá vào thị trường Campuchia) phân tích.

Báo An Giang
Đăng ngày 18/06/2019
Minh Hiển
Kinh tế

Loài tôm nào là nguồn xuất khẩu chủ lực ở nước ta?

Hiện nay, với sản lượng lên đến 27.504 tấn (tháng 5/2023), tôm thẻ chân trắng được xem là đối tượng xuất khẩu chính ở nước ta. Dự đoán trong tương lai, loài tôm này sẽ có sản lượng xuất khẩu vượt bậc.

Tôm thẻ
• 12:02 17/09/2023

Xuất khẩu thủy sản 2023 đạt 9 tỷ USD nếu đi đúng theo kịch bản

Nền kinh tế thế giới đang dần đi vào giai đoạn phục hồi, lạm phát đã giảm, nhu cầu tiêu dùng gia tăng trở lại. Với tình hình này, xuất khẩu thủy sản sẽ phát triển theo hướng đúng với kịch bản mà chúng ta đã đề ra, đạt 9 tỷ USD năm 2023.

Chế biến cá
• 11:12 07/09/2023

Ngành tôm phải giữ được thế mạnh chế biến

Ngành tôm Việt Nam có một thế mạnh lớn là trình độ chế biến ở vào đẳng cấp cao nhất của thế giới. Vì vậy, ngành tôm phải giữ vững được lợi thế này.

Tôm chế biến
• 11:00 20/07/2023

“Bắt bệnh” sức cạnh tranh yếu trong xuất khẩu con tôm Việt Nam

Giá thành cao từ 30 - 100% khiến con tôm Việt Nam ngày càng mất sức cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu.

Tôm thẻ
• 12:02 26/06/2023

Hợp tác gia công xuất khẩu thủy sản thế mạnh xuất khẩu thủy sản của Việt Nam

Việt Nam có thế mạnh về chế biến thuỷ hải sản, do đó các doanh nghiệp thuỷ sản Nhật Bản mong muốn tăng cường hợp tác, đặt hàng gia công sản phẩm xuất khẩu đi các thị trường khác.

Tôm thẻ
• 12:50 21/03/2024

Hội nghị thượng đỉnh đổi mới thực phẩm xanh trở lại London

Hội nghị Thượng đỉnh Đổi mới Thực phẩm Xanh (Blue Food Innovation Summit) quy tụ ngành nuôi trồng thủy sản để khám phá những cơ hội và thách thức trong việc mở rộng quy mô sản xuất thực phẩm xanh đồng thời bảo vệ và khôi phục hệ sinh thái đại dương.

Hải sản
• 10:32 13/03/2024

Bệnh Tilv và vấn đề Brazil không nhập khẩu cá rô phi Việt Nam

Theo thông báo của Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường- NAFIQPM (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) kể từ ngày 14/2 Brazil tạm dừng nhập khẩu cá rô phi Việt Nam cho đến khi có kết luận rà soát bệnh do virus TiLV gây bệnh trên cá rô phi, vì đất nước này lo ngại việc nhập khuẩn làm lây lan dịch bệnh.

Cá rô phi
• 11:05 01/03/2024

Bình Định thực hiện nhiều mô hình nuôi trồng thủy sản đạt hiệu quả

Trong năm 2023 Trung tâm Khuyến nông tập trung triển khai các mô hình nuôi trồng thủy sản theo hướng đa dạng hóa các đối tượng nuôi, ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất để nâng cao giá trị sản phẩm, gắn với liên kết tiêu thụ theo chuỗi giá trị đã góp phần hạn chế rủi ro bệnh dịch, cải thiện môi trường sinh thái vùng nuôi, tạo ra các sản phẩm an toàn sinh học, nâng cao giá trị kinh tế, đem lại thu nhập ổn định và bền vững cho người nuôi.

Các mô hình nuôi trồng thủy sản
• 09:59 29/02/2024

Bạc Liêu: Tiến độ xây dựng Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm

Tép Bạc đã phản ánh, năm 2023, tỉnh Bạc Liêu đứng đầu cả nước về sản lượng tôm nước lợ và kim ngạch xuất khẩu nhờ phát triển nuôi siêu thâm canh ứng dụng công nghệ cao. Bạn đọc muốn biết thêm tiến độ đầu tư xây dựng Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm nổi tiếng ở Bạc Liêu nên xin cung cấp thêm thông tin.

Khu nuôi tôm công nghệ cao
• 05:37 29/03/2024

Tập huấn ứng dụng công nghệ trong bảo quản cá ngừ đại dương

Chiều ngày 27.3, Hiệp hội Thủy sản Bình Định phối hợp với Liên hiệp các hội KHKT Bình Định và Chi cục Thủy sản ( Sở NN&PTNT) tổ chức tập huấn quy trình công nghệ khí nitơ nano trong bảo quản cá ngừ đại dương cho 50 ngư dân làm nghề câu cá ngừ trên địa bàn phường Tam Quan Bắc, TX Hoài Nhơn.

Cá ngừ
• 05:37 29/03/2024

Như thế nào để tôm được vận chuyển đúng cách?

Tôm cũng giống như các hàng hóa khác, phân loại theo nhu cầu của khách hàng mà được vận chuyển đến các nơi khác nhau, với hai giai đoạn cơ bản như tôm giống được vận chuyển từ các trại giống đến ao nuôi và tôm thương phẩm được vận chuyển đến các chợ đầu mối, nhà máy chế biến. Vậy cách nào để có thể vận chuyển chúng một cách an toàn, tiết kiệm mà vẫn hiệu quả nhất? Hãy cùng tìm hiểu dưới đây nhé!

Tôm đông lạnh
• 05:37 29/03/2024

Biện pháp hạ phèn hiệu quả nhanh chóng

Chắc chắn rằng việc ao nuôi bị nhiễm phèn không còn là điều quá xa lạ đối với những người nuôi trồng thủy sản. Phèn xuất hiện trong ao nuôi tôm sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu suất và sản lượng của vụ nuôi.

Ao nuôi tôm bị nhiễm phèn
• 05:37 29/03/2024

Tôm đang trong ao bị thối đuôi: Nguyên nhân và cách điều trị

Tôm bị thối đuôi là một trong những bệnh nguy hiểm thường gặp ở tôm, đặc biệt là tôm sú và tôm thẻ chân trắng. Bệnh có thể gây ra tỷ lệ tử vong cao, ảnh hưởng đến năng suất và lợi nhuận của người nuôi.

Tôm thẻ thương phẩm
• 05:37 29/03/2024