Xuất khẩu tôm tìm cách thích ứng

Xuất khẩu tôm ở ĐBSCL đang gặp nhiều khó khăn do thị trường tiêu thụ bình lặng nên doanh nghiệp chế biến đang tìm mọi cách để thích ứng với hoàn cảnh hiện tại.

Chế biến sản phẩm tôm xuất khẩu ở ĐBSCL. Ảnh: LHV
Chế biến sản phẩm tôm xuất khẩu ở ĐBSCL. Ảnh: LHV

Mọi loại chi phí đều tăng vọt

Qua hơn 3 tháng đầu năm 2021, hậu quả đại dịch Covid-19 càng hiện rõ bởi đứt gãy chuỗi kinh tế toàn cầu đã tác động mạnh đến chuỗi sản xuất ngành hàng thủy sản của Việt Nam. So với cùng kỳ, hoạt động chế biến tôm xuất khẩu ở ĐBSCL của các nhà máy chế biến thủy sản chịu tác động mạnh.

Ông Hồ Quốc Lực, Chủ tịch HĐQT Cty CP Chế biến thực phẩm Sao Ta (Fimex-VN), cho rằng: Căn nguyên chi phí tàu biển quốc tế tăng vọt đã kéo theo nhiều mặt hàng nguyên liệu, bao bì nhập khẩu cho chế biến đều tăng giá.

Trong đó, cước vận chuyển 1 container từ 1.700 USD tăng lên 7.500 USD, thậm chí có lúc đi châu Âu giá lên đến 10.000 USD. Tính ra, mỗi container doanh nghiệp mất thêm 6.000 USD, trong khi mức lãi cao nhất chỉ khoảng 3.000 - 4.000 USD. Đó là chưa kể các chi phí đầu vào khác cũng tăng mạnh 20-40%.

Ông Lực phân tích: Rủi ro dịch Covid-19 vẫn còn, nhiều nước chưa chấp nhận hộ chiếu vacxin. Mặt khác, nếu doanh nghiệp xuất khẩu tôm đưa tất cả chi phí vào, giá bán sẽ bị đội lên quá cao, khách hàng sẽ không mua.

Ông Võ Văn Phục, Tổng giám đốc Công ty CP Thủy sản Sạch Việt Nam (Vina Cleanfood), so sánh: Năm ngoái thuận lợi, nhưng đầu năm nay khó khăn nhiều, nhất là nguyên liệu tôm không đủ do mới vào đầu vụ, trong khi giá bán không cao hơn năm ngoái. Các nhà máy có kế hoạch dự trữ nguyên liệu trong vụ chính, nhưng phải tốn nhiều chi phí về kho lạnh và lãi suất ngân hàng.

Cho đến nay, dịch Covid-19 tác động mạnh nhất vào giá vật tư khiến đầu vào tăng kinh khủng. Không riêng cước tàu, các loại bao bì nhựa, carton, dầu công nghiệp (dầu đậu nành) tăng mà ngay cả lương nhân công đều tăng do cạnh tranh thu hút nhân lực có tay nghề càng làm cho giá thành tăng thêm.

Hệ quả là cước phí vận chuyển tàu biển đi châu Âu tăng đã “ăn” sạch tiền lời của doanh nghiệp, thậm chí phải chịu lỗ. Thực tế, trong quý I/2021 có một số doanh nghiệp xuất khẩu tôm chịu lỗ cho những đơn hàng đã ký.

Nghe ngóng thị trường chờ hồi phục

Hiện thời tiết ở ĐBSCL chuyển mùa, mưa sớm nên vùng nuôi tôm gặp thuận lợi, tôm phát triển tốt. Một số mô hình nuôi tôm áp dụng công nghệ mới rất hiệu quả. Các doanh nghiệp đầu tư trang trại nuôi tôm và nhiều hộ nuôi tôm dự báo vụ tôm năm nay sẽ tốt hơn, do quy trình nuôi tốt, ổn định.

Trong khi đó các nước có vùng nuôi và nguồn cung tôm lớn hiện còn bị ảnh hưởng dịch Covid-19 nặng nề. Tỷ lệ người được tiêm vacxin còn thấp nên nguy cơ đứt gãy chuỗi hoạt động sản xuất, kinh doanh, trong đó có chuỗi cung ứng tôm.

Theo dự đoán, năm nay sản lượng tôm một số nước như Ấn Độ, Thái Lan sẽ không nhiều. Hơn nữa tình trạng thiếu hụt lao động, do dịch chuyển bị giới hạn bởi phương tiện vận chuyển, thời gian cách ly… Từ đó dẫn tới người nuôi không an tâm, có thể lượng tôm sẽ không tăng. Sản lượng tôm Indonesia năm nay dự đoán khoảng 300.000 tấn.


Vào vụ nuôi tôm đầu năm ở các tỉnh ven biển ĐBSCL. Ảnh: HĐ

Nhưng theo các doanh nghiệp trong ngành hàng tôm xuất khẩu, hiện chưa thể tính toán giá bán tôm như thế nào vì còn phải đợi xem diễn biến cung cầu thế giới, đặc biệt là diễn biến của tình hình dịch Covid-19. Đơn cử như thị trường Nhật Bản đến tháng 7/2021 hội thao Olympic nhưng hiện vẫn chưa cho phép nhập cảnh rộng rãi, nên khả năng khách du lịch mùa Olimpic cũng sẽ bị hạn chế. 

Bên cạnh đó, nguyên liệu tôm trong vùng vẫn như thông lệ hàng năm do mới bước vào đầu vụ, diện tích nuôi chưa nhiều. Việc triển khai đánh mã số vùng nuôi hiện đang gặp khó, chưa hỗ trợ nhiều cho doanh nghiệp.

Đặc biệt, vấn đề quan trọng mấu chốt đang ngoài tầm với của doanh nghiệp chờ can thiệp của Bộ Công thương và Bộ Giao thông vận tải với các hãng tàu vận tải biển về cước vận chuyển. Chính vì trở ngại giá chi phí container nên doanh nghiệp phải cân đối trước khi ký hợp đồng, nhằm đảm bảo việc làm cho công nhân, song nếu giá thấp quá cũng không thể bán hàng được.

Theo chu kỳ tiêu thụ mặt hàng tôm, thông thường thị trường tốt dần về cuối năm. Đầu quý 3 các nước Bắc bán cầu vào mùa hè, khách du lịch đi chơi nhiều, sức tiêu thụ tăng… Tuy nhiên giá khó có thể tăng mạnh lên được do giá tôm hiện đã cao. Trong khi giá thành nuôi tôm năm nay tăng do chí phí đầu vào hầu hết đều tăng. Hiện nay giá tôm nguyên liệu vẫn neo mức cao hơn năm ngoái. Khi vào vụ cao điểm từ tháng 6 đến tháng 9 khả năng giá sẽ giảm và đến hết vụ sẽ tăng trở lại.
Nông Nghiệp Việt Nam
Đăng ngày 27/04/2021
Hữu Đức
Kinh tế

Thách thức từ các quy định xuất khẩu tôm vào thị trường khó tính

Ngành tôm Việt Nam là một trong những nhà xuất khẩu hàng đầu thế giới, với các thị trường chính gồm EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc và New Zealand. Đây là những thị trường mang lại giá trị kinh tế cao nhưng cũng đòi hỏi các tiêu chuẩn nghiêm ngặt. Để duy trì uy tín và mở rộng xuất khẩu, ngành tôm Việt Nam cần đáp ứng đầy đủ các quy định về chất lượng, an toàn thực phẩm và truy xuất nguồn gốc.

Tôm thẻ chân trắng
• 08:00 15/03/2025

Infographic: Xuất khẩu cá ngừ Việt Nam tháng 1 năm 2025

Trong tháng 1 năm 2025, xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam đối mặt với nhiều biến động, khi kim ngạch chỉ đạt hơn 66 triệu USD, giảm 16% so với cùng kỳ năm trước.

Xuất khẩu cá ngừ
• 11:03 11/03/2025

Phân tích thị trường và thời điểm bán tôm để đạt giá cao nhất 2025

Trong bối cảnh giá tôm biến động mạnh suốt thời gian qua, việc chọn đúng thời điểm bán để đạt giá cao nhất là mối quan tâm hàng đầu của người nuôi và các doanh nghiệp xuất khẩu.

Tôm thẻ
• 10:00 07/03/2025

Cà Mau: Giữ vững vị thế dẫn đầu trong sản xuất và xuất khẩu tôm

Cà Mau, tỉnh cực Nam của Việt Nam, từ lâu đã nổi tiếng là "thủ phủ tôm" của cả nước. Với lợi thế về điều kiện tự nhiên thuận lợi, diện tích nuôi trồng rộng lớn và sự đầu tư mạnh mẽ vào khoa học - công nghệ, Cà Mau không chỉ duy trì mà còn củng cố vị thế dẫn đầu trong ngành sản xuất và xuất khẩu tôm.

Tôm thẻ
• 09:46 07/03/2025

Nghi vấn sản xuất thuốc, thức ăn thủy sản giả – Cơ quan chức năng vào cuộc

Ngày 12/3, Phòng Cảnh sát Kinh tế (CSKT) Công an tỉnh An Giang phối hợp với Thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục Thủy sản tỉnh cùng Công an phường Bình Khánh đã tiến hành kiểm tra một cơ sở sản xuất và phân phối thuốc, thức ăn thủy sản có dấu hiệu vi phạm pháp luật tại địa bàn thành phố Long Xuyên.

Thuốc, thức ăn
• 09:49 16/03/2025

Bệnh đỏ chân ở ếch: Cách phòng tránh để bảo vệ đàn ếch

Bệnh đỏ chân ở ếch là một trong những căn bệnh phổ biến, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tốc độ phát triển của đàn ếch nuôi. Nếu không có biện pháp phòng tránh và xử lý kịp thời, bệnh có thể lan rộng, dẫn đến thiệt hại lớn về kinh tế. Vậy bệnh đỏ chân ở ếch do đâu mà có? Làm thế nào để phòng ngừa và bảo vệ đàn ếch hiệu quả? Câu trả lời sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây nhé!

Ếch nuôi
• 09:49 16/03/2025

Tiêu chuẩn ASC và BAP: Điều kiện và lợi ích khi tham gia

Ngành thủy sản Việt Nam đang vươn mình ra thế giới, và hai chứng nhận ASC cùng BAP chính là “tấm vé vàng” giúp nâng cao chất lượng, uy tín cho tôm, cá Việt trên thị trường quốc tế.

Tiêu chuẩn ASC và BAP
• 09:49 16/03/2025

Lợi ích của việc giảm phát thải trong ngành tôm

Ngành nuôi tôm đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam, góp phần đáng kể vào kim ngạch xuất khẩu thủy sản của đất nước. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển mạnh mẽ, ngành tôm cũng đối mặt với những thách thức lớn về môi trường, đặc biệt là vấn đề phát thải khí nhà kính và ô nhiễm nguồn nước. Việc giảm phát thải trong ngành tôm không chỉ mang lại lợi ích về môi trường mà còn góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế, đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế và mở rộng thị trường xuất khẩu.

Nuôi tôm
• 09:49 16/03/2025

Cách làm nước ao trong hơn

Nước ao nuôi tôm trong, ổn định là yếu tố quan trọng để giúp tôm phát triển tốt, giảm bệnh tật và tăng hiệu quả nuôi. Nếu nước quá đục, nhiều bùn, tảo hoặc vi khuẩn có hại, tôm dễ bị stress và mắc bệnh. Dưới đây là những biện pháp giúp làm nước ao trong hơn, dễ áp dụng cho người nuôi tôm.

Ao tôm
• 09:49 16/03/2025
Some text some message..