Ðầu tư sản xuất giống thủy sản chất lượng cao

Tại hội nghị tổng kết tình hình thực hiện nhiệm vụ công tác năm 2016, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Nguyễn Tiến Hải nhấn mạnh, cần phải chủ động trong sản xuất, trước hết là chủ động con giống (giống thuỷ sản cả mặn và ngọt).

dau tu thuy san

Ðiều lãnh đạo tỉnh quan tâm cũng là vấn đề các địa phương trăn trở. Trong khi tỉnh Cà Mau có diện tích khai thác, nuôi trồng thuỷ sản lớn nhất, nhì khu vực và cả nước nhưng phải thường xuyên nhập giống thuỷ sản các loại. Hiện tỉnh mới chủ động khoảng 50% giống tôm.

Hiện tỉnh có trên 297.000 ha nuôi thuỷ sản; sản lượng thu hoạch năm 2016 ước đạt 285.000 tấn. Ðể nâng cao năng suất, sản lượng, các địa phương đã phải nhập mua hàng trăm triệu con giống. Trong đó chủ yếu là tôm, cua, cá chình, cá bống tượng, cá bổi.

Một thực tế cho thấy, khi nhập các loại giống thuỷ sản, chất lượng con giống khó được kiểm soát. Ðiều này ngành kiểm dịch giống cũng đã từng “báo khó kiểm soát”, phần vì nhân lực thiếu, công cụ, trình độ kiểm nghiệm chưa đảm bảo yêu cầu; phần vì con giống từ các địa phương tràn vào địa bàn tỉnh bằng nhiều con đường và giá thành thấp. Có lúc, giống tôm nhập tỉnh đường "tiểu ngạch" chỉ khoảng 10 đồng/con. Từ đó dẫn đến giống thả nuôi sau thời gian ngắn bị nhiễm bệnh và chết kéo dài, gây thất thu lớn và ảnh hưởng đến sản xuất.

Về cá chình, cá bống tượng, sặt bổi… cũng được người dân khắp nơi trong tỉnh thả nuôi. Nhu cầu giống cũng rất cao, song cũng phải tìm mua ở nơi khác. Chỉ một số ít nông dân nghiên cứu cho cá sinh sản và nhân đàn gây giống cho vụ sau, chủ yếu là cá bổi và bống tượng. Nhưng bằng cách này con giống không được tầm soát bệnh và loại tách những con mang mầm bệnh. Tính khoa học từ đó không cao.

Ðể thuần hoá các loại tôm, cua giống, nông dân “dưỡng” con giống mới được nhập về bằng biện pháp dèo lại khoảng 10-15 ngày. Tỷ lệ hao hụt cao, sau đó người dèo giống bán lại con giống với kích thước lớn hơn con giống ban đầu. Cách làm này cũng mang hình thức tự phát và bằng kinh nghiệm chứ việc kiểm chứng khoa học chưa đảm bảo.

Ngay cả diện tích rừng ngập mặn (cây đước) và rừng tràm (cây tràm) hàng trăm ngàn héc-ta nhưng sau mỗi vụ khai thác, ngoài tận dụng cây giống, trái giống tại chỗ thì nông dân (ngay cả các công ty lâm nghiệp) cũng phải tìm mua giống từ vùng Cần Thơ, Hậu Giang, Cần Giờ.

Giai đoạn 2017 trở về sau, UBND tỉnh đã phê duyệt kế hoạch tái cơ cấu 6 ngành hàng nông sản chủ lực của tỉnh: lúa chất lượng cao, keo lai, cá bổi, tôm sinh thái, cua biển và chuối. Trong 6 mặt hàng chủ lực này, hiện tỉnh chỉ mới chủ động cung ứng được giống keo lai; một phần giống tôm, cua.

Bên cạnh, để nâng cao chất lượng và sản lượng thuỷ sản, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu năm 2017, các địa phương (cả các ngành tỉnh) không giao chỉ tiêu diện tích sản xuất mà nên giao chỉ tiêu sản lượng thu hoạch. Ðiều đó nhằm mục đích hướng người chăn nuôi, sản xuất áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật với hàm lượng cao. Ðồng thời, nghiên cứu liên kết đảm bảo đầu ra không bị ứ đọng và bị động về giá./.

Báo Cà Mau, 09/01/2017
Đăng ngày 12/01/2017
Phong Phú
Kinh tế

Tết về! Buồn của người nuôi tôm xa xứ!

Cái nghề nuôi tôm thăng trầm lắm. Tỷ phú cũng có mà nợ ngập đầu cũng có. Bởi vậy người ta thường nói cái nghề này thật sự nó bạc bẽo lắm, nhất là vào những ngày Tết.

nuôi tôm ngày tết
• 10:48 01/01/2023

Dự báo lũ đẹp vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Mùa nước lũ ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) năm nay được dự báo là “mùa lũ đẹp”, mang theo phù sa, thau rửa đồng ruộng và hứa hẹn mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân.

Lũ miền Tây
• 11:06 20/09/2022

Đầu nguồn mùa nước nổi

Tháng 7 nước nhảy khỏi bờ” là quy luật tự nhiên được cư dân vùng đầu nguồn đúc kết từ nhiều đời. Đây cũng là lúc mùa nước nổi bắt đầu, cư dân bước vào vụ làm ăn mới. Năm nay, nước lũ về sớm, dự báo sẽ dồi dào. Mọi người háo hức mong chờ mùa “lũ đẹp”, để khai thác sản vật từ thiên nhiên ban tặng.

cá linh
• 15:57 05/09/2022

Dưới sông cá chốt...

Hôm qua, tôi vô chợ, thật bất ngờ khi thấy một chị nọ mua 1kg cá chốt với giá 250.000 đồng. Không thể nào ngờ cá chốt bây giờ có giá cao như vậy.

Cá chốt sông
• 19:33 30/08/2022

Thực phẩm chỉnh sửa gen của Nhật Bản đến tay người tiêu dùng

Nhật Bản là một trong những nước tiêu thụ thực phẩm thủy sản lớn nhất thế giới. Người Nhật thích ăn cá và một nghiên cứu do Trường Cao đẳng Tim mạch Hoa Kỳ thực hiện cho thấy trung bình người Nhật ăn khoảng 3 ounce cá mỗi ngày. Ẩm thực địa phương của Nhật Bản rất giàu cá và hải sản, nguồn protein chính trong chế độ ăn ít chất béo và giàu dinh dưỡng của người dân Nhật Bản.

Hải sản
• 12:02 25/04/2024

Tăng giá trị con tôm bằng cách nâng cao chất lượng tôm

Nuôi tôm là một trong những ngành kinh tế đóng góp quan trọng cho nền kinh tế nước ta, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất khẩu thủy sản. Mặc dù mang lại nhiều lợi ích, nhưng ngành nuôi tôm cũng đối mặt với hàng loạt khó khăn và thách thức như biến đổi khí hậu, dịch bệnh, và chi phí sản xuất cao.

Tôm thẻ
• 11:01 18/04/2024

Điểm danh một số thị trường xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam

Chỉ tính riêng 2 tháng đầu năm 2024, điểm đến xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam vinh danh 3 thị trường quốc tế, đó là: Mỹ, EU và Israel.

Cá ngừ
• 11:47 16/04/2024

Làm sao để dự đoán được xu hướng giá thủy sản?

Dự đoán chính xác xu hướng giá thủy sản là một việc hết sức phức tạp, bởi nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm cả những yếu tố vĩ mô và vi mô. Tuy nhiên, bạn có thể tham khảo một số phương pháp sau để có được dự đoán tương đối chính xác.

Hải sản
• 09:44 15/04/2024

Cẩn thận với mùa sứa biển Vũng Tàu 

Mùa hè là thời điểm lý tưởng để du lịch biển, nhưng cũng là lúc bạn cần cẩn thận với sự xuất hiện của sứa biển, đặc biệt là tại Vũng Tàu. Sứa biển có thể gây ra những vết ngứa rát khó chịu, thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe nếu bị đốt nghiêm trọng.

Sứa biển
• 23:06 25/04/2024

Công cụ săn mồi độc đáo của cá nheo châu Âu

Cá nheo châu Âu là loài cá sở hữu kích thước “khủng” có nguồn gốc từ Đông Âu, nhưng nay đã có mặt ở nhiều nơi trên thế giới. Không chỉ gây chú ý về kích thước, loài cá này còn được biết đến nhờ tuyệt chiêu săn mồi có một không hai của mình.

Cá nheo
• 23:06 25/04/2024

Nói không với kháng sinh trong nuôi tôm?

Khi tiếp cận với việc sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm, việc áp dụng chúng một cách chính xác và hiệu quả là vô cùng quan trọng để đảm bảo sức khỏe của tôm và người tiêu dùng, cũng như duy trì sự bền vững của ngành nuôi tôm.

Tôm sú
• 23:06 25/04/2024

Thực phẩm chỉnh sửa gen của Nhật Bản đến tay người tiêu dùng

Nhật Bản là một trong những nước tiêu thụ thực phẩm thủy sản lớn nhất thế giới. Người Nhật thích ăn cá và một nghiên cứu do Trường Cao đẳng Tim mạch Hoa Kỳ thực hiện cho thấy trung bình người Nhật ăn khoảng 3 ounce cá mỗi ngày. Ẩm thực địa phương của Nhật Bản rất giàu cá và hải sản, nguồn protein chính trong chế độ ăn ít chất béo và giàu dinh dưỡng của người dân Nhật Bản.

Hải sản
• 23:06 25/04/2024

Nhiệt độ ao nuôi tăng cao do thời tiết nắng nóng

Hiện nay, thời tiết nắng nóng kéo dài gây nhiều ảnh hưởng đến các khu vực nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt với thời tiết ngày và đêm chênh nhiệt độ rõ rệt, việc nhiệt độ của nước ao nuôi liên tục tăng là điều đáng chú ý cho các hộ nuôi.

Nắng nóng
• 23:06 25/04/2024