Cá biển đông lạnh tồn dư Cadimi nguy hiểm thế nào?

Cadimi là kim loại rất đặc biệt, chỉ cần xuất hiện trong cơ thể lập tức đưa canxi, phốt pho trong xương ra ngoài qua đường thận, dẫn đến loãng xương và mềm xương.

cá biển đông lạnh
Hơn 8 tấn cá biển tại 4 kho đông lạnh ở Hà Tĩnh nhiễm kim loại nặng cadimi đã được niêm phong chờ tiêu hủy. Ảnh: Sinh Sinh.

Sau sự cố môi trường biển miền Trung, nhiều mẫu cá đông lạnh tại các tỉnh như Quảng Bình, Hà Tĩnh đã bị phát hiện tồn dư các chất độc hại như phenol, chì, thủy ngân. Mới đây, theo thông tin của Sở Y tế Hà Tĩnh, hơn 8 tấn cá tại kho đông lạnh của Công ty CP XNK thủy sản Nam Hà Tĩnh (huyện Kỳ Anh), kho đông lạnh Song Liên (ở xã Cẩm Nhượng, huyện Cẩm Xuyên), kho HTX Thiên Phú và Kho HTX Hùng Mạnh (ở xã Thạch Kim, huyện Lộc Hà) có hàm lượng kim loại nặng cadimi từ 0,64-1,49 miligam/kg, vượt ngưỡng cho phép.

Các loại cá xác định có hàm lượng cadimi vượt ngưỡng bao gồm cá gai xồ, cá gai nhỏ, cá xước tre, cá mím, cá hồng, cá mu.

Cadimi là một kim loại chuyển tiếp, tồn tại trong quặng, kẽm, được sử dụng chủ yếu trong công nghệ luyện kim. Nếu có trong môi trường, cadimi có thể tích lũy trong bất cứ vật thể nào, đặc biệt thủy hải sản. Trong chương trình Ngon và lành (VTC14), TS Trần Đáng, nguyên Cục trưởng Cục ATTP - Bộ Y tế, cho biết: "Biểu hiện tổn hại của cadimi nhiều khi lẫn vào các bệnh thông thường trong cộng đồng. Ví dụ bệnh loãng xương, thiếu máu, suy thận,ung thư,... có thể do sử dụng thực phẩm nhiễm chất này".

Khi vào cơ thể, hậu quả nó gây ra rất đáng lo ngại. Nguyên tố này và dung dịch các hợp chất của chúng là những chất cực độc, thậm chí với nồng độ thấp cũng có thể tích lũy sinh học trong cơ thể cũng như hệ sinh thái.

TS Trần Đáng cũng cho biết thêm, hiện nay các nhà khoa học phát hiện ra những chất dù ăn dưới ngưỡng cho phép vẫn có độc. Cadimi là kim loại rất đặc biệt, chỉ cần xuất hiện trong cơ thể lập tức đưa canxi, phốt pho trong xương ra ngoài qua đường thận, dẫn đến loãng xương và mềm xương.

Cadimi "đuổi" kẽm ra khỏi các vị trí của kẽm ra khỏi cơ thể, thay vào vị trí của kẽm, hơn 200 loại các men chuyển hóa bị bất hoạt gây rối loạn toàn bộ hệ thống.

chất dù ăn
Hiện nay các nhà khoa học phát hiện ra những chất dù ăn dưới ngưỡng cho phép nhưng vẫn có độc. Ảnh: Văn Được. 

Cũng theo TS Đáng, cadimi khi vào cơ thể người, động vật, thực vật khác đều không thải ra tất cả mà tích lũy lại một phần đủ đến mức gây tổn hại.

Hít thở không khí nhiễm cadimi gây ra các vấn đề về hệ hô hấp, thận, có thể dẫn đến tử vong. Nuốt phải một lượng nhỏ chất này cũng có thể gây ngộ độc tức thì, tổn thương gan, thận. Các hợp chất chứa cadimi khi vào cơ thể dẫn đến ung thư.

PGS.TS Trịnh Lê Hùng, Khoa Hóa, Đại học Khoa học Tự Nhiên cho hay, ăn thực phẩm nhiễm cadimi gây tiêu chảy, đau bụng, nôn mửa. Chất này cũng làm suy sinh sản, thậm chí dẫn đến vô sinh, ảnh hưởng thần kinh trung ương, thiệt hại hệ thống men miễn dịch, tác động vào gen, tái tạo tế bào ở các vị trí khác nhau gây ung thư. 

Zing, 13/08/2016
Đăng ngày 14/08/2016
Kỳ Sam
Chế biến

Bùng phát bệnh nhiễm trùng nguy hiểm liên quan đến nguồn cá nước ngọt ở Hong Kong

Ngày 20/10, cơ quan y tế Khu hành chính đặc biệt Hong Kong (Trung Quốc) xác nhận sự bùng phát của một bệnh nhiễm trùng nguy hiểm sau khi phát hiện nhiều trường hợp mắc bệnh có liên quan đến cùng một nguồn cá nước ngọt.

chợ cá Hongkong
• 12:56 22/10/2021

Bạc Liêu: Phát hiện ổ dịch tại công ty thủy sản với 50 ca dương tính Covid-19

Tỉnh Bạc Liêu vừa ghi nhận 100 trường hợp dương tính Covid-19, trong đó có đến 50 ca qua xét nghiệm, sàng lọc trong cộng đồng liên quan ổ dịch tại Công ty TNHH thủy sản Tấn Khởi (khóm 2, P.1, TX.Giá Rai).

công ty thủy sản
• 11:34 20/10/2021

Tài xế chở cá mắc COVID-19 lây nhiễm cho 30 công nhân khác

Một tài xế chở cá từ tỉnh Trà Vinh đến bãi cá Dương Lan ở An Giang giao cá thì phát hiện dương tính COVID-19. Sau đó, có thêm 30 trường hợp khác là công nhân khuân vác cá tại bãi này cũng bị nhiễm COVID-19.

Trung tâm y tế An Phú
• 16:46 06/08/2021

Vũng Tàu lấy hơn 4.000 mẫu xét nghiệm của thuyền viên tàu cá

Theo Ban Quản lý (BQL) cảng cá Tân Phước, xã phước Tỉnh (huyện Long Điền), tính từ ngày 30/6 đến 29/7, các lực lượng chức năng đã tiến hành lấy hơn 4.000 mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2 cho các thuyền viên khi tàu cập cảng cá Tân Phước, xã Phước Tỉnh vàđều có kết quả âm tính.

Lấy mẫu covid
• 15:35 29/07/2021

Cách chọn cá tra đảm bảo tươi ngon

Cá tra là loại “vua cá xuất nhập khẩu” của Việt Nam nhờ vào hương vị thơm ngon và cực kỳ dinh dưỡng. Không chỉ người nước ngoài mà ngay cả Việt Nam ta cũng cực kỳ ưa chuộng loại cá này, vậy làm thế nào để chọn được cá tra luôn tươi ngon? Hãy cùng Tép Bạc tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Cá tra
• 10:45 02/01/2024

Thách thức lớn nhất của lĩnh vực thủy sản thay thế

Thủy sản “thay thế” có nguồn gốc từ thực vật đang đối mặt với 2 thách thức lớn, đó là kỳ vọng của người tiêu dùng và giá cả.

Cá ngừ
• 10:50 01/11/2023

Loại cá nào nên và không nên có trong chế độ ăn

Nguồn dinh dưỡng từ cá có các chất quan trọng như protein, vitamin D và nguồn axit béo omega - 3 dồi dào, cực kỳ quan trọng đối với cơ thể và não.

Ăn cá
• 11:16 23/09/2023

Những bộ phận độc hại của tôm không nên ăn

Tôm là một trong những loài hải sản rất giàu chất dinh dưỡng, điển hình như: Canxi, Protein, Omega - 3,.. Tuy nhiên, khi ăn tôm, chúng ta nên lưu vì có một số bộ phận cần loại bỏ. Vậy, bạn đã biết gì về những bộ phận độc hại của tôm không nên ăn chưa? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé.

Ăn tôm
• 10:10 19/09/2023

Hội chứng chết sớm EMS trên tôm và giải pháp phòng ngừa hiệu quả.

Nuôi tôm không phải là một công việc dễ dàng. Trong quá trình nuôi tôm thường xuất hiện rất nhiều loại bệnh khác nhau. Một trong số đó là EMS, hay Hội chứng chết sớm, còn được gọi là AHPNS hoặc Hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính.

Tôm nhiễm bệnh
• 22:27 26/04/2024

Sự phục hồi của thị trường tôm sú

Tôm sú đang trải qua thời kỳ phục hưng, đặc biệt là ở Ấn Độ và Trung Quốc. Tuy nhiên, các chuyên gia như Ida Skancke của Kontali và Tiến sĩ Manoj Sharma cho rằng, việc loại bỏ tôm thẻ chân trắng là vẫn còn quá sớm và thật ngốc khi thực hiện điều đó.

Tôm sú
• 22:27 26/04/2024

Kinh tế tuần hoàn với giải pháp nội tại ngành tôm

Chuyên gia Huỳnh Quốc Tịnh ở Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam (WWF Việt Nam) phân tích giải pháp tiếp cận đối với sản phẩm tôm theo định hướng kinh tế tuần hoàn bằng việc thực hiện tuần hoàn trong nội tại ngành tôm.

Khu nuôi tôm
• 22:27 26/04/2024

Bình Định: Tập huấn phòng chống dịch bệnh trong nuôi thủy sản

Sáng ngày 25.4, Chi cục Chăn nuôi và Thú y ( Sở NN&PTNT Bình Định) phối hợp UBND xã Mỹ Thành, huyện Phù Mỹ tổ chức tập huấn tuyên truyền phòng chống dịch bệnh thủy sản cho cán bộ phụ trách thủy sản và 40 hộ dân nuôi trồng thủy sản của 3 thôn Xuân Bình Nam, Hưng Lạc và Hưng Tân.

Ao nuôi tôm
• 22:27 26/04/2024

Một số loại lưới che nắng cho ao tôm tiết kiệm chi phí

Tại các tỉnh ở Đồng Bằng Sông Cửu Long đang phát triển mô hình nuôi tôm công nghệ cao, siêu thâm canh, đem lại hiệu quả rõ ràng và mở ra hướng đi mới cho ngành nuôi tôm. Với đặc thù khí hậu nhiệt đới quanh năm tác động lớn đến quá trình sinh trưởng và phát triển của tôm. Do đó, việc tìm kiếm các phương pháp để che mát cho ao nuôi trở nên vô cùng quan trọng.

Ao tôm
• 22:27 26/04/2024